Bài 10. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực.

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 66)

Hướng dẫn giải

a. Hành vi của T và bố T không phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Vì theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì bố T và T có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình với mẹ và em gái hằng ngày chứ không phải chỉ có ngày 8 - 3 và 20 - 10 mới chia sẻ. 

b. Hành vi của bố A là thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới. Vì bố A không chỉ yêu thương, quan tâm chăm sóc cho cả hai anh em A mà còn thường xuyên nhắc nhở A không được bắt nạt em và cùng bố mẹ làm những công việc nội trợ trong nhà. 

c. Việc Công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Vì Công ty D đã từ chối tuyển dụng người lao động thuộc giới tính nữ và theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP thì Công ty D có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 67)

Hướng dẫn giải

a. Để thuyết phục bà nội ủng hộ việc làm của bố, C nên giải thích cho bà hiểu rằng việc làm của bố mình là thực hiện đúng quy định của pháp luật về trách nhiệm chia sẻ việc nhà của các thành viên trong gia đình.

b. Để thuyết phục mẹ, M nền giải thích cho mẹ hiểu rằng nếu mẹ tự mua nhà theo ý mình mà không có sự đồng thuận của bố thì mẹ đã vi phạm pháp luật, vì theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì bố, mẹ bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; bố và mẹ có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

c. Để thuyết phục bố mẹ, H nên giải thích cho bố mẹ rằng theo quy định của pháp luật thì chị gái và anh rể H có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của anh chị và quyết định các nguồn lực trong gia đình, vì thế, Toà án đã quyết định gia đình phải trả cho anh rể phần tài sản thuộc quyền sở hữu của anh, nếu không thì sẽ vi phạm pháp luật và bị Nhà nước xử lí theo pháp luật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 67)

Hướng dẫn giải

Trong giờ Tập làm văn, cô giáo ra đề bài “Em hãy cho biết ước mơ của bản thân và em có suy nghĩ gì về ước mơ đó?”. Kết thúc giờ làm bài, chuyển sang tiết nói và nghe, cô giáo và cả lớp tôi đều rất ngạc nhiên khi bạn T đọc bài làm của làm cho cả lớp nghe và nhận xét. Nội dung bài viết “Kể từ ngày cha mẹ có thêm em Bo thì em đã có ước mơ trở thành một đứa con trai giống như em Bo. Vì nếu được là con trai, em sẽ không cô đơn và bị ghẻ lạnh như thế, em sẽ có nhiều đồ chơi mà mình mơ ước, em sẽ được ba mẹ chở đi chơi mỗi buổi chiều cuối tuần hoặc sẽ được đi du lịch vào mỗi dịp hè. Và vui hơn hết là được ba mẹ quan tâm đến công việc học hành, mỗi ngày được ba mẹ dùng xe hơi đưa đón đến trường…”. Tôi và cả lớp đều lặng người khi nghe câu chuyện ấy. Cô giáo cũng đã qua thời gian tìm hiểu và biết được những điều cô học trò ghi trong bài tập là đúng sự thật. Ba mẹ T kể từ ngày sinh thêm em Bo thì như là không còn thấy hình dáng của banh trong nhà nữa. Tất cả mọi yêu thương, chăm sóc dồn về cho cậu con trai quý tử kia. Hoàn toàn không đếm xỉa, đả động đến T đáng thương. 

Từ câu chuyện của bạn chia sẻ, cô giáo đã mong muốn cả lớp có thể viết thư động viên và đưa ra lời khuyên cho bạn, và tôi có viết một bức thư với nội dung như sau:

Tớ rất buồn và chia sẻ với câu chuyện của T. Có thể tớ không trong hoàn cảnh của cậu nhưng tớ cũng có đôi điều muốn khuyên nhủ bạn, mong là giúp đỡ được bạn phần nào. T à, đôi khi chúng ta không thể thay đổi được sự yêu mến, quan tâm của cha mẹ nhưng nếu tớ là T, tớ sẽ áp dụng vài cách sau đây, cậu thử suy nghĩ xem sao nhé: 

– Hãy thử tha thứ: Có thể cậu đã chịu những nỗi đau tinh thần do chính bố mẹ tạo ra nhưng chọn cách tha thứ sẽ giúp cậu giải quyết mọi khúc mắc, mâu thuẫn. 

 – Đừng cố gắng đổ lỗi cho ai bởi có khi chính cha mẹ của cậu cũng chưa nhận thức được rõ ràng về sự thiếu công bằng này. Cậu thử nhờ ông bà, hoặc cô giáo chủ nhiệm của mình chia sẻ khúc mắc này với bố mẹ để bố mẹ và cậu hiểu nhau hơn nhé.

– Có thể tìm kiếm đến nguồn động viên khác như ông bà, thầy cô, chị em họ gần gũi hay là những người bạn thân thiết, cậu cũng có thể chia sẻ với tớ nè, tớ luôn sẵn sàng lắng nghe mọi tâm sự của cậu. Và nhớ rằng cậu không cô đơn đâu.

Tiết học kết thúc, thư đều được gửi cho T và tôi cảm thấy thật may vì có tiết học này mà chúng tôi hiểu hơn về hoàn cảnh của T để kịp thời chia sẻ, giúp đỡ bạn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)