Bài 10. Thế điện cực chuẩn của kim loại

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

a) Phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa-khử.

b) Có thể dự đoán chiều của phản ứng hoá học trên dựa vào thế điện cực chuẩn của kim loại.

Nguyên tắc:

Khi biết thế điện cực chuẩn của hai cặp oxi hóa – khử, có thể xác định được chất oxi hóa mạnh hơn và chất khử mạnh hơn, từ đó dự đoán được chiều diễn ra của phản ứng oxi hóa – khử ở điều kiện chuẩn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Phản ứng (1): Chất khử là Zn, chất oxi hóa là Cu2+

Phản ứng (2): Chất khử là Cu, chất oxi hóa là Ag+

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Phản ứng (1): Zn2+/Zn; Cu2+/Cu.

Phản ứng (2): Cu2+/Cu; Ag+/Ag.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Cặp oxi hóa khử: Mg2+/Mg; Al3+/Al; Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe; Fe3+/Fe2+; Sn2+/Sn; Pb2+/Pb; 2H+/H2; Cu2+/Cu; Cu+/Cu; Cu2+/Cu+; Ag+/Ag; Au3+/Au.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Trang 73)

Hướng dẫn giải

\(E^o_{Fe^{2+}\text{/}Fe}=-0,440V< E_{Pb^{2+}\text{/}Pb}=-0,126V\)

⟹ Tính oxi hóa của Fe2+ yếu hơn tính oxi hóa của Pb2+.

      Tính khử của Fe mạnh hơn tính khử của Pb.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều - Trang 73)

Hướng dẫn giải

So sánh:

\(E_{Na^+\text{/}Na}=-2,713V< E^o_{Zn^{2+}\text{/}Zn}=-0,763V< E^o_{Ni^{2+}\text{/}Ni}=-0,257V< E^o_{2H^+\text{/}H_2}=0V< E^o_{Au^{3+}\text{/}Au}=1,520V\)

⟹ Sắp xếp dãy các ion theo chiều tăng dần tính oxi hóa là:

Na+ < Zn2+ < Ni2+ < H+ < Au3+

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Trang 74)

Hướng dẫn giải

a) \(E^o_{Fe^{3+}\text{/}Fe^{2+}}=0,771V>E^o_{Cu^{2+}\text{/}Cu}=0,340V\) nên Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+, Cu có tính khử mạnh hơn Fe2+. Vậy ở điều kiện chuẩn phản ứng dưới đây có thể xảy ra:

Cu(s) + 2Fe3+(aq) → Cu2+(aq) + 2Fe2+(aq)

b) \(E^o_{Ag^+\text{/}Ag}=0,799V>E^o_{Sn^{2+}\text{/}Sn}=-0,138V\) nên Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Sn2+, Sn có tính khử mạnh hơn Ag. Vậy ở điều kiện chuẩn phản ứng này không thể diễn ra.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều - Trang 75)

Hướng dẫn giải

2M + 2nH+ ⟶ 2Mn+ nH2

Dựa vào phản ứng ta thấy H+ có tính oxi hóa mạnh hơn Mn+, M có tính khử mạnh hơn H2 ⟹ \(E^o_{2H^+\text{/}H_2}>E^o_{M^{n+}\text{/}M}\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều - Trang 75)

Hướng dẫn giải

a) Mg + Cu2+ ⟶ Mg2+ + Cu

b) Zn + Fe2+ ⟶Zn2+ + Fe

c) 3Ag + Au3+ ⟶ 3Ag+ Au

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Những phát biểu đúng là: (a), (b).

Thế điện cực chuẩn của cặp M+/M (M là kim loại) bằng –3,040 V đây là giá trị tương đối thấp với cặp oxi hóa – khử của kim loại, chứng tỏ tính khử của kim loại M mạnh, tính oxi hóa của ion M+ yếu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)