1. Hệ thống hóa kiến thức đã học

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 156)

Hướng dẫn giải

STT

Thể loại

 

 

1

Thần thoại

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

2

Truyện truyền kì

Chức Phán sự đề Tản Viên

3

Truyện ngắn

Chữ người tử tù

4

Thần thoại

Tê-dê

5

Thơ

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

6

Thơ

Thu hứng

7

Thơ

Mùa xuân chín

8

Tiểu luận

Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

9

Văn bản nghị luận

Hiền tài là nguyên khí quốc gia

10

Văn bản nghị luận

Yêu và đồng cảm

11

Văn bản nghị luận

Chữ bầu lên nhà thơ

12

Văn bản nghị luận

Thế giới mạng và tôi

13

Sử thi

Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

14

Sử thi

Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời

15

Sử thi

Ra-ma buộc tội

16

Chèo

Xúy Vân giả dại

17

Tuồng

Huyện đường

18

Tiểu luận

Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân

19

Tuồng

Hồn thiêng đưa đường

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 156)

Hướng dẫn giải

STT

Loại, thể loại

Đặc điểm (nội dung và hình thức)

1

Thần thoại

- Thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (thần thoại suy nguyên); thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hoá (thần thoại sáng tạo).

- Thần thoại thường có cốt truyện đơn giản: có thể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần thoại”). Nhân vật chính của thần thoại là các vị thần, hoặc những con người có nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên nên có thể được miêu tả với hình dạng khổng lồ, hoặc với sức mạnh phi thường... Chức năng của nhân vật trong thần thoại là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại. Câu chuyện trong thần thoại gắn liền với thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau. Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn đã làm nên sức cuốn hút và sức sống lâu bền cho thần thoại.

2

Truyện truyền kì

- Thường kể về những câu chuyện kì lạ, sử dụng nhiều yếu tố kì ảo và xây dựng nhân vật có hành trạng khác thường.

- Sử dụng những yếu tố hoang đường kì ảo làm phương thức phản ánh nghệ thuật

3

Thơ

- Diễn tả những tình cảm mãnh liệt hoặc những ấn tượng, xúc động tinh tế của con người trước thế giới.

- Ngôn từ bay bổng, mô hình thi luật hoặc nhịp điệu.

4

Văn bản nghị luận

- Đề tài bao gồm mọi vấn đề của đời sống như chính trị, xã hội, đạo đức,…

- Có hệ thống luận điểm, lí lẽ bằng chứng được tổ chức chặ chẽ nhằm thuyết phục một vấn đề. 

5

Sử thi

- Thể loại tự sự dài, dung lượng đồ sộ, ra đời vào thời cổ đại. - Cốt truyện sử thi xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục thiên nhiên để ổn định và mở rộng địa bàn cư trú.

6

Chèo

- Nghệ thuật chèo mang tính tổng hợp, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói, hát, múa với sự hỗ trợ của các đạo cụ, nhạc khi dân tộc độc đáo, trên cơ sở một tích trò (còn gọi là tích truyện, chèo bản hay đơn giản là tích) có sẵn

- Tích trò là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của vở chèo, làm điểm tựa cho toàn bộ hoạt động biểu diễn, tuy có tính ổn định nhưng vẫn để ngỏ khả năng thêm thắt, bổ sung cho diễn viên. Vì thế, một tích trò có nhiều dị bản là một sáng tạo mang tính tập thể. Tích trò của chèo dân gian (tích chèo) thường được xây dựng dựa vào truyện cổ tích hay truyện thơ Nôm, thể hiện các đề tài sinh hoạt, đạo đức gần gũi với khán giả bình dân.

7

Tuồng

- Tính tổng hợp, phối hợp cả văn học, ca nhạc và vũ đạo. Tích tuồng dân gian giàu yếu tố hài, hướng tới châm biếm các thói hư tật xấu hay đả kích một số hạnh người nhất định trong xã hội. Một tích tuồng thường có nhiều dị bản, do nó được bổ sung, nắn chỉnh thường xuyên trong quá trình biểu diễn, lưu truyền.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 156)

Hướng dẫn giải

STT

Nội dung thực hành

Ý nghĩa của hoạt động thực hành

1

Sử dụng từ Hán Việt

- Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt đồng nghĩa , từ Hán Việt có sắc thái trừ tường, trang trọng, tao nhã, cổ kính còn từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt để:

+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc.

+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ.

+ Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc nhưi được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa

2

Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa

Để khắc phục các lỗi chính tả trong diễn đạt 

3

Lỗi về liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa

Để nhận biết lỗi và khắc phục các lỗi mắc khi viết các đoạn văn

4

Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

- Để tránh các lỗi thường gặp khi trích dẫn và tôn trọng quyền sở hữu của tác giả

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 156)

Hướng dẫn giải

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài viết

1

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. 

- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính). 

- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

- Đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. 

- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.

2

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn.

- chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ.

-  Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diên nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.

3

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ

- Chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ

- Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối vs cá nhân và cộng đồng

- Nêu những giải pháp mà ng được thuyết phục có thể thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp

4

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề

- Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo

- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.

- Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy, sử dụng các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong công việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có.

- Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo.

5

Viết báo cáo nghiên cứu

- Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về sân khấu dân gian Việt Nam.

- Biết sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ, làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể, sát hợp.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đáng giá riêng.

- Khái quát được ý nghĩa của vấn đề sân khấu dân gian đã chọn nghiên cứu.

- Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Câu 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 157)

Hướng dẫn giải

- Các nội dung nói và nghe về phân tích, nghị luận nhân vật, tác phẩm văn học đã được thực hiện trước đó

- Các nội dung nói và nghe của bài nghiên cứu đề tài là mới. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)