Bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 52)

Hướng dẫn giải

 

Chính  trị

Kinh tế

Nhật Bản

- Năm 1945- 1951: Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và xét xử các tội phạm chiến tranh, giải tán các lực lượng vũ trang; ban hành Hiến pháp mới tiến bộ

- Năm 1952 – 1991: 

+ Nhật Bản đã chuyển dần sang chế độ dân chủ.

+ Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mỹ

+ Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng với các nước. 

+ Từ năm 1977, Nhật Bản thúc đẩy quan hệ với các nước châu Á, đặc biệt là Học thuyết Phư-cư-đa chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.

- Năm 1945 – 1951: Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, cải cách ruộng đất, dân chủ hoá lao động, giải tán các dai-bát-xu.

- Năm 1952 – 1991:

+ Từ năm 1952 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ.

+ Từ những năm 60 đến năm 1973, Nhật Bản đạt được sự phát triển “thần kì”

+ Từ năm 1973, Nhật Bản gặp nhiều khó khăn và không còn tăng trưởng nhanh.

 

Trung Quốc

- Năm 1945 – 1949:

+ Diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

+ Ngày 1-10-1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

- Năm 1949 – 1991:

+ Tình hình chính trị từng bước ổn định. 

+ Những năm 1959 - 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng bất ổn

+ Trung Quốc tích cực củng cố hoà bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới

+ Từ năm 1978, khi Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa, chính sách đối ngoại có nhiều thay đổi

+ 1949-1959: Thực hiện khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất,... 

+ 1959-1978: Thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” (1958). Đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, nền kinh tế trở nên hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân khó khăn, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi.

+ Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối cải cách, mở cửa. 

+ Đến năm 1991, công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc đạt những thành tựu bước đầu 

Ấn Độ

+ Về đối nội, trong giai đoạn Chính phủ Liên bang Ấn Độ do P. Nê-ru làm Thủ tướng (1947 – 1965), tình hình chính trị khá ổn định. Tuy nhiên, từ năm 1965 đến năm 1991, Ấn Độ đối mặt nhiều vấn đề bất ổn như sự phân hoá ngày càng sâu sắc trong Đảng Quốc dại, phong trào li khai,...

+ Về đối ngoại, Ấn Độ thực hiện chính sách hoà bình, trung lập, tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Ấn Độ là một trong những nước sáng lập Phong trào không liên kết.

+ Nhờ tiến hành "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp, Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

+ Đến những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ vươn lên đứng thứ 10 thế giới về công nghiệp.

+ Năm 1974, Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử; năm 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

+ Nhờ tiến hành cuộc "Cách mạng chất xám", đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Trang 52)