Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 59)

Hướng dẫn giải

- Những mục tiêu tài chính cá nhân:

+ Khoản tiêu dùng: đồ cá nhân, giải trí, học hành…

+ Khoản tiết kiệm: tiền mừng tuổi, tiền thưởng…

+ Khoản thu nhập: làm đồ handmade…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Cánh Diều - Trang 59)

Hướng dẫn giải

a)

* Mô tả nội dung của hình ảnh trên:

- Tài chính cá nhân gồm:

+ Thu nhập: lương, thưởng, kinh doanh…

+ Tiêu dùng: chi phí sinh hoạt, chi phí học hành, mua sắm, giải trí.

+ Tiết kiệm: sổ tiết kiệm, vàng…

+ Đầu tư: sản xuất kinh doanh, vàng, ngoại tệ…

+ Bảo vệ: bảo hiểm, dự phòng…

* Giải thích các yếu tố cơ bản của tài chính cá nhân:

- Thu nhập: là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó.

- Tiêu dùng: là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) được sáng tạo, sản xuất ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Tiêu dùng là giai đoạn quan trọng của tái sản xuất. Tiêu dùng là một động lực của quá trình sản xuất, nó kích thích cho sản xuất phát triển.

- Tiết kiệm: là phần thu nhập có thể sử dụng không được chi vào tiêu dùng.

- Đầu tư: là việc mua một tài sản hay mục với hy vọng rằng nó sẽ tạo ra thu nhập hoặc đánh giá cao trong tương lai và được bán với giá cao hơn.

- Bảo vệ: là phần thu nhập có thể sử dụng cho những rủi ro trong cuộc sống.

Nhận xét: Theo em, tài chính cá nhân là việc quản lý dòng tiền của mỗi người bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ…

b)

* Mô tả kế hoạch tài chính cá nhân của bạn Mạnh:

- Số tiền Mạnh có chủ yếu từ người thân cho, tiền mừng tuổi.

- Mạnh luôn phân chia thành các khoản chi tiêu cần thiết và tiết kiệm.

- Mạnh sử dụng các biện pháp như giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập để có thể dùng lâu dài, ghi chép lại nhật ký chi tiêu hằng tháng để xem mình có hoàn thành mục tiêu để ra hay không.

Nhận xét: Theo em, kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về thu chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Cánh Diều - Trang 60)

Hướng dẫn giải

a)

- Kế hoạch tài chính cá nhân trong trường hợp 1:

+ Thời gian: 3 tháng.

+ Mục tiêu: tiết kiệm đủ 400.000đ sau 3 tháng.

+ Cách thức thực hiện: tiết kiệm mỗi tháng 100.000 đồng.

- Kế hoạch tài chính cá nhân trong trường hớp 2:

+ Thời gian: 6 tháng.

+ Mục tiêu: có được chiếc xe đạp đồng hành mỗi ngày trên con đường đến lớp.

+ Cách thức thực hiện: tiết kiệm mỗi tháng 200.000 đồng (mỗi tuần 50.000 đồng ).

- Kế hoạch tài chính cá nhân trong trường hợp 3:

+ Thời gian: 2 năm

+ Mục tiêu: có một chiếc máy tính xách tay.

+ Cách thức thực hiện: tiết kiệm chi tiêu, tiết kiệm các khoản tiền người thân cho; thiết kế đồ họa cho cửa hàng in ấn, quảng cáo

b)

- Theo em, căn cứ vào thời gian để thực hiện thì sẽ có những loại kế hoạch tài chính cá nhân như:

+ Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng)

+ Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (tir 3 – 6 tháng).

+ Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên).

- Đối với em, kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn dễ thực hiện nhất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK Cánh Diều - Trang 61)

Hướng dẫn giải

a)

- Việc chi tiêu có kế hoạch đã mang lại lợi ích cho Lan là: cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập, hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra. Nhờ có kế hoạch hợp lý, Lan đã mua được cuốn từ điển tiếng Anh để phục vụ việc học tập.

- Em không đồng tình với suy nghĩ của Hằng. Vì nếu không ghi chép chi tiêu, không có kế hoạch cụ thể thì chúng ta sẽ không chi tiêu đúng kế hoạch, lãng phí và khó đạt được mục tiêu tài chính của mình.

b)

- Nhận xét thói quen chi tiêu của Đức: Thói quen chi tiêu của Đức rất tùy hứng, không có kế hoạch và lãng phí

- Nếu là Khánh, em sẽ khuyên Đức: không nên lấy hết tiền mẹ cho mua đồ dùng học tập để mua một đôi giày thời trang. Khuyên Đức nên tính toán, cân nhắc chi tiêu hợp lý và có kế hoạch.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4 (SGK Cánh Diều - Trang 62)

Hướng dẫn giải

a) Thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:

- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân .

- Bước 2 Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân

- Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.

- Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.

Yêu cầu b)

Nội dung của từng bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân: Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành

+ Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân: Xác định tài chính hiện có của mình là bao nhiêu, xem xét mức thu gồm những nguồn thu nào, chi cho những cái gì.

+ Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể, tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hoá trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh...

+ Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.

- Sơ đồ hoá các bước đó:

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 63)

Hướng dẫn giải

- (Trường hợp A) Em không đồng tình với suy nghĩ “Bạn M cho rằng người dư dả tiền bạc không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân”. Vì lập kế hoạch tài chính là cần thiết cho mọi đối tượng đã có khả năng thu chi tài chính, nó đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.

(Trường hợp B) Em đồng tình với suy nghĩ “Bạn Q lập kế hoạch tài chính cá nhân nhằm chủ động cuộc sống và học tập, cân bằng tài chính cá nhân trong hiện tại và tương lai”. Vì khi Q lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp Q cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập, hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp. Và kế hoạch tài chính có thể được lập theo thời gian ngắn hạn và dài hạn.

(Trường hợp C) Em không đồng tình với suy nghĩ “Bạn V cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là của bố mẹ, học sinh thì chưa cần”. Vì học sinh cũng là người đã sử dụng các khoản tiền để chi và có những khoản tiền tiết kiệm nên cần lập kế hoạch tài chính cá nhân để đảm bảo việc chi tiêu hợp lý, không lãng phí.

(Trường hợp D) Em đồng tình với suy nghĩ “Bạn X cho rằng, lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người đảm bảo tài chính hiện tại, không lãng phi, không bị nợ nần.” Vì khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, sẽ có sự chủ động trong chi tiêu, tiết kiệm.. một cách hợp lý trong giới hạn. Nếu có sự thay đổi trong tài chính, bản kế hoạch cũng sẽ giúp X dễ dàng điều chỉnh mọi chi tiêu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 63)

Hướng dẫn giải

Kế hoạch tài chính cụ thể của bản thân (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn):

Ngắn hạn: Từ 1/2/2021 - 1/4/2021, em sẽ tiền tiết kiệm mỗi tháng sau khi đã chi tiêu là 1.000.000 đồng (mỗi tuần tiết kiệm 143.000 ). Sau 3 tháng, số tiền tiết kiệm tối thiểu có được là 3.000.000.

Trung hạn: Từ 1/2/2021 - 2/6/2021, em sẽ tiền tiết kiệm mỗi tháng sau khi đã chi tiêu là 1.000.000 đồng (mỗi tuần tiết kiệm 143.000 ). Sau 6 tháng, số tiền tiết kiệm tối thiểu có được là 6.000.000.

Dài hạn: Từ 1/2//2021-3/12/2021, sau 12 tháng, số tiền tiết kiệm tối thiểu sau khi đã chi tiêu có được là 12.000.000.

* Sơ đồ các bước để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân ấy:

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

a) Theo em, thói quen chi tiêu của mẹ Lan hợp lý. Vì phân chia các khoản thu nhập với các mục tiêu cụ thể sẽ giúp gia đình có được nguồn tài chính đảm bảo đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.

b) Nếu là Lan, khi nghe bố nói vậy, để bố hiểu được tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân, em sẽ nói với bố việc phân chia là tính toán các khoản thu nhập là rất cần thiết, nó sẽ giúp gia đình biết được chính xác thu nhập bao nhiêu để từ đó đưa ra các mức chi tiêu, đầu tư… hợp lý trong một khoảng thời gian xác định. Nếu không có kế hoạch cụ thể, gia đình sẽ chi tiêu một cách không thông minh và thiếu hợp lý, có thể dẫn đến tài chính gia đình khó khăn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

- Một số quy tắc chi tiêu và chia sẻ cho H để giúp bạn có thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trên là:

+ Cân nhắc những thói quen tiêu dùng cần loại bỏ: Hãy xem ngân sách của bạn là một trọng tài và quyết định xem những khoản chi nào không cần thiết, lãng phí và nằm ngoài mục tiêu của bản kế hoạch tài chính.

+ Thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng hạ tiện.

+ Đặt khung thời gian để hoàn thành mục tiêu: Hãy chia mục tiêu thành các mục nhỏ hơn, bắt đầu từ các mục tiêu cần làm ngay (như thay mới tủ lạnh) sau đó là các mục tiêu xa hơn như mua nhà. Với các mục tiêu dài hạn, cần có khung thời gian ngắn hạn, dài hạn để hoàn thành từng phần mục tiêu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

- Các bước ở ý A, B, C, D đều thể hiện cách lập kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý.

- Vì đây là các bước cần thực hiện trước và trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, cần đánh giá tình hình tài chính hiện tại để thiết lập các quy tắc chi tiêu cụ thể và phù hợp. Trong quá trình thực hiện, cần kiểm soát chi tiêu thường xuyên; thường xuyên cập nhật khi tình hình cá nhân thay đổi. Và để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân đã lập, cần thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng hạ tiện, tránh lãng phí, không tuân thủ kế hoạch đã định.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)