Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 5)

Hướng dẫn giải

- Lời bài hát:

Biết ơn chị Võ Thị Sáu

Mùa hoa lê-ki-ma nở ở quê ta miền đất đỏ

Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng

Đã chết cho mùa hoa lê-ki-ma nở

Đời sau vẫn còn nhắc nhở

Sông núi đất nước ơn người anh hùng

Đã chết cho đời sau

Người thiếu nữ ấy như mùa xuân

Chị đã dâng cả cuộc đời

Để chiến đấu với bao niềm tin

Dù chết vẫn không lùi bước

Chị Sáu đã hy sinh rồi

Giọng hát vẫn như còn vang dội

Vào trái tim những người đang sống

Giục đi lên không bao giờ lui

Mùa hoa lê-ki-ma nở ở quê ta miền đất đỏ

Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng

Đã chết cho mùa hoa lê-ki-ma nở

Đời sau vẫn còn nhắc nhở

Sông núi đất nước ơn người anh hùng

Đã chết cho đời sau

Người thiếu nữ ấy như mùa xuân

Chị đã dâng cả cuộc đời

Để chiến đấu với bao niềm tin

Dù chết vẫn không lùi bước

Chị Sáu đã hy sinh rồi

Giọng hát vẫn như còn vang dội

Vào trái tim những người đang sống

Giục đi lên không bao giờ lui

Kìa hoa lê-ki-ma nở đẹp thêm quê miền đất đỏ

Nơi đó sáng mãi tên người anh hùng

Bình minh đang rực sáng cho hoa kia nở

Mùa xuân lan tràn xứ sở

Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu

Người nữ anh hùng

Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu

Người nữ anh hùng

Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu

Người nữ anh hùng

- Bài hát gợi cho em cảm xúc biết ơn, ngưỡng mộ người anh hùng Võ Thị Sáu và tự hào khi là một người con Việt Nam.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 6)

Hướng dẫn giải

- Chị Võ Thị Sáu đã tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi; trở thành chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ, chiến đầu tiêu diệt kẻ thù; bị tra tấn vẫn hiên ngang.... những việc làm anh dũng của chị góp phần bảo vệ quê hương, đất nước.

- Chị Võ Thị Sáu là tấm gương sáng về lòng yêu nước và sự dũng cảm. Chị còn là một người con trung hiếu, người đồng chỉ sắt son được mọi người tin yêu, kính phục. Tấm gương chị Võ Thị Sáu mãi là biểu tượng của thế hệ trẻ về một lòng nồng nàn yêu nước.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 7)

Hướng dẫn giải

- Những đóng góp cho quê hương, đất nước của các nhân vật trong mỗi bức ảnh trên là:

Ảnh 1: Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Được bình chọn là 1 trong 10 vị tướng giỏi nhất thế giới, là đại tướng đầu tiên của Việt Nam khi mới 37 tuổi, Tổng tư lệnh tối cao của quân đội Việt Nam, chỉ huy thành công chiến dịch Điện Biên Phủ, tổ chức chiến dịch Hồ Chí Minh huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ.

Ảnh 2: Nhạc sĩ Văn Cao: Tác giả của bài hát Tiến quân ca - Quốc ca chính thức của Việt Nam, một trong những nhạc sĩ nổi bật của nền âm nhạc Việt Nam thế kỉ XX.

Ảnh 3: Bác sĩ Tôn Thất Tùng: bác sĩ phẫu thuật nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan, say mê nghiên cứu khoa học y học, với mong muốn đưa nền y học Việt Nam sánh ngang với các nước trên thế giới, tham gia tổ chức điều trị, phát triển ngành Y tế, đồng thời với nghiên cứu khoa học, đào tạo sinh viên, xây dựng nền tảng trường Ý Việt Nam.

Ảnh 4: Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ: người mẹ có nhiều con cháu hi sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ: bà có chồng, 9 người con trai, một con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ.

Ảnh 5: Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Xuân Sính: nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học và Toán học.

Ảnh 6: Bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc công ty sữa Việt Nam Vinamilk. Anh hùng lao động thời kì đổi mới, một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, có đóng góp nổi bật cho nền kinh tế Việt Nam và khu vực.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 7)

Hướng dẫn giải

- Chúng ta cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ đã góp phần xây dựng quê hương, đất nước (trường hợp a) và bảo vệ quê hương, đất nước (trường hợp b).

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Trường hợp

Những việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước

1

Giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc thương binh.

2

Tỏ lòng biết ơn với các liệt sĩ, những người hi sinh vì đất nước.

3

Tham gia các phong trào văn nghệ nhằm ca ngợi, tôn vinh những người có công với Tổ quốc.

4

Tham gia các phong trào thi đua, kể chuyện nhằm ca ngợi, tôn vinh những người có công với Tổ quốc.

5

Thể hiện sự quan tâm đối với các chú bộ đội bằng những việc làm phù hợp.

6

Mong muốn sẽ làm công việc như người có công với quê hương, đất nước mà em biết ơn, kính trọng.

- Việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động:

+ Tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

+ Học tập, rèn luyện để tiếp nối sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước mạnh giàu.

+ …

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 9)

Hướng dẫn giải

- Người có công với quê hương, đất nước là:

(a) Người lính chiến đấu bảo vệ Tổ quốc,

(b) Mẹ Việt Nam Anh hùng,

(d) Người sáng lập nên một nghề,

(e) Tất cả những người lao động,

(h) Nhà khoa học có nhiều cống hiến.

- Không phải tất cả những người lao động (c), ca sĩ, diễn viên (g) hay người giàu có thành đạt nào (l) cũng có công với quê hương, đất nước nếu việc làm của họ không mang tính chất công hiến.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 9)

Hướng dẫn giải

a. Đồng tình với Đạt; không đồng tình với An vì người mang lại hoà bình cho chúng ta là người có công nhưng những người có công có thể không mang lại hòa bình nhưng mang lại sự giàu có, thịnh vượng cho quê hương, đất nước,....

b. Đồng tình với Tinh; không đồng tình với Thanh. Mọi công dân đều có trách nhiệm đền ơn đáp nghĩa vì đều chịu ơn của những người có công.

c. Đông tỉnh với Nghĩa, không đồng tình với Thực có thể làm những công việc khác chứ không nhất thiết chỉ làm mỗi việc quan tâm, chăm sóc những gia đình thương binh, liệt sĩ mới là đền ơn đáp nghĩa.

d. Đồng tình với Minh, không đồng tình với Bình những người có công hiển thẩm lặng vẫn là người có công với quê hương, đất nước.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Việc làm thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước: (a) Chăm sóc bà mẹ Việt Nam Anh hùng, (b) Cố gắng học giỏi để sau này góp phần xây dựng một quê hương giàu đẹp, (d) Tìm hiểu, tuyên truyền về lịch sử quê hương, (e) Viết về tấm gương người có công với quê hương, đất nước.

Hoạt động (c) Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, (g) Tham quan danh lam, thắng cảnh của đất nước là những hoạt động thoả mãn nhu cầu của bản thân mỗi người, không phải là hoạt động thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 11)

Hướng dẫn giải

a. Thắng làm thế là thiếu tôn trọng các danh nhân và công lao của những người làm SGK.

Khuyên bạn không nên viết vẽ vào hình ảnh danh nhân trong SGK để tỏ lòng tôn kính danh nhân và để dành tặng SGK cho các em HS lớp sau.

b. Việc làm của Vân thể hiện lòng biết ơn người có công.

c. Hành động của Thảo và các bạn đúng, hành động của Phúc không đúng.

Khuyên bạn dù không quen người lính ấy nhưng Phúc nên đi cùng các bạn để tỏ lòng biết ơn người đã góp phần bảo vệ người dân trong thời kì hòa bình.

d. Kha suy nghĩ không đúng. Ngoài việc học, HS còn cần tham gia những hoạt động khác nữa.

Khuyên bạn chúng ta được sống, được học tập như ngày hôm nay là nhờ cống hiến của các thế hệ cha ông. Kha nên tham gia để hiểu và biết ơn những đóng góp đó.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 11)

Hướng dẫn giải

a. Khuyên Sơn nên tham gia cùng các bạn và rủ các bạn về nhà mình chơi, trò chuyện, thăm hỏi ông.

b. Páo nên nói với bạn: Đất nước đã hoà bình rồi nhưng vẫn cần có những người lính bảo vệ đất nước, để phòng nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra. Mỗi người có một ước mơ khác nhau nhưng đều góp phần bảo vệ và dựng xây đất nước, gìn giữ, phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước,

c. Sử nên nói với các bạn: Nguồn tài trợ là có giới hạn, nhiều nơi còn khó khăn cần sự giúp đỡ của các nhà tài trợ. Vì vậy, không nên ỷ lại, trông chờ mà phải biết bảo vệ, gìn giữ cây cầu để dùng được dài lâu.

d. Thu nên nói với thầy, cô giáo và nhiều bạn hơn nữa để cùng chung tay giúp đỡ các em nhỏ. Thu có thể sắp xếp thời gian phù hợp để vừa học tốt vừa có thể chăm sóc, dạy dỗ các em nhỏ cùng với các bạn và gia đình bác Phú.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)