Em hãy quan sát biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 - 2020 và cho biết tỉ lệ này thay đổi thế nào. Nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó.
Em hãy quan sát biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 - 2020 và cho biết tỉ lệ này thay đổi thế nào. Nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó.
Em có nhận xét gì về chỉ tiêu tăng trưởng GDP của nước ta qua thông tin trên?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTừ 2020 - 2022, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có xu hướng tăng. Tính chung trong cả giai đoạn, GPD của Việt Nam đã tăng: 5.15% (từ mức 2,87% - năm 2020 lên mức 8,02 - năm 2022). Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không đều qua các năm. Cụ thể:
+ Năm 2020 - 2021: tốc độ tăng trưởng GDP giảm 0.31%.
+ Năm 2021 - 2022: tốc độ tăng trưởng GDP tăng 5,46%
(Trả lời bởi datcoder)
Từ bảng số liệu trên, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GDP/người.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Sự khách nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GDP/người
+ GDP là thước đo sản lượng quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế, phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
+ GDP bình quân đầu người liên quan đến tổng giá trị sản phẩm hằng năm trên tổng số dân cư, được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội GDP trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng. GDP/người được sử dụng phổ biến như một thước đo mức sống người dân của một quốc gia vì nó chỉ ra khối lượng sản phẩm hằng năm mà bình quân một người dân có thể có.
- Phân tích từ bảng số liệu:
+ Trung Quốc có quy mô GDP lớn hơn so với Singapore (năm 2022, quy mô GDP của Trung Quốc gấp khoảng 3847 lần quy mô GDP Singapore).
+ Tuy nhiên, do có quy mô dân số rất lớn, nên GDP/ người của Trung Quốc lại thấp hơn Singapore (năm 2022, GDP/người của Singapore gấp khoảng 6,5 lần so với Trung Quốc).
(Trả lời bởi datcoder)
1/ Em hãy so sánh GDP và GNI của Việt Nam trong từng năm 2021, 2022 và nêu ý nghĩa của từng chỉ tiêu tăng trưởng này.
2/ Em có nhận xét gì về sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 so với năm 2021?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1/
- So sánh:
+ Về chỉ số GDP, năm 2021 - 2022, quy mô GDP của Việt Nam có sự tăng trưởng. Năm 2022, GDP tăng lên 42.66 tỉ USD so với năm 2021.
+ Về chỉ số GNI, năm 2022, GNI của Việt Nam tăng thêm 41.5 tỉ USD so với năm 2021.
- Ý nghĩa: sự tăng lên của các chỉ số GDP và GNI đã phần nào phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập, mức sống của người dân có sự cải thiện.
2/ so với năm 2021, kinh tế của Việt Nam năm 2022 đã có sự tăng trưởng cả về quy mô và tổng thu nhập quốc dân.
(Trả lời bởi datcoder)
Từ bảng số liệu trên, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GNI và chỉ tiêu GNI/người.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GNI và chỉ tiêu GNI/người:
+ GNI là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công nhân của quốc gia đó tạo ra (bao gồm cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
+ GNI/người là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm, được tính bằng cách chia tổng thu nhập quốc dân trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng.
- Phân tích từ bảng số liệu:
+ Năm 2022, GNI của Trung Quốc gấp khoảng 4569 lần so với Việt Nam và gấp khoảng 4737 lần so với Singapore.
+ Tuy nhiên, cũng trong năm 2022, chỉ số GNI/ người của Trung Quốc chỉ gấp 3,2 lần so với Việt Nam và thấp hơn rất nhiều so với Singapore. Ở Singapore, năm 2022, chỉ chố GNI/ người gấp 5,2 lần so với Trung Quốc.
(Trả lời bởi datcoder)
1/ Em hãy chỉ ra vai trò của tăng trưởng kinh tế được đề cập trong thông tin trên.
2/ Hãy lấy ví dụ cụ thể ở địa phương em để minh chứng cho vai trò của tăng trưởng kinh tế.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1/ Vai trò của tăng trưởng kinh tế được đề cập đến trong đoạn thông tin trên là:
- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu, tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục, thể thao... góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;
2/ Ví dụ cụ thể tại Hà Nội
- Theo số,liệu của Tổng cục Thống kê:
+ Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố Hà Nội tăng 6.27% so với năm 2022;
+ Tính đến quý III/2023, thu nhập bình quân lao động của Hà Nội đạt 9.9 triệu đồng (đạt mức cao nhất trong cả nước).
(Trả lời bởi datcoder)
1/ Em hiểu thế nào là phát triển kinh tế? Phát triển kinh tế được xác định qua các chỉ tiêu cơ bản nào?
2/ Các thông tin, biểu đồ trên phản ánh các chỉ tiêu nào của phát triển kinh tế? Em có nhận xét gì về kết quả thực hiện các chỉ tiêu đó ở nước ta?
3/ Hãy phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1/
- Phát triển kinh tế là sự lớn lên về quy mô cùng với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội.
- Chỉ tiêu phát triển kinh tế bao gồm:
+ Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
+ Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.
2/
- Thông tin 1 và biểu đồ 1, phản ánh về chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thông tin 2 và biểu đồ 3, phản ánh về chỉ tiêu tiến bộ xã hội
- Nhận xét:
+ Về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trong giai đoạn từ 2018 - 2022, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, với việc: giảm tỉ trọng ngành nghiệp; tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
+ Về tiến bộ xã hội: trong giai đoạn 2018 - 2022, việc thực hiện tiến bộ xã hội ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn. Ví dụ như: chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2022 đạt mức 0.737 (tăng 0.044 so với năm 2018); hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập năm 2022 đạt mức 0.375 (giảm 0.05 so với băm 2018)
3/ Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:
+ Tăng trưởng kinh tế đơn thuần chỉ là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế.
+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn, bao hàm cả tăng trưởng kinh tế lẫn chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội
(Trả lời bởi datcoder)
1/ Em hãy chỉ ra vai trò của phát triển kinh tế được đề cập trong những thông tin trên.
2/ Hãy lấy ví dụ cụ thể ở địa phương em để minh chứng cho vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1/ Đoạn thông tin trên đề cập đến nhiều vai trò của phát triển kinh tế. Cụ thể là:
+ Phát triển kinh tế với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực góp phần nâng cao trình độ phát triển, tạo đà phát triển nhanh, vững chắc cho nền kinh tế.
+ Với những tác động từ kết quả tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững, phát triển kinh tế đảm bảo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.
+ Với việc thực hiện tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế không chỉ tạo điều kiện vật chất mà còn tạo điều kiện đảm bảo thực hiện tiến bộ xã hội như xây dụng thể chế kinh tế tiến bộ, nâng cao năng lực tổ chức quản lí của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, hợp lí,…
2/ Ví dụ cụ thể tại Hà Nội
Theo số,liệu của Tổng cục Thống kê:
+ Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố Hà Nội tăng 6.27% so với năm 2022;
+ Tính đến quý III/2023, thu nhập bình quân lao động của Hà Nội đạt 9.9 triệu đồng (đạt mức cao nhất trong cả nước).
(Trả lời bởi datcoder)
1/ Từ thông tin 1, em hiểu thế nào là phát triển bền vững?
2/ Từ thông tin 2, em hãy chỉ ra những tác động tích cực, tiêu cực của tăng trưởng kinh tế tới phát triển bền vững và ngược lại.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1/ Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hoà giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
2/
- Tác động từ tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững:
+ Tác động tích cực: Tăng trưởng kinh tế ổn định là tiêu chí hàng đầu của phát triển bền vững bởi đó là sự đảm bảo điều kiện vật chất cho sự phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội.
+ Tác động tiêu cực: Nếu tăng trưởng không gắn với mục tiêu phát triển xã hội và bảo vệ môi trường… sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn, tạo ra sự bất ổn trong xã hội, ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh, làm cản trở đến phát triển kinh tế, không thực hiện được phát triển bền vững.
- Tác động từ phát triển bền vững đến tăng trưởng kinh tế:
+ Tác động tích cực: Phát triển bền vững với việc nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, duy trì trong thời gian dài, gắn với đó là quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và bảo đảm tiến bộ xã hội… thể hiện tính bền vững của xã hội phát triển và có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
+ Tác động tiêu cực: Nếu xã hội chứa đựng nhiều mâu thuẫn, tiến bộ và công bằng xã hội không được giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy cho biết chỉ tiêu nào dưới đây được chọn để đánh giá tăng trưởng kinh tế. Vì sao?
a. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kì nhất định.
b. Tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế quốc gia trong một thời kì nhất định.
c. Mức tăng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người trong một thời kì nhất định.
d. Mức tăng dân số của một quốc gia trong một thời kì nhất định.
e. Mức tăng chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhững chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá tăng trưởng kinh tế là:
a. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kì nhất định (GDP) => Lý do: GDP là thước đo sản lượng quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế, phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
c. Mức tăng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người trong một thời kì nhất định (GNI/ người) => Lý do: GNI/người là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm, được tính bằng cách chia tổng thu nhập quốc dân trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng.
(Trả lời bởi datcoder)