Bài 10. Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

Mở đầu (SGK - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Công việc chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi con, vật nuôi đực và vật nuôi cái sinh sản phải phù hợp với mục đích chăn nuôi, đặc điểm cơ thể của vật nuôi.

- Vật nuôi non: cần cho bú sữa đầu, tập cho ăn sớm. Cho vật nuôi được vận động, sưởi ấm, tiếp xúc nhiều với nắng sớm và đảm bảo vệ sinh, tiêm phòng bệnh đầy đủ

- Vật nuôi đực giống: cung cấp thức ăn đủ năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng. Cho vật nuôi vận động hằng ngày, đảm bảo vệ sinh và tiêm phòng bệnh

- Vật nuôi cái sinh sản: giai đoạn mang thai và nuôi con cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, năng lượng và bổ sung thêm thức ăn như rau tươi, củ, quả,… Theo dõi, chăm sóc khi vật nuôi sinh con và có chế độ vận động phù hợp, đảm bảo vệ sinh và tiêm phòng bệnh

- Khi chăn nuôi phải chú ý thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh môi trường, chuồng trại, tiệm vaccine để phòng dịch bệnh, phát hiện và điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho vật nuôi và sức khoẻ cho người chăm sóc, nuôi dưỡng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi:

- Quá trình nuôi dưỡng

- Quá trình chăm sóc

- Quá trình phòng và trị bệnh

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Những công việc cần làm để nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

- Chuẩn bị chuồng trại một cách tốt nhất, chọn nơi đủ mát, đủ ấm, đủ ánh sáng để làm chuồng

 

- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con.

- Tiêm thuốc phòng các bệnh theo đúng từng giai đoạn

- Giữ ấm cho cơ thể.

- Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể (chất chống bệnh).

- Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.

- Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với nhiều ánh sáng.

- Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi.

- Cần phải cho vật nuôi vận động, tắm chải thường xuyên, kiểm tra thể trọng và tinh dịch.

- Thức ăn phải có đủ năng lượng, protein, chất khoáng và vitamin.

- Thường xuyên bổ sung các loại thức ăn để đảm bảo vật nuôi được đủ chất

- Làm cho khả năng phối giống và chất lượng đời sau có thể tăng lên.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Tiêm vaccine giúp vật nuôi phòng ngừa được bệnh dịch vì vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh, kích thích hệ thống miễn dịch tự nhận diện, loại bỏ các mầm mống vi sinh vật tấn công cơ thể con người.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 4 (SGK - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Hình 10.2a: Lợn con: 

- Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh

- Hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh.

- Bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện về chức năng, khả năng tiêu hóa của lợn con rất hạn chế.

- Chức năng miễn dịch chưa tốt.

- Khả năng điều hòa thân nhiệt kém (do lớp mỡ dưới còn mỏng, lượng mỡ và đường glycogen dự trữ còn ít nên khả năng cung cấp năng lượng bị hạn chế)

Hình 10.2b: Gà con

- Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, khả năng điều tiết thân nhiệt kém (lớp lông tơ mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh)

- Sức đề kháng kém, chức năng miễn dịch chưa tốt.

- Gà con có tốc độ sinh trưởng cao nhất nên nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng do kích thước và chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.

Hình 10.2c: Bê (Bò con)

- Chưa có sừng.

- Sức đề kháng của bê con vẫn còn yếu

- Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 5 (SGK - Trang 59)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi non

- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh: Cần giữ ấm nếu không cơ thể sẽ rất yếu, chậm phát triển.

- Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: Cần chọn thức ăn dễ tiêu hóa.

- Chức năng hệ miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém: Vật nuôi con dễ bị mắc bệnh hơn những vật nuôi trưởng thành.

=> Nếu không biết cách nuôi dưỡng, chăm sóc tốt sẽ kém phát triển.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 6 (SGK - Trang 59)

Hướng dẫn giải

- Hình 10.3a: Sưởi ấm để tránh nhiễm lạnh làm phát sinh các bệnh về hô hấp, tiêu hóa cho vật nuôi non.

- Hình 10.3b: Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể giúp cho cơ thể vật nuôi non chống lại bệnh tật.

- Hình 10.3c: Tập cho ăn sớm để cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi non và giúp hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện.

- Hình 10.3d: Cho vật nuôi non vận động, tiếp xúc nhiều với nắng sớm để cơ thể khỏe mạnh và trao đổi chất tốt.

- Hình 10.3e: Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo; cho uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ.

- Hình 10.3f: Thường xuyên theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời; nhanh chóng cách li vật nuôi non nhiễm bệnh để tránh lây lan.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 7 (SGK - Trang 59)

Hướng dẫn giải

Vật nuôi đực giống có vai trò trong sự phát triển cả đàn là: Nhằm đạt khả năng phối giống cao và cho con giống tốt cho vật nuôi đời sau.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 8 (SGK - Trang 59)

Hướng dẫn giải

- Bò đực Brahman đỏ: Hình thể chắc,khỏe mạnh, hệ cơ phát triển, thân dài, lưng thẳng, yếm và u vai phát triển, tai to và cụp xuống

- Lợn đực Landcare:  thân có lông màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, tai cúp về phía trước, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai – lưng – mông và đùi rất phát triển, mõm thẳng

- Dê đực giống: ngoại hình to, khỏe, lượng sữa dê khá. Con dê đực được chọn làm giống có đầu ngắn và rộng, đôi tai to cân đối và dày, cổ to, ngực nở, bốn chân cứng cáp, 2 dịch hoàn to và đều đặn, khả năng phối giống đạt tỷ lệ thụ thai cao.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 9 (SGK - Trang 59)

Hướng dẫn giải

Hình a - Lợn cái mang thái có phù thũng tứ chi, bụng rất lớn vì chưa nhiều con ( 5 - 15 con), tuyến vú phát triển to và bè ra, ăn no ngủ kĩ hơn, không có dấu hiệu động dục sau 21 ngày kể từ ngày phối.

Hình b - Bò cái mang thái bụng phình ra (mềm chứ không cứng chắc), vú phát triển hơn, các núm vụ se nhỏ gọn gàng không nếp nhăn, khi nặn thử có tia sữa non bắn ra.

Hình c - dê cái không có biểu hiện động dục sau 21 ngày phối giống, lông mượt, ngủ tốt, tăng tầm 5kg suốt thời kì mang thai.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)