5. Thực hành Tiếng Việt trang 24

5. Thực hành Tiếng Việt trang 24 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 24)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!!!

a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.

b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”

Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.

c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”

Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

5. Thực hành Tiếng Việt trang 24 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 24)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!!!

a) Lặp cấu trúc “…là của chúng ta”, “những…”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp, khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả.

b) Lặp cấu trúc “mùa xuân”

Tác dụng: nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nêm tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.

c) Lặp cấu trúc “nếu là…tôi sẽ là…”

Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ, nhấn mạnh mong ước chân thành của con người với khát khao hiến dâng, đồng thời bộc lộ tình cảm chân thành, tha thiết, khát khao cống hiến của tác giả.

d) Lặp cấu trúc “…vì ông”

Tác dụng: giọng văn trở nên đanh thép, hùng hồn tuyên bố và nhấn mạnh những việc làm sai trái, tội ác của “ông” gây ra.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

5. Thực hành Tiếng Việt trang 24 (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 25)

Hướng dẫn giải

Sóng là một hình tượng động, bất biến chính vì vậy mà sóng được các nhà thơ chọn làm thi liệu để biểu tượng cho tình yêu. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để biểu tượng cho những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu với thật nhiều những khát khao và biến động.

Trong khổ thơ:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Nhìn thấy sóng, “em nghĩ về anh, em”. Bằng biện pháp lặp cấu trúc “em nghĩ về” đã càng nhấn mạnh nỗi suy tư của tác giả. Đúng là một tâm hồn đang khao khát tình yêu đẹp đẽ. Bởi đứng trước sự bao la của thiên nhiên, sóng bể, tác giả không nghĩ tới bản thân, gia đình mà nghĩ ngay tới “anh”. Và đến khi gặp sóng, nhìn thấy sóng dạt dào và dịu êm, em thấy như lòng mình. “Em”, “anh” và “sóng” có một sợi dây liên kết. Bởi hình ảnh sóng là nỗi lòng của tác giả, là của nhân vật trữ tình em, của người con gái đang yêu.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)