8. Tự đánh giá trang 60

8. Tự đánh giá trang 60 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 61)

Hướng dẫn giải

Đáp án B, rèm the không phải điển cố.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

8. Tự đánh giá trang 60 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 61)

Hướng dẫn giải

Đáp án D: Ẩn dụ - hoa.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (3)

8. Tự đánh giá trang 60 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 61)

Hướng dẫn giải

Đáp án C: Thơ mộng, thiêng liêng.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (3)

8. Tự đánh giá trang 60 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 62)

8. Tự đánh giá trang 60 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 63)

Hướng dẫn giải

Câu nói này chứng tỏ Kiều là một phụ nữ rất nhạy cảm, biết quý giá và trân trọng từng giây, từng phút được ở bên người mà mình yêu dấu. Với người phụ nữ nhạy cảm thì  tâm lí  lo âu, sợ hãi, dự cảm về sự xa cách luôn luôn thường trực. Nàng có tâm trạng như vậy là bởi vì, nàng và Kim Trọng là tự ý trao duyên khi chưa được sự cho phép của cha mẹ. 

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

8. Tự đánh giá trang 60 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 63)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Hành động của Thúy Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” khi sang nhà Kim Trọng trong đêm thề nguyền: Kiều có tình yêu sâu nặng, mãnh liệt với Kim Trọng, do đó bất chấp luật hà khắc của chế độ phong kiến, Kiều đã dám “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”sang nhà Kim Trọng. Hai từ ngữ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau cho thấy được sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền, Kiều như đang chạy đua với thời gian để buồn tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết,…Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim Trọng – Thúy Kiều.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

8. Tự đánh giá trang 60 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 63)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Nguyễn Du đã xây dựng một khung cảnh tuyệt đẹp, một đêm trăng tình yêu, vầng trăng ước hẹn để từ đó thể hiện khát khao về tình yêu tự do của Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh.Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là tình yêu trong sáng, thủy chung, vượt lên trên lễ giáo phong kiến. Chính những điều này đã làm tăng thêm tính hấp dẫn và giá trị nhân văn cho đoạn trích “Thề nguyền” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

8. Tự đánh giá trang 60 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 63)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Hình tượng “trăng” trong đoạn trích là biểu tượng cho sự sum vầy, đoàn viên, sự hạnh phúc mỹ mãn, biểu thị cho tình yêu trong sáng, thuần khiết và chân thành của Thúy Kiều và Kim Trọng, trở thành minh chứng thiêng liêng cho tình yêu tuyệt đẹp của đôi trai tài gái sắc.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

8. Tự đánh giá trang 60 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 63)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Qua đoạn trích Thề nguyền đã cho thấy được sức mạnh của tình yêu mãnh liệt đã khiến cho Thuý Kiều chủ động tìm đến với người mình yêu để thề nguyền và tình tự. Cùng với đó, thể hiện sự đồng lòng sắt son, là tình yêu chân thành sâu sắc đến từ cả hai phía, vượt qua mọi sự ngăn cản của lễ giáo phong kiến - vốn tồn tại khá nặng nề trong tâm thức con người lúc đó, một lòng theo đuổi thứ tình yêu đích thực, tươi đẹp nhất cuộc đời.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

8. Tự đánh giá trang 60 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 63)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Đoạn trích “Thề nguyền” thuộc phần Gặp gỡ và đính ước, trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước “vầng trăng vằng vặc”. Nguyễn Du đã xây dựng một khung cảnh tuyệt đẹp đó là đêm trăng tình yêu, vầng trăng ước hẹn để từ đó thể hiện khát khao về tình yêu tự do của Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là tình yêu trong sáng, thủy chung, vượt lên trên lễ giáo phong kiến. Đoạn trích thành công với nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố; hình ảnh ẩn dụ đặc sắc: giấc hoè, bóng trăng đã xế hoa lê lại gần, đỉnh Giáp non thần,...; vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa, tóc tơ, chữ đồng,... Sử dụng nhiều từ láy có giá trị tạo hình, biểu cảm. Đây quả là một đoạn thơ xuất sắc trong việc ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu và tấm lòng đồng cảm của Nguyễn Du với khát vọng hạnh phúc của con người.

   (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)