Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Câu hỏi mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 64)

Hướng dẫn giải

Quá trình trao đổi chất diễn ra như sau: các chất được vận chuyển qua màng tế bào bằng nhiều hình thức khác nhau:

+ Vận chuyển thụ động là sự khuếch tán của các phân tử từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp mà không tiêu tốn năng lượng

+ Khuếch tán đơn giản là quá trình khuếch tán  của các phân tử nhỏ, không phân cực qua màng tế bào

+ Khuếch tán tăng cường là sự khuếch tán của các phân tử nhỏ tích điện, phân cực qua các kênh protein của màng tế bào.

+ Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.

+ Vận chuyển chủ động là kiểu vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao và cần có năng lượng.

+ Các phân tử hay vật thể có kích thước lớn được vận chuyển qua màng bằng cách ẩm bào, thực bào và xuất bào nhờ sự biến dạng của màng tế bào và cần sử dụng năng lượng.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 68)

Hướng dẫn giải
 Vận chuyển thụ độngVận chuyển chủ động
Chiều vận chuyểnTừ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấpTừ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
Nguyên líTheo nguyên lí khuếch tánKhông tuân theo nguyên lí khuếch tán
Con đườngQua kênh protein đặc hiệu. Trực tiếp qua màngQua kênh protein đặc hiệu
Năng lượngKhông tiêu tốn năng lượngTiêu tốn năng lượng ATP
(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Thực bào

- Là hình thức tế bào lấy các phân tử có kích thước lớn, thậm chí là cả một tế bào, nhờ sự biến dạng màng tế bào.

Ẩm bào

- Là hình thức tế bào lấy các chất tan từ môi trường nhờ sự biến dạng màng tế bào.

Xuất bào

- Là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 69)

Hướng dẫn giải

- Vận chuyển nhờ quá trình suất bào: protein có kích thước lớn cần được bao bọc trong túi vận chuyển, sau đó túi này liên kết với màng tế bào sau đó giải phóng các chất ra bên ngoài.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 69)

Hướng dẫn giải

- Tế bào có thể “chọn” được những chất cần thiết nhờ những protein thụ thể trên màng tế bào.

- Các chất thuốc thường được bao gói trong túi vận chuyển, trên túi vận chuyển này sẽ có thụ thể ăn khớp với thụ thể trên màng tế bào cần hấp thụ thuốc.

\(\rightarrow\) Nhờ đó, chất thuốc trong túi vận chuyển này sẽ liên kết đặc hiệu với các thụ thể trên màng làm biến dạng, lõm vào phía trong tạo thành túi vận chuyển tách khỏi màng đi vào trong tế bào chất.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 70)

Hướng dẫn giải
 Khái niệmThành phần (màng tế bào) tham gia vận chuyểnĐặc điểm chất được vận chuyểnCác yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển
Vận chuyển thụ động- Là kiểu khuếch tán từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất thấp (xuôi chiều gradient nồng độ), không tiêu tốn năng lượng.

- Lớp kép phospholipid

- Kênh protein xuyên màng

- Có nồng độ cao hơn trong tế bào

- Phụ thuộc vào bản chất khuếch tán, sự chênh lệch nồng độ các chất bên trong và bên ngoài cũng như thành phần hóa học của lớp phospholipid kép.

- Khuếch tán tăng cường còn phụ thuộc vào số lượng kênh protein trên màng, sự chênh lệch về điện thế giữa hai phía của màng.

Vận chuyển chủ động- Là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradient nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.- Kênh protein xuyên màng- Có nồng độ thấp hơn trong tế bào- Muốn bơm hoạt động, tế bào phải tiêu tốn năng lượng ATP.
Thực bào và xuất bào

- Thực bào là hình thức tế bào lấy các phân tử có kích thước lớn, thậm chí là cả một tế bào, nhờ sự biến dạng màng tế bào.

- Xuất bào là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào.

- Màng tế bào

- Protein thụ thể

- Các phân tử có kích thước lớn- Cần có sự biến dạng của màng tế bào và cần sử dụng năng lượng.
(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 70)

Hướng dẫn giải

- Trong môi trường muối có nồng độ cao sẽ tạo ra môi trường ưu trương khiến nước từ trong tế bào vi khuẩn, nấm,… bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến vi sinh vật gây hại không thể tăng số lượng để phân hủy thực phẩm được. Điều đó giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn.

- Không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng, thực phẩm ướp muối còn có hương vị đặc trưng khi được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 70)

Hướng dẫn giải

- Môi trường nước bên ngoài tế bào là môi trường nhược trương, nước sẽ đi vào bên trong tế bào làm tế bào trương lên.

- Tuy nhiên, ở rau muống, thành của các tế bào bên trong và thành của các tế bào bên ngoài không đều nhau (thành của tế bào bên ngoài dày hơn thành của tế bào bên trong) nên các tế bào bên ngoài sẽ ít bị nở ra, phía bên trong sẽ nở ra nhiều nên nó làm cho sợi rau cong lại.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 70)

Hướng dẫn giải

- Khi bị xâm nhập mặn tức môi trường ưu trương, tức là môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan cao hơn so với nồng độ chất tan trong tế bào.

- Mà trong môi trường ưu trương, áp suất thẩm thấu của tế bào thấp hơn áp suất thấu của môi trường khiến cây sẽ không hút được nước và muối khoáng. Đó chính là nguyên nhân khiến cho cây sẽ chết hàng loạt.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 70)

Hướng dẫn giải

- Glycogen là chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng cho tế bào động vật vì:

+ Có cấu trúc đa phân, đơn phân là glucose liên kết với nhau với nhau bởi liên kết glycosidic \(\rightarrow\) Dễ dàng bị thủy phân thành glucose khi cần thiết.

+ Có kích thước phân tử lớn hơn nên không thể khuếch tán qua màng tế bào.

+ Không hòa tan trong nước nên không làm thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào.

- Ngược lại, glucose có tính khử, dễ hòa tan trong nước và bị khuếch tán qua màng tế bào nên rất dễ bị hao hụt.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)