Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 61)

Hướng dẫn giải

- Chi tiêu có kế hoạch giúp ta quản lí được tài chính của cá nhân và gia đình.

- Tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.

- Sẽ không bị chi tiêu quá đà, mất kiểm soát.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 61)

Hướng dẫn giải

1. Những vấn đề tài chính cá nhân H phải giải quyết là: Là sinh viên, gia đình khó khăn, vừa đi học vừa phải làm thêm để có tiền trang trải.

2. H đã có kế hoạch tài chính cá nhân đề giải quyết các vấn đề đó là:

- Trước tiên là kế hoạch quản lí nguồn thu hàng tháng gồm các khoản chu cấp của gia đình, tiền học bổng và tiền công làm thêm. H chia sẻ: Đã duy trì và cải thiện được nguồn thu phải học tốt để có học bổng và tăng thu nhập từ việc làm thêm để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ.

- Việc quan trọng hơn là phải xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo chi trong khuôn khổ mức thu và có tiết kiệm. Năm nay, H đặt mục tiêu tiết kiệm 3 triệu đồng để học thêm ngoại ngữ bằng cách cắt giảm những khoản chi không cần thiết.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 62)

Hướng dẫn giải

- Mục tiêu: mua bộ vợt cầu lông

- Thời gian thực hiện: 20 ngày

- Cách thực hiện: mỗi ngày phải tiết kiệm được 10 000 đồng. M tự nhủ sẽ có gắng thực hiện kế hoạch này để mang lại niềm vui bất ngờ cho bố mẹ và em trai.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 63)

Hướng dẫn giải

Tiết kiệm một khoản tiền trong thời gian 5 tháng để thực hiện kế hoạch về thăm gia đình. Thời gian thực hiện dài hơn so với kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. Để đạt được các mục tiêu này, H phải ghi chép cẩn thận các khoản thu chi, xem xét cắt giảm những khoản chi không cần thiết đồng thời có thể nhận công việc làm thêm theo giờ để có thêm một khoản thu nhập nhỏ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.c (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 63)

Hướng dẫn giải

- Nhờ việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân, trong suốt năm học lớp 9, M đã tiết kiệm được 1,5 triệu đồng để tham gia khóa học bồi dưỡng tiếng Anh trong hè.

- Thời gian thực hiện từ 6 tháng trở lên, trong đó bao gồm những mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.

- Để thực hiện được mục tiêu này, M đã xây dựng kế hoạch, thực hiện những mục tiêu ngắn hạn như mỗi tháng có thể tiết kiệm được 100 000 đồng từ việc tính toán chi tiêu các khoản tiền mẹ cho hằng tháng. Ngoài ra, M còn thực hiện mục tiêu trung hạn, xin mẹ 5 chú gà con nuôi trong 4 tháng để bán lấy tiền. M rất vui với kết quả này và dự định sẽ tiếp tục thực hiện những kế hoạch tài chính cá nhân khác.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 64)

Hướng dẫn giải

1.

- Việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân giúp H biết cách tiết kiệm, chi tiêu hợp lí. H có kế hoạch chi tiêu cụ thể, cân nhắc những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho đời sống, học tập và tuân thủ thực hiện kế hoạch 

- Thấy H duy trì việc thực hiện kế hoạch chi tiêu tài chinh lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt, nợ nần, lại còn có tiền tiết kiệm Q rất nể phục và tự nhủ phải bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch tài chính cho riêng mình ngay.

2. Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân đã khiến Q chi tiêu vượt mức, tiêu hết cả tiền bố mẹ cho để đóng học phí, phải vay tiền H.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 64)

Hướng dẫn giải

1.

- Xác định mục tiêu tài chính: tiết kiệm 400 000 đồng để mừng tuổi ông bà, bố mẹ. Tiết kiệm 800 000 đồng đề mua xe đạp mới.

- Thời gian thực hiện: 3 tháng và 9 tháng.

2. Việc xác định mục tiêu tài chính giúp ta có động lực và định hướng cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 65)

Hướng dẫn giải

1. Để theo dõi và kiểm soát được thu chi tài chính của mình, M đã tiến hành ghi chép tất cả các khoản thu chi. Từ đó phân tích xem những khoản nào thiết yếu, những khoản nào phát sinh không cần thiết để có thể điều chỉnh, phân bổ thu chi hợp lí.

2. Việc theo dõi và kiểm soát chi thu có vai trò quan trọng trong việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Nó giúp chúng ta kiểm soát và theo dõi tiến độ kế hoạch tài chính, để có thể thực hiện kế hoạch thành công.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 67)

Hướng dẫn giải

1.

- M đã thiết lập nguyên tắc: 80/13/7. Theo đó, từ thu nhập hàng tháng bố mẹ cho, M dành 80% cho các khoản chi thiết yếu hằng ngày, 13% dành cho những khoản chi phát sinh khác và 7% để tiết kiệm.

- Không cắt giảm các khoản chi thiết yếu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.

- Với mục tiêu tăng khoản thu từ việc kiếm thêm cùng phải tuân thủ quy tắc không được ảnh hưởng đến việc học tập. 

2. Việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân giúp định hướng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch tài chính cá nhân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 67)

Hướng dẫn giải

1. M đã quyết tâm làm theo kế hoạch đã đề ra. Ví dụ như khi có một khoản chi đột xuất ngoài dự kiến cần có kế hoạch để bù đắp lại ngày từ việc cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Nếu nhu cầu thực tế thay đổi cần cập nhật và điều chỉnh bản kế hoạch cho phù hợp.

2. Việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra giúp chúng ta có thể hoàn thành được mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả và thành công.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)