C1. Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau :
1 m = (1) .... dm; 1 m = (2) .... cm;
1 cm = (3) .... mm; 1km = (4) .... m.
C1. Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau :
1 m = (1) .... dm; 1 m = (2) .... cm;
1 cm = (3) .... mm; 1km = (4) .... m.
Hãy ước lượng độ dài 1 m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em cho đúng không ?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiHãy ước lượng độ dài 1 m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em cho đúng không ?
=> Ước lượng độ dài l m trên cạnh bàn bằng 6 gang tay (một gang tay của em khoảng 16cm), sau đó em dùng thước có chia khoảng đế kiếm tra lại ước lượng của em khi dùng gang tay là 96cm.
(Trả lời bởi Phương Trâm)
C3. Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu cm. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không ?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải+ước lượng độ dài gang tay em là 18cm
+ dùng thước kiểm tra gần đúng là 17,5cm
(Trả lời bởi hậu duệ anhxtanh)
C4. Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng) ?
Khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiThợ mộc dùng thước dây (thước cuộn);
Học sinh (HS) dùng thước kẻ;
Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).
(Trả lời bởi Trương Hồng Hạnh)
C5. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có.
Lưu ý: giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất là số đơn vị giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải
C6. Có 3 thước đo sau đây:
- Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm
- Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.
- Thước có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm
Hỏi nên dùng thước nào để đo.
a) Chiều rộng của cuốn sách Vật lý 6 ?
b) Chiều dài của cuốn sách Vật lý 6 ?
c) Chiều dài của bàn học ?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảia) Ước lượng chiều rộng cuốn sách giáo khoa (SGK) Vật lý 6 khoảng gần 20 cm. Vì vậy, để đo được chiều ngang của cuốn sách Vật lí 6 ta dùng thước (2) có GHĐ 20 cm và ĐCNN là 1 mm
b) Ước lượng chiều dài cuốn SGK Vật lý 6 khoảng 20 cm. Vì vậy, để đo chiều dọc của cuốn sách Vật lý 6 ta dùng thước (3) có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm
c) Ước lượng chiều dài bàn học khoảng hơn 1 m. Nên để đo chiều dài của bàn học ta dùng thước (1) có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm.
(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
C7. Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiThợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ 1 m hoặc 0,5 m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng.
(Trả lời bởi Trương Hồng Hạnh)
Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu ?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiđộ dài ước lượng mang tính chất chủ quan do chính người tạo ra. còn kết quả thực tế là đã qua kiểm định đo đạc bằng các thiết bị chuẩn.
(Trả lời bởi Dương Hoàng Minh)
C2. Em đã chọn dụng cụ đo nào? Tại sao?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiTrong 2 thước đã cho (thước dây và thước kẻ), chọn thước dây để đo chiều dài bàn học, vì chỉ phải đi 1 hoặc 2 lần; chọn thước kẻ để đo chiều dày SGK Vật lý 6, vì thước kẻ có ĐCNN (1 mm) nhỏ hơn so với ĐCNN của thước dây (0,5 cm), khi đó sẽ cho kết quả đo chính xác hơn.
(Trả lời bởi Dương Hoàng Minh)
C3. Em đặt thước đo như thế nào?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiEm đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước
(Trả lời bởi Totoro)