Trên quả địa cầu, nếu cứ cách 10o, ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cứ cách 10o, ta vẽ một vĩ tuyến, thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?
Trên quả địa cầu, nếu cứ cách 10o, ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cứ cách 10o, ta vẽ một vĩ tuyến, thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?
Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó: cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải
Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiBản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hoặc toàn bộ Trái Đất lên một mặt phẳng. Trong việc giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí (như sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn...). Qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.
(Trả lời bởi Linh Diệu)
Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiBản đồ có kinh tuyến và vĩ tuyến là đường thẳng là bản đồ sử dụng phép chiếu đồ hình trụ đứng. Theo phép chiếu đồ này thì vùng xích đạo có độ chính xác nhất, không có sai số độ dài; càng xa xích đạo càng kém chính xác; tỉ lệ theo lưới chiếu kinh tuyến vĩ tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ xích đạo đến cực. Hơn nữa ở góc chiếu này góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên địa cầu. Đó là lí do các nhà hàng hải hay sử dụng bản đồ có lưới kinh tuyến vĩ tuyến là những đường thẳng.
(Trả lời bởi Linh Diệu)
Để vẽ được bản đồ, người ta phải lần lượt làm những công việc gì?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiĐể vẽ được bản đồ, trước hết phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của bản đồ cần vẽ để chọn cách chiếu đồ thích hợp, sau đó lần lượt làm các công việc sau:
- Thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ.
- Biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
- Thu nhỏ khoảng cách.
- Chọn các loại và dạng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiTỉ lệ bản đồ cho biết các khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với khoảng cách thực của chúng trên thực địa.
(Trả lời bởi Linh Diệu)
Dự vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1:200.000 và 1:6.000.000, cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiMình trình bày khác nha.
Tỉ lệ 1:200.000 Tỉ lệ 1:6.000.000 Độ dài thực địa nếu trên bản đồ là 5 cm:
5.200000= 1 000 000 (cm)= 10 (km)
Độ dài thực địa nếu trên bản đồ là 5 cm:
5.6 000 000= 30 000 000 (cm)= 300 (km)
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiBài này có 2 cách giải.
Cách 1: Đổi cùng đơn vị cm Cách 2: Đổi cùng đơn vị km Đổi: 105 km= 10 500 000 (cm)
Tỉ lệ bản đồ bằng:
\(khoảngcáchtrênbảnđồ:khoảngcáchthựctế\\ =15:10500000\\ =1:700000\)
Đổi: 15 cm= 0,00015(km)
Tỉ lệ bản đồ:
\(khoảngcáchtrênbảnđồ:khoảngcáchthựctế\\ =0,00015:105\\ =1:700000\)
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiKhi sử dụng bản đồ, trước tiên phải xem bản chú giải vì bản chú giải không chỉ giải thích các kí hiệu trên bản đồ, mà còn giúp người đọc thấy được những đối tượng địa lí cùng với các đặc trưng về số lượng và chất lượng của chúng (thông qua kích thước kí hiệu, màu sắc kí hiệu...).
(Trả lời bởi Linh Diệu)
Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải. Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng 3 loại kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
(Trả lời bởi Linh Diệu)