Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại để làm rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân.
Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại để làm rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân.
Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu “con gà rừng” cho biết những điều gì về cảnh ngộ đời sống cũng như niềm mong ước của Xúy Vân?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Giữa hình ảnh con gà và con công ta sẽ thấy sự khác biệt về giống loài, tính chất. Vậy mà con gà rừng vẫn phải gắn liền với con công, thể hiện một nghịch lí xã hội, sự bất công mà Xúy Vân phải chịu đựng:
- “Bông bông dắt, bông bông díu
Xa xa lắc, xa xa líu”
Cho ta cảm nhận về một sự ràng buộc mâu thuẫn, không thể dung hòa giữa đạo đức con người và tình yêu đích thực.
- “Láng giềng ai hay , ức bởi xuân huyên”
”Ức bởi xuân huyên” thể hiện sự trách giận với chính bố mẹ nàng đã đẩy nàng vào tình cảnh giở khóc giở cười này. Câu hỏi thê lương không lời đáp:” Láng giềng ai hay?” càng khiến thân phận Xúy Vân đáng thương hơn nhiều.
- “Chờ cho bông lúa chín vàng
Để anh đi gặt để nàng mang cơm”
Đậm chất đồng quê, đây là ước mơ khát vọng bình dị được sum vầy êm ấm, hạnh phúc trong cảnh đời thường, đó cũng là định hướng trong tương lai của nàng
- “Rủ nhau lên núi Thiên Thai
Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây”
Hình ảnh con quạ đang ăn xoài trên cây là hình ảnh rất đẹp, có gì đó gần gũi khăng khít, không thể tách rời. Việc rủ nhau lên núi Thiên thai là ước nguyện của Xúy Vân được cùng Trần Phương có một cuộc sống xa lánh phàm tục, có một cuộc sống chỉ có hai người
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Qua đoạn xưng danh của Xúy Vân, có thể nhận ra được những đặc điểm gì của sân khấu chèo (cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn…)?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cách xưng danh: nhân vật tự thuật, tự xưng danh báo tính, tự bình luận về hành động hoặc nhân cách của chính mình
- Sự tương tác giữa người xem và người diễn: gọi là những đoạn thoại hướng ngoại, làm cho sân khấu chèo gần gũi, người xem có thể thêm các tiếng đế để tiếp lời nhân vật
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được qua đoạn trích (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Do tính chất diễn xướng nên ngôn ngữ chèo sử dụng những thể thơ quen thuộc, dễ nhớ có vần điệu:
+ thể thơ tự do:
Đau thiết thiệt van
Than cùng bà Nguyệt
Đánh cho lê liệt
Chết mệt con đồng
+ thể thơ lục bát:
Gió trăng thì mặc gió trăng
Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên
- Sử dụng ca dao
Cách sông nên phải lụy đò
Tối trời nên phải lụy cô bán hàng
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Qua lớp chèo này, bạn hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Chế độ hôn nhân hà khắc, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy
- Tam tòng tứ đức
- Đời sống của dân làng chủ yếu tự cấp, tự túc, khép kín, rât ít khi tiếp xúc với bên ngoài, Hàng xóm láng giềng sống với nhau cơ bản hòa thuận, trên bảo dưới nghe, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau những khi cần thiết
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Bạn đánh giá như thế nào về hành động này của nhân vật?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Để có thể đến được với Trần Phương, Xúy Vân đã quyết định giả dại để làm lí do có thể li hôn với Kim Nhan.
- Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình khát khao hạnh phúc. Nhưng trong chế độ phong kiến xưa, Xúy Vân nói riêng mà những người con gái sống dưới chế độ ấy nói chung đều không có cái quyền tự định liệu cho hạnh phúc, lựa chọn cho mình tình yêu cũng như đối tượng mà mình cảm mến, mọi chuyện tình yêu, hôn nhân đều do cha mẹ sắp đặt theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Cuộc hôn nhân của Xúy Vân với Kim Nham đều do một tay của cha mẹ nàng sắp xếp, mà sự sắp đặt này cũng không hề được định liệu sẵn mà hết sức vội vàng, và điều tất yếu là giữa hai người không hề có tình yêu.
- Ước mơ của nàng thật bình dị và chính đáng. Khi về làm dâu nhà Kim Nham, Xúy Vân đã vô cùng thất vọng trước ước mơ gia đình hạnh phúc, “chồng cày vợ cấy”, hay “anh đi gặt…em mang cơm” với thực tại chồng mait mê đèn sách, thi cử, bỏ mặc nàng trong nỗi cô đơn, một mình thân đàn bà đảm đương những gánh nặng của gia đình. Cho nên lời hát: “Bông bông dắt, bông bông díu – xa xa lắc, xa xa líu” được lặp đi lặp lại mấy lần, đã phản ánh bằng hình ảnh cụ thể tâm trạng đó.
→ Vì tình yêu ấy, nàng bất chấp vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến, những định kiến ngặt nghèo của xã hội về phẩm tiết của người phụ nữ.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Với văn bản lớp chèo Xúy Vân giả dại, ta chỉ cần khoảng 3 phút để đọc xong, nhưng để diễn trên sân khấu, cần tới gần 15 phút. Từ thực tế này, có thể rút ra được nhận xét gì về nghệ thuật chèo? (Gợi ý: chức năng của tích trò; tầm quan trọng của diễn xuất gồm hát, múa và các hình thức biểu cảm khác;…)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Chèo là loại hình sân khấu truyền thống mang đặc điểm diễn kể dân gian, được cấu tạo bằng hai nhân tố cơ bản: tích và trò. Tích là cốt truyện kể bằng văn học, còn trò là nghệ thuật diễn đạt cốt truyện đó trên sân khấu.
- Trò diễn trong Chèo là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật múa, âm nhạc và kịch bản văn học. Trong đó múa là một hình thức biểu đạt quan trọng của nhân vật, làm sinh động vở diễn và cuốn hút người xem.
- Âm nhạc là cốt lõi của nghệ thuật sân khấu Chèo. Trong đó về phần hát bao gồm hơn một trăm các làn điệu chia thành các hệ thống khác nhau. Chèo sử dụng rất nhiều nhạc cụ dân gian như đàn nhị, trống. Trong đó trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa, và đệm cho câu hát. Âm nhạc trong Chèo ngày càng hấp dẫn và đa sắc màu khi có sự giao thoa giữa âm nhạc dân tộc và hiện đại.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐoạn văn tham khảo:
Vở chèo Kim Nham kể về câu chuyện hôn nhân của Kim Nham và Xúy Vân, một người thì chuyên tâm học hành, còn một người thì khao khát được yêu thương . Sự bất đồng tư tưởng đã dẫn đến bi kịch tình yêu giữa hai người. Đoạn trích: “Xúy Vân giả dại” tái hiện cảnh Xúy Vân giả điên mong thoát khỏi Kim Nham, nhưng ẩn chứa trong đó là nỗi niềm tâm sự đầy nước mắt của người phụ nữ thiếu vắng tình yêu. Đặt trong toàn bộ vở chèo, số phận Xuý Vân còn thể hiện những điểm đáng thương khác nữa. Xuý Vân không được lựa chọn hôn nhân, lấy Kim Nham là do cha mẹ sắp đặt, nàng phải chung sống với người mình không yêu. Xuý Vân đến với Trần Phương không giữ trọn tiết làm vợ là một hành động nên phê phán nhưng cũng là một hành động mạnh mẽ, dám vì tình yêu. Chính cái ước mơ chính đáng và tình cảnh bế tắc, cô đơn, lạc lõng giữa gia đình nhà chồng đã đẩy Xuý Vân đến sự lựa chọn tự do nhưng đầy bi kịch. Xúy Vân cô đơn hiu quạnh như người muốn sang sông nhưng không thấy đò. Hình ảnh con đò là hình ảnh ân dụ cho Kim Nham, chàng đã để nỡ chuyến, để nàng phải chờ đợi.Trong ca dao ta cũng bắt gặp hình ảnh con đò:
“Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa”
Tiếng hét của Xúy Vân xé tan không gian tĩnh lặng như một lời trách mắng Kim Nham. Phần cuối hình ảnh Xúy Vân đầu tóc rối bời, đôi mắt ngây dại khiến chúng ta chạnh lòng. Những thứ nghịch lý ngang trái đó thể hiện cuộc đời Xúy Vân chỉ toàn những bất hạnh khổ đau. Ở đây cũng có nét tương đồng với ca dao hài hước châm biếm. Phê phán nhưng cũng nói nên khát vọng được yêu thương, được hạnh phúc là chính đáng, đó là ước muốn muôn thuở của con người, không lửa nóng tro tàn nào hủy diệt nổi.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)