Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 62)

Hướng dẫn giải

Qua biểu thức của định luật II Newton, ta thấy khi vật có khối lượng càng lớn thì gia tốc của vật càng nhỏ, tức vật càng khó thay đổi vận tốc, nghĩa là vật có quán tính càng lớn. Ngược lại, vật có khối lượng càng nhỏ thì càng dễ dàng thay đổi vận tốc, nghĩa là vật có quán tính càng nhỏ. Như vậy khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 62)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 62)

Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật II Newton, ta có lực càng lớn thì gia tốc càng lớn, vật sẽ càng đi được xa. Ta bóp ở cuối chai thì sẽ tạo ra lực lớn.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 63)

Hướng dẫn giải

- Hình 10.12: Khi hai em bé lần lượt đẩy và kéo thùng hàng đang đứng yên với hai lực bằng nhau thì thùng hàng chuyển động với gia tốc như nhau.

- Hình 10.13: Lực tác dụng lên quyển sách khác nhau về hướng thì quyển sách sẽ chuyển động theo hướng khác nhau và gia tốc khác nhau.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 63)

Hướng dẫn giải

Hình 14.10a: Hai lực cân bằng nhau là lực đẩy từ tay của vận động viên và trọng lực từ tạ

Hình 10.14b: Hai lực không cân bằng là phản lực và trọng lực.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 64)

Hướng dẫn giải

a) Khi ta đấm vào bao cát, bao cát chuyển động, bao cát chịu một lực từ tay ta, tay ta cảm thấy đau, tay ta cũng bị bao cát tác dụng lên một lực.

b) Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm thẳng lại gần nhau thì lực tác dụng lên từng nam châm là lực hút.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 65)

Hướng dẫn giải

 Tham khảo:

 Do hai lực tác dụng vào hai vật (xe, ngựa) khác nhau nên hai lực này không thể triệt tiêu nhau lẫn nhau được nên xe vẫn chuyển động về phái trước.

(Trả lời bởi shayuri.shayuri.shayuri)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 65)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

 Một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến định luật III Newton.

- Bắn súng: Khi viên đạn được bắn ra ngoài thì súng sẽ chịu phản lực giật ngược về sau. Vì thế người cầm súng cần phải cầm chắc tay và đúng kĩ thuật nếu không có thể bị chấn thương khi bắn.

- Chuyển động đi bộ trên mặt đất của người: Khi chân người tác dụng một lực lên mặt đất thì mặt đất tác dụng một phản lực lên chân giúp cho người tiến về phía trước.

- Bóng đá: Khi bóng đang bay rơi xuống đất, mặt đất tác dụng phản lực làm bóng có xu hướng bật ngược trở lại.

(Trả lời bởi shayuri.shayuri.shayuri)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 65)

Hướng dẫn giải

- Khi đang chạy nếu vấp ngã, thân ta chuyển động với chân. Khi bị một lực cản đột ngột, phần chân dừng lại nhưng phần thân ta do có quán tính, nên tiếp tuch duy trì trạng thái ban đầu. Nên khi vấp ngã người ta ngã về phía trước.

- Khi trượt chân ngã, do có quán tính mà người không thể chuyển đổi vận tốc đột ngột như vậy mà vẫn muốn duy trì vận tốc ban đầu. Nên khi trượt chân người ta sẽ bị ngã về phía sau.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 65)