Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học: 2016 – 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN I: (4 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: ... "Dù ở gần con, Dù ở xa con Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con, Cò mãi yêu con, Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con." 1. Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy. (0,5 điểm) 2. Tác giả đã sử dụng thành ngữ nào trong đoạn thơ trên? (0,5 điểm). 3. Từ "dù" đặt ở hai câu thơ đầu và từ "vẫn" đặt ở hai câu cuối đoạn thơ có tác dụng gì? (1,0 điểm) 4. Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) viết phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên. (2,0 điểm) PHẦN II: (6 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1) ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 2 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Ý Nội dung I Đọc hiểu 1 Khổ thơ được tríc h tro ng t ác phẩm “Con cò”. Tác gi ả l à C hế Lan Viên. 2 Đoạn thơ đã sử dụng thành ngữ “Lên rừng xuống bể”. 3 Từ “dù” đặt ở hai câu thơ đầu nêu lên những giả thiết có thể xảy ra trong cuộc đời dà i rộn g. Từ “vẫn ” khẳn g đ ịnh châ n lí là tình yêu thương của mẹ mãi mãi dành cho con dù cuộc đời có đưa đẩy thế nào, dù con có xa hay ở gần mẹ.Đây chính là lời tự nhủ của mẹ, cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, tình mẹ vẫn bao la, son sắt. 4 - Hình thức: đoạn văn. - Nội dung: + Con cò là hình ảnh của người mẹ. Tác giả sử dụng hình ảnh tượng trưng, giọng thơ suy tưởng triết lí về ý nghĩa của lời ru và hình ảnh người mẹ. + Sử dụng điệp ngữ “dù ở” và thành ngữ “lên rừng xuống bể”. Đây chính là lời tự nhủ của mẹ, cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, tình mẹ vẫn bao la, son sắt. + Cò biểu tượng cho hình ảnh người mẹ: _ Cuộc đời lận đận, vất vả. _ Hi sinh quên mình vì tình yêu con. _ Yêu con bằng tình yêu bền chặt, bao dung. + Qua đoạn thơ thể hiện tình cảm của mẹ dành cho con bao la, sâu nặng. Từ đó, biết yêu thương, tôn kính mẹ. II Làm văn 1 Giới thiệu chung - Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 3 phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình. - Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. - Nhân vật ông Sáu là nhân vật chính của tác phẩm, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. 2 Phân tích a. Ông Sáu là một chiến sĩ yêu nước, có lí tưởng cách mạng - Là một nông dân Nam Bộ, giàu lòng yêu nước, từng cầm súng suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, không tập kết ra Bắc mà ở lại cầm súng, gây dựng lực lượng để tiếp tục kháng chiến chống Mỹ. - Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với cách mạng. - Hi sinh vì Tổ quốc. => Ông Sáu là người anh hùng dân tộc trong thời đại “ra ngõ gặp anh hùng”, thời đại cả nước kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bom đạn khốc liệt. b. Tình yêu thương con - Tình cảm của ông Sáu với con rất sâu nặng. Nó không chỉ là tình cảm cha con mà còn là tình đồng chí đồng đội giữa các thế hệ. Tác giả không đi sâu vào cuộc chiến đấu mà tập trung miêu tả tình cha con sâu nặng, cao đẹp, là giá trị vĩnh hằng của con người. Tình thương con của ông được thể hiện trong hai tình huống: b.1: Tình huống 1 - Sau tám năm vào sinh ra tử, ông Sáu chỉ được ngắm nhìn con trong ảnh. Khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. “ Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi cắt tóc ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với”. - Trong những ngày nghỉ phép, ông rất muốn gần con, mong được ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 4 nghe tiếng gọi ba thân thương từ miệng nó – đứa con gái duy nhất nhưng lại không toại nguyện. Chiến tranh đã để lại cho ông nỗi đau thể xác, giờ đây ông lại phải chịu nỗi đau tinh thần khiến ông tưởng chừng không chịu đựng nổi.Những lúc ấy, vết thẹo trên má ông lại đỏ ửng lên, dần dật trông rất dễ sợ.Tâm trạng ấy lặp đi lặp lại thật tội nghiệp. Có lúc ông muốn gần con để ôm con vào lòng, có lúc đứng sững lại nhìn con đau đớn. Ông đang phải chịu nỗi đau tột cùng vì những mong ước của một người cha không toại nguyện. Càng thương yêu con, ông càng khổ tâm. - Lúc chia tay, ông đã cố nén giọt nước mắt vì cách bộc lộ, tình cảm của con đối với mình khiến ông quá xúc động. Niềm hạnh phúc mà ông hằng mong chờ đã tới nhưng quá ngắn ngủi vì đã đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, lặng lẽ ra đi không hẹn ngày về mang theo một ước nguyện của con là cây lược nhỏ. b.2: Tình huống 2: - Khi nằm vùng ở khu căn cứ, thiếu gạo, nhiều khi phải ăn bắp thay cơm, lại bị giặc khủng bố liên mien, cái chết bủa vây từng ngày, trong tâm trí ông luôn nhớ về những ngày ở gia đình, nhất là việc đã nóng vội mà đánh con vô lí. Đó là nỗi ân hận luôn ám ảnh, day dứt trong tâm hồn ông. - Ông nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Điều đó thúc giục ông đến việc làm một chiếc lược ngà.Và ông Sáu đã dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ con vào việc làm cây lược ấy. - Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ thương, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày gian khổ. - Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không gì bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông – người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời bất ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 5 diệt. c. Nhận xét - Ông Sáu là biểu tượng của hình tượng người lính yêu nước, người cha giàu tình yêu thương con. - Tác giả xây dựng được những tình huống đặc sắc. - Nghệ thuật kể chuyện gây bất ngờ, hấp dẫn. -Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung vào tình cha con, tình đồng chí trong những hoàn cảnh éo le, đặc biệt là tình cha con sâu nặng, cao đẹp của người chiến sĩ. Tình cảm ấy được miêu tả cảm động từ hai phía bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, chí nh x ác, bắt ngu ồn t ừ mộ t t âm h ồn n hạy cảm và t ấm lòng yêu thương, trân trọng con người. 3 Tổng kết - Nhân vật ông Sáu là một sáng tạo nghệ thuật thành công của tác giả. - Giúp chúng ta thấm thía sâu sắc hơn những vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
00:00:00