2. Dưới bóng hoàng lan

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

     Nhớ lại những kỉ niệm với người thân cùng những cảnh vật xung quanh và kể lại những kỉ niệm ấm áp ấy.

Lời giải chi tiết:

- Học sinh tự nhớ lại những kỉ niệm về người thân mà mình cảm thấy ấm áp, dễ chịu. Đó có thể là kỉ niệm về một buổi đi chơi cùng bố mẹ, hay một bữa cơm gia đình ấm cúng, hoặc khung cảnh quê hương mỗi lần về thăm ông bà cùng bố mẹ,...

- Một số lưu ý khi kể lại kỉ niệm ấy: cách diễn đạt cần dễ hiểu, ngôn ngữ giản dị mà vẫn thể hiện được sự ấm áp của kỉ niệm ấy; hay khi miêu tả cảnh vật thì tránh sự dài dòng không cần thiết, ...

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Mình đã từng muốn sống chậm lại để nhìn ngắm thế giới tươi đẹp ngoài kia, có thời gian bên gia đình nhiều hơn. Nhiều lúc bản thân mình bị cuốn vào mạng xã hội, những lần vui chơi tụ tập cùng bạn bè để đến khi nhận gia thì thời gian đã không thể quay lại được nữa. Ước gì mình được sống chậm hơn để ngẫm nghĩ lại những giá trị cuộc sống, những thứ bình dị mà bao lâu nay bản thân chưa từng biết trân quý. Sống chậm lại chỉ đơn giản là vui vẻ hơn những phút giây bên người mà mình yêu quý, dường như cuộc sống trôi qua quá vội vã khiến bản thân mình đã quên mất những điều tốt đẹp ngoài kia.

(Trả lời bởi ~Kẻ xa lạ~)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

  Dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện:

- Cách xưng hô trong tác phẩm: với ngôi thứ nhất thì người kể chuyện xưng “tôi”, còn ngôi thứ ba không có xưng hô cụ thể, người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện.

- Mức độ tham gia vào câu chuyện:

+ Với ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện, là một nhân vật trong cốt truyện nhưng chỉ có thể nhìn nhận sự việc ở một khía cạnh nhất định.

+ Còn ngôi thứ ba, người kể chuyện sẽ xuất hiện qua những lời nói, lời bình luận bày tỏ thái độ, nắm bắt được tất cả các sự việc diễn ra và nhìn nhận câu chuyện ở khía cạnh bao quát hơn.

=> Ngôi của người kể chuyện trong tác phẩm là ngôi thứ ba.

(Trả lời bởi ~Kẻ xa lạ~)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc kĩ đoạn văn miêu tả không gian cũng như tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc.

- Chú ý những câu văn viết về tâm trạng của Thanh khi trở về để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

     Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc: tâm trạng vui sướng, hạnh phúc, có cảm giác quen thuộc như chưa bao giờ rời xa nhà. Tâm trạng của Thanh cũng như tâm trạng của bao người con xa quê mỗi khi về thăm nhà, một tâm trạng khó nói thành lời.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc kĩ đoạn văn có chi tiết nói về cây hoàng lan và những kỉ niệm gắn với nó của Thanh.

- Dựa vào những chi tiết trong đoạn văn để chỉ ra trạng thái tình cảm của Thanh.

Lời giải chi tiết:

- Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan: Thanh nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, có sự xúc động khi nhận ra cây hoàng lan lúc nhỏ nay đã lớn rồi và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen.

- Những chi tiết về cây hoàng lan trong câu chuyện:

+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

+ Mùi hương thơm của hoa thoang thoảng bay vào.

+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc kĩ đoạn văn chưa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

- Lưu ý về sự đan xen giữ lời của người kể chuyện và lời độc thoại của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

- Lời của người kể chuyện là những câu hỏi gợi mở cảm xúc của nhân vật, mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện, còn lời độc thoại nội tâm chính là câu hỏi nghi vấn mà Thanh tự hỏi bản thân mình, là suy nghĩ bên trong của Thanh.

- Lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật có sự xen kẽ với nhau, người đọc dễ bị nhầm lẫn hai câu với nhau và có thể hiểu sai dụng ý của tác giả.

- Sự đan xen hai lời kể, lời nói góp phần làm rõ hơn về tâm trạng của Thanh, gợi sự tò mò về người mà Thanh nghe tiếng thấy quen và từ đó mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu 5 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

   Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh:

- Lời nói: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá” - lời nói tâm tình, nhẹ nhàng của Nga đã thể hiện nỗi nhớ đến Thanh mỗi khi đến hái hoa.

- Tâm trạng: Tâm trạng hạnh phúc nhưng vẫn chứa sự buồn thương khi Nga và Thanh vừa gặp nhau, vừa thể hiện tình cảm với nhau thì lại sắp phải xa nhau.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu 6 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan:

- Bà cụ chỉ đơn thuần hỏi Nga vì sao hái hoa khi còn non, còn câu trả lời của Nga ẩn ý cho tình cảm của cô với Thanh.

 

- Lời đối thoại giữa bà cụ và Nga cũng là một cách mà Nga bày tỏ tình cảm của mình với Thanh, là một chi tiết không thể thiếu trong diễn biến câu chuyện.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu 7 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc kĩ đoạn kết của tác phẩm ở trang 51.

- Dựa vào những chi tiết về tình cảm của Nga và Thanh ở phần kết để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết ở phần kết giúp dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Nga và Thanh:

- Chi tiết Thanh đứng lại nhìn cây hoàng lan và nhờ người gửi lời chào đến Nga.

- Chi tiết về tâm trạng của Thanh, tâm trạng nửa buồn nửa vui, cứ nghĩ mãi về Nga cũng như tình cảm của Nga với Thanh.

- Chi tiết nói về nỗi nhớ của Nga và chuyện Nga luôn hái hoa cài trên tóc.

→ Tất cả những chi tiết này giúp ta dự đoán tình cảm của Nga và Thanh sẽ còn đẹp mãi, nở rộ và tràn đầy hương thơm như cây hoàng lan vậy.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện.

- Dựa vào lý thuyết về ngôi kể, người kể chuyện để chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện và sự nhất quán ngôi kể ấy trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)