Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 2/6/2019 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Mảnh đất Bắc Giang, nơi hội tụ ba dòng sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam, nhưng dường như, con sông Thương được nhắc đến nhiều nhất, đặc trưng và thân quen hơn cả. Người ở địa phương khác hay nơi nào xa xôi, thường gọi Bắc Giang là “vùng đất sông Thương” đầy trìu mến. Vùng đất ấy có những đặc điểm không thể lẫn, đó là vùng tụ cư của nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Hoa, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu… với những truyền thống nghệ thuật phong phú. Trong đời sống nhân dân lao động, còn giữ gìn những làn điệu dân ca: hát xẩm, ca trù, chèo, quan họ và điệu soong hao… Ngồi trong gia đình làng Thổ Hà (Việt Yên) nghe anh Hai, chị Hai quan họ cất lời thì lại thấy hồn vía mình thuộc về bến nước cây đa, thuộc về mồ hôi mặn chát. Có gì dạt dào yêu mến, vời vợi tình cảm níu kéo người ta say mê quan họ, nâng con người bay cao bay xa hơn, sống đẹp hơn. Những làng quê “văn vật danh hương”, “văn vật sở đô” như làng Tiến sĩ Yên Ninh (Yên Việt), Song Khê (Yên Dũng), làng Quận công (Hiệp Hòa)… của Bắc Giang còn đấy vẻ đẹp của sự trầm lắng, bồi tụ. Hầu như không vùng quê nào trong tỉnh không có huyền tích, huyền thoại về những người anh hùng và dấu vết của chiến công hiển hách, suốt từ Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế, Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, thành phố Bắc Giang. Chỉ tính ngay đoạn sông Thương chảy qua thành phố Bắc Giang thôi, đã chất chứa trong lòng nó bao thăng trầm lịch sử. (Theo Một dải sông Thương, Phù Sa mặn, Mai Phương, NXB Văn học, 2015, tr. 147-148) a. Theo tác giả, mảnh đất Bắc Giang là nơi hội tụ của những dòng sông nào? Người ở nơi khác thường gọi mảnh đất này là gì? b. Trong câu văn sau có những từ láy nào? OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2 Có gì dạt dào yêu mến, vời vợi tình cảm níu kéo người ta say mê quan họ, nâng tầm con người ta bay cao hơn, sống đẹp hơn. c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: Trong đời sống nhân dân lao động, còn giữ gìn những làn điệu dân ca: hát xẩm, ca trù, chèo, quan họ và điệu soong hao… d. Đoạn trích khơi gợi trong em tình cảm gì? (Trình bày trong khoảng từ 3-5 câu) Câu 2 (2 điểm) Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống uống nước nhớ nguồn. Câu 3 (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?... (Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2016, tr. 144-145) --------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm --------- OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 3 ĐÁP ÁN Câu 1. a. - Mảnh đất Bắc Giang, nơi hội tụ ba dòng sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam. - Người ở nơi khác thường gọi mảnh đất Bắc Giang là “vùng đất sông Thương” đầy trìu mến. b. Từ láy có trong câu trên là: dạt dào, vời vợi. c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên: liệt kê(hát xẩm, ca trù, chèo, quan họ và điệu soong hao…). Việc chỉ ra thật nhiều những làn điệu dân ca đã góp phần khẳng định mảnh đất Bắc Giang là nơi giàu truyền thống văn hóa. d. Đoạn trích giới thiệu về mảnh đất Bắc Giang. Mảnh đất giàu văn hóa, truyền thống. Bắc Giang là điểm gặp gỡ của nhiều con sông lớn, nhiều dân tộc, nhiều làng quê với những làn điệu quan họ mượt mà. Bắc Giang còn là mảnh đất anh hùng, gắn bó với nhiều thăng trầm lịch sử. Câu 2. 1. Yêu cầu về hình thức: - Đoạn văn trình bày đúng hình thức, đủ độ dài. - Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung: * Khái niệm: Uống nước nhớ nguồn là lối sống đẹp, sống mà biết ơn thành quả thế hệ đi trước đã tạo dựng. * Biểu hiện: - Tôn trọng và phát huy thành quả của thế hệ đi trước. - Bày tỏ niềm biết ơn bằng hành động tri âm. Ngày 27/7, 26/3, 20/11,… - Nêu dẫn chứng cụ thể trong cuộc sống và trong văn học. * Phản đề: - Cuộc sống tuy hiện đại, con người ngày càng độc lập và mạnh mẽ hơn nhưng thật đáng buồn cho những kẻ sống lãng quên quá khứ, phủ nhận thành quả của thế hệ đi trước. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 4 - Những kẻ không có quá khứ là không có tương lai, bởi tương lai được gây dựng từ quá khứ. Nếu không biết ơn, uống nước nhớ nguồn thì làm sao có đủ phẩm chất đạo đức vững bước trong cuộc sống. * Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động. Câu 3. 1. Yêu cầu về hình thức: - Bài văn diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. - Bài văn có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 2. Yêu cầu về nội dung: a. Khái quát: - Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi Bằng Việt đang sinh sống và làm việc ở Liên Xô, bấy giờ nhớ về bà và những năm tháng tuổi thơ. b. Hình tượng bếp lửa còn là ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc (2 khổ cuối) - Thực ra, ý nghĩa biểu tượng đã tiềm ẩn trong các khổ thơ trước, nhất là khổ 5. Song thực sự đến khổ 6, 7, ý nghĩa biểu tượng mới hiện ra hết sức rõ rệt, khiến mạch thơ vận động từ cụ thể sang khái quát, từ tả thực đến biểu tượng, từ cảm xúc đến suy nghĩ. Điểm tựa cho sự vận động của mạch thơ là trục thời gian. Thời gian vốn là thước đo tin cậy của cảm xúc, là sự trải nghiệm của suy tư, là cơ sở của nhận thức. Với vai trò ấy, thời gian trong 2 khổ thơ cuối bài vận động thành 2 chặng: từ quá khứ đến hiện tại. * Chặng 1: “Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ” là quãng thời gian quá khứ, thời gian tổng kết, thời gian chiêm nghiệm giúp Bằng Việt nhận ra. - Sự gắn bó có tính bền vững giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Từ đầu bài thơ: 2 hình ảnh này đã song hành. Đến đây, bà và bếp lửa như hòa làm một. Không phải ở cạnh nhau mà hòa vào trong nhau. Lửa bếp hóa lửa lòng. Bếp lửa trở thành biểu tượng trọn vẹn cho người bà – 1 hình ảnh người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với nhiều vẻ đẹp. - Điệp từ “nhóm” lặp 4 lần, vừa kết nối 2 hình ảnh bà và bếp lửa, vừa tỏa ra 4 tầng ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cho nhau như ngọn lửa tình bà ngày càng rực sáng. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 5 + Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm: biểu tượng cho sự chi chút, tảo tần của người bà 1 nắng 2 sương. + Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi: là biểu tượng cho tình người thương mến từ cuộc sống mộc mạc, khó nghèo. + Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình đã hòa chung với tình cảm cộng đồng rộng lớn, ấm áp. + Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ: hình tượng cho sự đánh thức kỉ niệm, sự gieo cấy yêu thương trong tâm hồn thơ ấu của người cháu. - Không nén được lòng mình, nhà thơ thốt lên xúc động: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa” + Thán từ “ôi” đặt đầu câu như làm òa ra những cảm xúc mãnh liệt và đầy cảm xúc tới điểm: đó là sự hòa trộn cả yêu thương, kinh ngạc, trân trọng lẫn lòng thành kính, biết ơn của cháu đối với bà. + Tiếng thốt đầy ắp cảm xúc ấy lại có sức khái quát sâu sắc. 2 tính từ “kì lạ”, “thiêng liêng” như muốn vỡ òa ra một nhận thức để ngộ ra 1 điều kì diệu trong cuộc đời bình dị khiến bếp lửa không còn là một vật thể bình thường nữa mà đã trở thành cái cao cả. * Chặng 2: “Giờ cháu đã đi xa” là thời gian hiện tại, cũng là thời gian li cách, thời gian chia xa của bà với cháu. Tình cảm của nhà thơ với bà gây được ấn tượng sâu đậm cho người đọc bởi phép tương phản giữa khoảng cách và tấm lòng, khoảng cách là thước đo của tấm lòng: “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả. Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” - Khoảng cách thật xa xôi “Giờ cháu đã đi xa”: nơi ấy có bao điều kì thú mê hoặc lòng người: “Có ngọn khói trăm tàu”, “Có lửa trăm nhà”, “Niềm vui trăm ngả”,… thật quyến rũ. Điệp từ “trăng” gợi nhiều niềm vui. - Chữ “Nhưng” cắt giữa đoạn thơ đã tạo 1 sự tương phản giàu ý nghĩa: cháu “chẳng lúc nào quên” là “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 6 => Câu thơ khép lại thi phẩm nhưng câu hỏi cứ khắc khoải lại mở bài. Trong câu hỏi ấy, hiện lên 2 hình ảnh: hình ảnh không gian “sớm mai” và hình ảnh “bà nhóm bếp” – 2 hình ảnh bình dị và vô cùng sâu nặng. Bởi đó là cội rễ và ân nghĩa, là bến tâm hồn của mỗi đời người. Cũng trong câu hỏi ấy, hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà vừa tách biệt vừa xoắn quyện vào nhau, nhòe lẫn với nhau, tỏa sáng trong nhau. Tình cảm sâu đậm của cháu với bà có nguồn mạch từ đạo lý ân nghĩa Việt Nam trong quan hệ gia đình, tổ tiên, quê hương, đất nước: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
00:00:00