Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 74)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Qua việc khắc hoạ hình tượng sông Hương, nhà văn thể hiện tình cảm, thái độ đối với quê hương, xứ sở: yêu mến, trân trọng đặc biệt với thiên nhiên và con người nơi đây
- Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh tràm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng.
- Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” qua đoạn văn (1) miêu tả vẻ đẹp của sông Hương từ khi ở thượng nguồn đến trước khi chảy qua thành phố Huế:
- Cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu thương của tác giả với dòng sông Hương.
- Tạo nên đặc sắc trong lối viết ký của tác giả khi viết về sông Hương ở thượng lưu: hình ảnh hùng vĩ tuyệt đẹp, liên tưởng độc đáo, lối so sánh ví von độc đáo, sáng tạo và bất ngờ.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Qua văn bản, người viết gửi đến bạn đọc thông điệp về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người xứ Huế và tình yêu dành cho quê hương, đất nước. Con sông Hương với vẻ đẹp thơ mộng, đằm thắm, hoang dại, cổ kính ấy đã gắn chặt với dòng chảy của lịch sử đất nước, chứng kiến bao sự đổi thay, góp phần làm nên dáng hình xứ sở rất riêng Huế. Vẻ đẹp của Huế gắn với dòng sông là vẻ đẹp của truyền thống bản sắc văn hóa thấm nhuần trong đời sống con người.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 75)

Hướng dẫn giải

- Suy nghĩ về việc nhìn nhận vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên quê hương mình: Thiên nhiên Việt Nam được tạo hóa ưu ái ban tặng rất nhiều cảnh đẹp. Mỗi vẻ đẹp đều có dấu ấn riêng và được lưu dấu lại những giá trị lịch sử qua bàn tay bảo vệ và gìn giữ của con người. Chính vì vậy, chúng ta cần có ý thức trân trọng và bảo vệ những vẻ đẹp ấy để bản sắc thiên nhiên và văn hóa luôn trường tồn với thời gian.
- Viết về cảnh đẹp quê hương:
Nhắc đến cảnh đẹp Hà Nội, người ta thường hay nhắc đến những cảnh đẹp đặc biệt như Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Lăng Bác, Văn Miếu,... nhưng có một địa danh ít nổi tiếng hơn nhưng nhắc đến tên thì ai cũng biết, đó là Tháp nước Hàng Đậu. Sừng sững hơn một thế kỉ qua đi, Tháp nước Hàng Đậu - hay còn được người dân thủ đô gọi với tên dân dã là bốt Hàng Đậu đã chứng kiến biết bao đổi thay của lịch sử. Được người Pháp xây dựng vào năm 1894, Tháp nước nằm tại ngã 6 của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng. Tháp nước được xây dựng với mục đích cung cấp nguồn nước sạch cho chính quyền Pháp đang đô hộ Bắc Kỳ lúc bấy giờ, và sau đó là cung cấp nước cho người dân thành phố. Giờ đây, dẫu việc cung cấp nước đã dừng lại từ lâu, nhưng tháp nước vẫn luôn ở đấy, trở thành di tích và dấu ấn lịch sử rất riêng của Hà Nội. Hình ảnh tháp nước hình trụ tròn nằm im lìm, cổ kính dưới tán lá, chứng kiến biết bao đổi dời của thủ đô sẽ luôn là hình ảnh đẹp trong lòng người dân Hà Nội.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)