Bài 11: Khu vực Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 53)

Hướng dẫn giải

- Các nước Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mỹ La-tinh trở thành “sân sau” của Mỹ, tồn tại nhiều chế độ độc tài. Năm 1959, cách mạng Cu-ba giành thắng lợi bằng đấu tranh vũ trang. Sự kiện này có tác động lớn đến các nước trong khu vực. Những năm 60 – 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh ở Mỹ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ và giành thắng lợi. Mỹ La-tinh được ví như “Lục địa bùng cháy”.

+ Cùng với cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài, các nước Mỹ La-tinh đã tiến hành xây dựng và phát triển đất nước, đạt được được nhiều thành tựu quan trọng như cũng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế. Đồng thời, các nước Mỹ La-tinh thành lập các tổ chức liên minh khu vực cùng hợp tác và phát triển kinh tế.

- Kết quả Cách mạng Cu-ba thành công và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba:

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba từ năm 1961 đến năm 1991 thành tựu như xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu ngành phù hợp, nền nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao phát triển. Đến năm 1986, cứ ba người dân Cu-ba có một người đi học. Cu-ba có quan hệ mật thiết với các nước xã hội chủ nghĩa, ủng hộ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I (SGK Cánh Diều - Trang 53)

Hướng dẫn giải

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mỹ La-tinh trở thành “sân sau” của Mỹ, tồn tại nhiều chế độ độc tài. Năm 1959, cách mạng Cu-ba giành thắng lợi bằng đấu tranh vũ trang. Sự kiện này có tác động lớn đến các nước trong khu vực. Những năm 60 – 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh ở Mỹ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ và giành thắng lợi. Mỹ La-tinh được ví như “Lục địa bùng cháy”.

- Cùng với cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài, các nước Mỹ La-tinh đã tiến hành xây dựng và phát triển đất nước, đạt được được nhiều thành tựu quan trọng như cũng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế. Đồng thời, các nước Mỹ La-tinh thành lập các tổ chức liên minh khu vực cùng hợp tác và phát triển kinh tế.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.1 (SGK Cánh Diều - Trang 54)

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân cuộc cách mạng: Tháng 3-1952, với sự giúp đỡ của Mỹ, tướng Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu-ba. Chính quyền Ba-ti-xta đã xoá bỏ bản Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam hàng vạn người yêu nước. 

- Diễn biến:

+ 26-7-1953: 135 thanh niên do Phi-đen Cát-xtơ-rô chỉ huy tấn công pháo đài Môn-ca-đa nhưng không thành công.

+ Năm 1955: Sau hai năm bị giam cầm, Phi-đen Cát-xto-ro được trả tự do, sang Mê-hi-cô gây dựng lực lượng, mua sắm vũ khí, thành lập tổ chức "Phong trào 26-7.

+ 11-1956: Phi-đen Cát-xtơ-rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma, nhưng bị chặn đánh, phải rút lui lên núi lập căn cứ.

+ Cuối năm 1958: Nghĩa quân tổng công kích tiến xuống đồng bằng, giải phóng các đó thị và nhiều vùng nông thôn

+ 1-1-1959: Nghĩa quân tiến vào giải phóng thủ đô La Ha-va-na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, cách mạng Cu-ba giành thắng lợi. Nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập.

- Từ năm 1959 đến năm 1961, Chính phủ cách mạng lâm thời Cu-ba do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu đã tiến hành nhiều cuộc cải cách dân chủ, như cải cách ruộng đất, quốc hữu hoả các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp, thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục,... Năm 1961, Cu-ba tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.2 (SGK Cánh Diều - Trang 55)

Hướng dẫn giải

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba từ năm 1961 đến năm 1991 thành tựu như xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu ngành phù hợp, nền nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao phát triển. Đến năm 1986, cứ ba người dân Cu-ba có một người đi học. Cu-ba có quan hệ mật thiết với các nước xã hội chủ nghĩa, ủng hộ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

- Kết luận:

+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba là một quá trình đầy gian nan, thử thách.

+ Cu-ba đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng cũng gặp phải một số hạn chế.

+ Bài học kinh nghiệm từ Cu-ba là cần phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và đảm bảo tự do cá nhân, dân chủ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 55)

Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Trang 55)

Hướng dẫn giải

1. Bối cảnh lịch sử:

- Sau chiến thắng Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Cu-ba cũng giành độc lập sau Cách mạng Cuba năm 1959.

- Hai nước đều là những quốc gia xã hội chủ nghĩa, cùng chung mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước.

2. Mối quan hệ hợp tác:

- Cu-ba là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và ủng hộ Việt Nam.

- Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 2 tháng 12 năm 1960.

- Cu-ba đã hỗ trợ Việt Nam về nhiều mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bao gồm:

+ Gửi quân tình nguyện sang chiến đấu tại Việt Nam.

+ Cung cấp vũ khí, trang thiết bị quân sự.

+ Viện trợ kinh tế, y tế, giáo dục.

- Việt Nam cũng đã hỗ trợ Cu-ba trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3. Biểu tượng của tình hữu nghị:

+ Mối quan hệ giữa Cu-ba và Việt Nam được coi là biểu tượng của tình hữu nghị quốc tế trong sáng, nồng nàn.

+ Chủ tịch Fidel Castro và Chủ tịch Hồ Chí Minh là những người bạn thân thiết của nhau.

+ Hai nước đã cùng nhau kề vai sát cánh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)