Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút. (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (3 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn của cuộc đời của một ai đó. Từ kết quả của nhiều cuộc thí nghiệm, nhà tâm lí học B. F. Skinner kết luận rằng: lời khen luôn luôn khiến cho những hành vi tốt được tăng lên và những hành vi xấu giảm đi. Trong rất nhiều gia đình, dường như hình thức giao tiếp chính của cha mẹ với con cái là mắng quát và la rầy. Rất nhiều trường hợp con cái trở nên lệ thuộc hơn chứ chẳng khá hơn chút nào sau mỗi lần bị đối xử như vậy. Các bậc cha mẹ thực sự không hiểu rằng điều mà con cái họ thực sự cần là lòng yêu thương và những lời nói chân thành. Lời động viên, khen ngợi đúng lúc hoặc lòng bao dung giúp họ vượt lên những lỗi lầm và nỗ lực cao hơn… (Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, NXB Thế giới, 2017, tr. 259 – 263) Thực hiện các yêu cầu: a. Chỉ ra thái độ thường có của “chúng ta” khi giao tiếp với người thân được nêu trong đoạn trích. b. Theo tác giả, con cái thực sự cần điều gì từ các bậc cha mẹ của mình? c. Tác dụng của việc dẫn kết luận của nhà tâm lí học B. F. Skinner? d. Em có cho rằng ý kiến của tác giả: “Lời khen… cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển” mâu thuẫn với ý kiến của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta” không? Vì sao? OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2 Câu 2 (3 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích: “Lời khen như tia nắng mặt trời”. Câu 3 (4 điểm) Phân tích lời cha nói với con trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con (Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, trang 72 – 73) OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 3 ĐÁP ÁN Câu 1. a. Thái độ thường có của “chúng ta” khi giao tiếp với người thân được nêu trong đoạn trích: thường phê phán (giống như làn gió lạnh như cắt) mà chẳng mấy khi dành những lời khen tặng (những tia nắng ấm áp). b. Theo tác giả, điều con cái thực sự cần từ các bậc cha mẹ là: lòng yêu thương và những lời nói chân thành. c. Tác dụng của việc viện dẫn kết luận của nhà tâm lí học B. F. Skinner: tạo nên độ tin cậy cao hơn cho kết luận: Lời khen luôn có tác dụng tích cực khiến hành vi tốt được tăng lên còn hành vi xấu giảm đi. d. Theo em, ý kiến của tác giả không hề mâu thuẫn với ý kiến của Tuân Tử vì: - Lời răn của Tuân Tử muốn nói về tác động và ý nghĩa của “lời chê” nhằm giúp con người tiến bộ hơn. Nhưng người chê ta phải là những người “thầy”. Nghĩa là đó thực sự là những “lời chê” nhằm giúp ta tốt lên. Chứ không phải là “chê” ở mọi lúc mọi nơi. - Còn tác giả lại muốn nhấn mạnh đến vai trò của lời khen. Lời khen khiến con người suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn. Câu 2. 1. Yêu cầu về hình thức: - Bài văn ngắn trình bày đúng hình thức nghị luận, độ dài 1 trang giấy thi. - Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung: * Giải thích: “Lời khen như tia nắng mặt trời” là gì? - Mặt trời với những tia nắng ấm áp soi rọi đem lại sự sống cho vạn vật. - Lời khen là những lời động viên, ghi nhận những gì mà người đó làm được, dù là tiến bộ chậm chạp. => “Lời khen như tia nắng mặt trời” có nghĩa, việc đưa ra những lời khen và lời khen dành cho người khác có tác dụng như những tia nắng ấm áp, tạo động lực và đem đến sự lạc quan cho người được khen. * Chứng minh: những dẫn chứng trong sách vở, trong thực tiễn cuộc sống. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 4 * Bình luận: - Lời khen được trao vào đúng thời điểm thích hợp có khi giúp thay đổi hướng đi, cuộc đời của một con người. - Nhưng nói như vậy không có nghĩa là dành lời khen ở mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi họ vi phạm hay mắc sai lầm. Những khi đó, chỉ nên đưa ra những lời động viên, khuyên răn. Chứ không nên đưa ra lời khen, bởi nếu không, họ chỉ càng dễ sa lầy vào ảo tưởng về sức mạnh, năng lực của mình mà thôi. - Cần tùy trường hợp mà đưa ra những lời khen – chê – động viên cho kịp thời. - Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động. Câu 3. 1. Yêu cầu về hình thức: - Bài văn trình bày đúng hình thức nghị luận, có đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung: a. Giới thiệu chung - Nói với con được sáng tác năm 1980, khi đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến, đất nước được hòa bình, thống nhất. Y Phương vừa sinh đứa con gái đầu lòng và rất xúc động viết nên những vần thơ dặn dò con. - Đoạn thơ trên thuộc phần 2 của tác phẩm. Cha muốn nói với con về phẩm chất của người đồng mình và từ đó đưa ra những lời dặn dò con. b. Phân tích. * Mười hai câu: Cha nói với con về phẩm chất của người đồng mình. - Người đồng mình dũng cảm, kiên cường, không ngại khó khăn gian khổ. - Người đồng mình sống gắn bó với quê hương nghèo khó. - Người đồng mình yêu mến và tự hào về quê hương giàu truyền thống. * Bốn câu tiếp: Cha dặn dò con trên hành trình khôn lớn, trưởng thành: không được nhỏ bé, noi gương người đồng mình, góp phần dựng xây quê hương. c. Đánh giá: Đây là những vần thơ hay viết về tình cảm gia đình.
00:00:00