Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Ngày thi: 3/6/2019 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thấm đậm tình người với đạo lí “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn. Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm,… chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí, có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng… là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm… Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung, là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn bệnh tật. Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tô cháo, đồng tiền… mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận. Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông… Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi… là còn mãi, đó chính là tình người! (Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn) Câu 1. Từ “tử tế” trong văn bản có nghĩa là gì? (1 điểm) Câu 2. Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm…” (1 điểm) OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2 Câu 3. Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì? (0,5 điểm) Câu 4. Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc (0,5 điểm) II. PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy nêu cảm nhận về lòng tốt giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay (Trình bày trong 1 đoạn văn khoảng 200 từ) Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và con người qua các khổ thơ sau: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. … Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến”. (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ Văn 9, tập 2, trang 55 – 56, NXB Giáo dục, 2016) OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 3 ĐÁP ÁN PHẦN I. ĐỌC HIỂU Câu 1. Từ “tử tế” trong văn bản có nghĩa là để chỉ những hành động đẹp, thể hiện sự đùm bọc sẻ chia, tình tương thân tương ái giữa người với người. Hành động tử tế giúp những người gặp hoàn cảnh khó khăn, vực họ dậy và tạo động lực để họ vững bước. Câu 2. Trường từ vựng chỉ người (người trong xã hội). Bao gồm: những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Câu 3. Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng chung mục đích là: giúp đỡ người khác, những người gặp hoàn cảnh khó khăn bất hạnh để giúp họ vượt qua khó khăn và bệnh tật. Câu 4. Câu ca dao hoặc tục ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc: - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. - Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng. PHẦN II. TẬP LÀM VĂN Câu 1. 1. Yêu cầu về hình thức: - Đoạn văn trình bày đúng hình thức 1 đoạn văn khoảng 200 chữ. - Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung: * Lòng tốt giữa con người với con người là gì? * Biểu hiện: tấm gương, những người xung quanh cuộc sống của em… * Ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng. * Sẽ ra sao nếu xã hội không tồn tại lòng tốt giữa người với người? Phê phán những kẻ theo đuổi lối sống vị kỉ, ích kỉ, hẹp hòi. * Làm thế nào để phát huy và thể hiện lòng tốt giữa người với người? * Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 4 Câu 2. 1. Yêu cầu về hình thức: - Bài văn trình bày đúng hình thức bài văn, gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Văn phong trôi chảy, linh hoạt, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung: a. Giới thiệu chung: - Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại. - Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/ 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu sau thì qua đời. - Những khổ thơ trên viết về suy ngẫm của Thanh Hải trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Trước vẻ đẹp ấy, Thanh Hải có ước nguyện thật chân thành và giản dị là được hóa thân, dâng hiến, góp phần nhỏ bé làm nên mùa xuân của đất nước. b. Phân tích: * Khổ 1: - Đảo ngữ từ “mọc” lên đầu câu, nhấn mạnh sự xuất hiện của những sự vật trong bức tranh thiên nhiên. + Hình ảnh: dòng sông xanh, hoa tím biếc, con chim chiền chiện -> đều là những dấu hiệu của mùa xuân. Không gian được mở ra ở cả tầng thấp lẫn tầng cao. + Màu sắc: xanh, tím. + Âm thanh: tiếng chim chiền chiền. - Phép nhân hóa “ơi” + câu hỏi tu từ -> cất tiếng gọi tha thiết, trìu mến. - Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “giọt long lanh”: tiếng chim kết đọng lại thành từng giọt, từng giọt. => Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống. * Khổ 3: - Đất nước được nhìn trong chiều dài lịch sử bốn ngàn năm, được khái quát bằng 2 tính từ: “Vất vả và gian lao” -> gợi ra quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước gian khổ của dân tộc. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 5 - Phép so sánh “đất nước” – khái niệm trừu tượng, với “vì sao” – một thực thể vĩnh hằng bất biến của tự nhiên. - Phó từ “cứ” + “đi lên phía trước”: khẳng định niềm tin của Thanh Hải vào sự trường tồn, bất diệt của đất nước. * Khổ 4: - Điệp ngữ “ta làm” cùng với biến thể “ta nhập” diễn tả được ước nguyện chân thành tha thiết của Thanh Hải. - Tác giả muốn hóa thân vào những hình ảnh giản dị, góp phần làm nên mùa xuân lớn lao của đất nước: + Muốn làm một con chim để cất tiếng hót vui say cho đời. + Muốn làm một cành hoa để tỏa hương sắc cho đời. + Muốn làm một nốt nhạc góp vào hòa ca bất tận của đất trời. Nhưng chỉ là 1 nốt nhạc trầm nhỏ bé khiêm nhường chứ không mong muốn phô trương. Chỉ 1 nốt nhạc trầm thôi nhưng cũng đủ để làm xao xuyến lòng người. c. Đánh giá: - Những vần thơ ấy được Thanh Hải viết vào tháng 11/1980, vào mùa đông cuối cùng trước khi tác giả từ giã cõi đời nhưng ẩn đằng sau đó vẫn là 1 hồn thơ đầy sức sống, mong muốn được hóa thân, nhập vào làm nên mùa xuân của đất nước. - Bởi vậy, ước nguyện và những suy ngẫm của Thanh Hải càng thêm đáng trân trọng.
00:00:00