Bài 1: Sự điện li

Bài 1 (SGK trang 7)

Hướng dẫn giải

Các dung dịch HCl, NaOH, NaCl dẫn điện được vì trong dung dịch có sự hiện diện của các ion. Các dung dịch ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện được vì trong dung dịch không có sự hiện diện của các ion.

(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK trang 7)

Hướng dẫn giải

Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li.

Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là những chất điện li

Axit, bazơ, muối là những chất điện li.

Chất điện li mạnh là các chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion. Ví dụ: NH4Cl -> NH4+ + Cl–

Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan chỉ phân li một phần ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. Ví dụ CH3COOH \(\Leftrightarrow\) CH3COO– + H+



(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK trang 7)

Hướng dẫn giải

a) Các chất điện li mạnh phân li hoàn toàn nên phương trình điện li và nồng độ các ion trong dung dịch như sau:

Ba(NO3)2 \(\rightarrow\) Ba2+ + 2NO-3
0,01M 0,10M 0,20M

HNO3 \(\rightarrow\) H+ + NO-3
0,020M 0,020M 0,020M

KOH \(\rightarrow\) K+ + OH-
0,010M 0,010M 0,010M

b) Các chất điện li yếu phân li không hoàn toàn nên phương trình điện li như sau:

HClO H+ + ClO-

HNO2 H+ + NO-2.



(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK trang 7)

Hướng dẫn giải

Chọn D.

Dung dịch chất điện li dẫn điện được do sự chuyển dịch của cả cation và anion.

(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK trang 7)

Hướng dẫn giải

Chọn A.

KCl rắn tồn tại dưới dạng tinh thể ion. Mạng tinh thể KCl tương tựu mạng tinh thể NaCl (hình 3.1 SGK lớp 10). Tinh thể ion rất bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể ion rất lớn. Các ion K+ và Cl- chỉ dao động tại các đầu nút của mạng tinh thể (không chuyển dịch tự do) vì vậy, KCl rắn, khan không dẫn điện.


(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (3)