Bài 1. Đường tròn. Vị trí tương đối của hai đường tròn

Khởi động (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 93)

Hướng dẫn giải

Hai đường tròn không có điểm chung.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 93)

Hướng dẫn giải

Kim phút quay một vòng thì đầu mút của kim phút vạch nên đường tròn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 94)

Hướng dẫn giải

Một số đồ vật trong thực tiễn gợi nên hình ảnh của đường tròn là bánh xe, biển báo giao thông, bàn ăn hình tròn, gương trang điểm hình tròn, …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 94)

Hướng dẫn giải

a) Xét tam giác \(OMN\) có \(MN < OM + ON\).

b) Ta có: \(OM = ON = OA = OB = R\).

\( \Rightarrow OM + ON = OA + OB = AB.\)

Mà \(MN < OM + ON\).

\( \Rightarrow MN < AB\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 95)

Hướng dẫn giải

Nối OM, ON.

Xét ∆OMN, ta có: MN < OM + ON (Bất đẳng thức tam giác). (1)

Vì B, M, N, C cùng thuộc đường tròn (O) nên OA = OM = ON = OB.

Ta có: OM + ON = OB + OC.

Lại có BC là đường kính của đường tròn (O) nên BC = OB + OC.

Do đó OM + ON = BC. (2)

Từ (1) và (2) suy ra MN < BC.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 95)

Hướng dẫn giải

a) \(OA = OB = R\).

b) Do \(OM = R\) lại có \(ON = OM\) nên \(ON = R\). Vậy \(N\) thuộc đường tròn \(\left( {O;R} \right)\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 4 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 95)

Hướng dẫn giải

Nối OM, ON.

Xét ∆OMH (vuông tại H)và ∆ONH (vuông tại H) ta có:

MH = NH (do H là trung điểm của MN);

OH là cạnh chung.

Do đó ∆OMH = ∆ONH (hai cạnh góc vuông).

Suy ra OM = ON (hai cạnh tương ứng).

Mà M thuộc đường tròn (O; R) nên OM = R nên ON = R, do đó N thuộc đường tròn (O; R).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 3 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 96)

Hướng dẫn giải

Ta gấp tờ giấy làm đôi sau đó gấp đôi thêm một lần nữa. Giao điểm của hai lần gấp chính là tâm của đường tròn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 5 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 96)

Hướng dẫn giải

Hai đường tròn cắt nhau thì chúng có 2 điểm chung.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 4 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 97)

Hướng dẫn giải

Ta thấy bán kính của hai đường tròn \(\left( O \right),\left( {O'} \right)\) lần lượt là \(R = 14cm,r = 5cm\).

Do \(R - r = 14 - 5 = 9\left( {cm} \right)\), \(R + r = 14 + 5 = 19\left( {cm} \right)\) và \(9 > 8\) nên \(R - r > OO'\).

Vậy hai đường tròn \(\left( {O;14cm} \right)\) và \(\left( {O'5cm} \right)\) không cắt nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)