Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học: 2016 – 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề) I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm) Đọc kỹ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngữ liệu 1: "Chắc chắn anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao." (Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.198) Ngữ liệu 2: "Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường" (Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.156) Câu 1: (1,0 điểm) Hai ngữ điệu trên được trích từ những tác phẩn nào? Nêu tên tác giả. Câu 2: (1,0 điểm) Xác định và cho biết tác dụng của thành phần tình thái trong câu đầu tiên của ngữ liệu 1. Câu 3: (1,0 điểm) Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối cùng của ngữ liệu 2. II. Phần Tập làm văn: (7,0 điểm) Câu 1: (3.0 điểm): Trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết: "Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không la cực nhọc..." Từ ý nghĩa của những câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương. Câu 2: (4,0 điểm) 2.1. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê được trần thuật của nhân vật nào? Theo em, sự lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện? 2.2. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn nói trên trong một bài văn. ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 2 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Ý Nội dung I Đọc hiểu 1 1 - Ngữ liệu 1: Tác phẩm “ Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng. - Ngữ liệu 2: Tác phẩm “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy 2 Ngữ liệu 1: thành phần tình thái là “chắc chắn” nêu lên phán đoán có tính chất khẳng định về tâm trạng của ông Sáu trong lúc sắp phải lên đường làm nhiệm vụ. Ông cũng muốn ôm hôn con nhưng sợ nó khóc, hét lên nên chỉ dám đứng nhìn. 3 Biện pháp tu từ là: so sánh, nhân hóa. Tác dụng: trăng trở thành người dưng, người lạ không quen biết. 2 Nghị luận xã hội 2.1 Giải thích - Đoạ n t hơ đư ợc trí ch t huộ c bà i th ơ “ Nói v ới c on” của nhà thơ Y Phương thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương dù trong những hoàn cảnh éo le “sống trên đá”, “sống trong thung”, lên thác xuống ghềnh, cực nhọc. - Khẳng định tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng, quan trọng đối với mỗi con người, nói như nhà thơ Đỗ Trung Quân: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người 2.2 Bình luận a. Vì sao phải yêu quê hương - Quê hương: là nơi sinh ra, lớn lên, nơi ghi dấu những kỉ niệm tuổi thơ. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, quê hương là nơi có ông bà tổ tiên ta ở đó. Nơi gần gũi, thân thuộc, chôn rau cắt rốn của mỗi người. - Quê hương là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống văn hóa của cha ông từ ngàn đời truyền lại. Muốn trở thành người tốt, trước hết phải tiếp thu được những giá trị truyền thống ấy. - Quê hương có ông bà tổ tiên, là nguồn cội, là nơi ta sinh ra, cho ta hiểu về rõ nguồn gốc của mình. - Những vẻ đẹp của quê hương nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên từng ngày. Những kí ức tuổi thơ theo ta đến hết hành trình cuộc đời dài rộng. b. Biểu hiện - Yêu quê hương là yêu những gì nhỏ bé thân thuộc nhất. ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 3 - Có tình yêu sẽ tạo ra sức mạnh vượt mọi thử thách dù quê hương có đất cằn lên sỏi đá, có lên thác xuống ghềnh. - Quê hương nuôi dưỡng cho ta những tình cảm truyền thống như tình cảm gia đình, tình làng xóm, anh em, tình yêu quê hương. - Có quê hương là còn có nơi để về sau bao nhiêu tấp nập, bon chen. Về quê như để di dưỡng tinh thần, để có một chốn thanh bình, tĩnh tâm. - Mỗi vùng quê có những phong tục khác nhau, đi đến đâu ta cũng được tìm hiểu những nét văn hóa mới. Từ đó làm phong phú sự hiểu biết, làm tâm hồn được rộng mở. - Từ tình yêu quê hương, ta phấn đấu học tập, rèn luyện để xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn. c. Mở rộng - Yêu quê hương nói rộng ra là tình yêu Tổ quốc, yêu nước. - Ca ngợi những người yêu quê hương, biết xây dựng phát triển quê hương. - Phê phán những người không có tình yêu quê hương, không nhớ nơi chôn rau cắt rốn. - Quê hương không chỉ là nơi sinh ra mà có thể là nơi ta gắn bó một phần đời ở đó, như nhà thơ Chế Lan Viên viết: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. 2.3 Bài học hành động và liên hệ bản thân - Có ý thức xây dựng và phát triển những giá trị văn hóa tinh thần của quê hương, học tập rèn luyện dựng xây quê hương giàu đẹp. - Liên hệ bản thân. 3 Nghị luận văn học a Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” được trần thuật theo lời kể của nhân vật Phương Định. Việc lựa chọn ngôi kể như thế có tác dụng làm cho câu chuyện thêm chân thực hơn, nội dung ý nghĩa vì thế có sức thuyết phục, tác động đến người đọc mạnh mẽ hơn. b Cảm nhận về nhân vật Phương Đinh b.1 Giới thiệu chung -Lê Minh Khuê là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ. Sau năm 1975, bằng những tìm tòi đổi mới sâu sắc về văn học nghệ thuật, đặc biệt là về truyện ngắn. - Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một trong những tác phẩm đầu tay, viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt. ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 4 - Nhân vật chính và cũng là người kể chuyện là Phương Định để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta. b.2 Phân tích *Lai lịch - Là một người con gái Hà Nội vào chiến trường (một cô nữ sinh) có một thời học sinh vô tư lự bên mẹ trong một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh. Luôn nhớ về những kỉ niệm trong hoàn cảnh dữ dội. * Cá tính - Mê hát, thuộc nhiều điệu nhạc, tự bịa ra lời để hát mặc dù lộn xộn, có lúc bò ra cười. Đó là những bài hành khúc bộ đội, dân ca, Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. - Hay quan tâm đến hình thức. - Biết nhiều người thiện cảm với mình, thích ngắm mắt mình. - Không hay biểu lộ tình cảm của mình. => Phương Định là một cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng. * Tình cảm - Yêu mến đồng đội, dành tình yêu, niềm cảm phục cho những người chiến sĩ cô từng gặp. - Những người đẹp nhất, thông minh, can đảm nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. * Gan dạ, anh hùng của người chiến sĩ - Biết Thần Chết là một tay không biết đùa. - Căng thẳng, gan dạ, các anh cao sạ đang theo dõi từng động tác, cử chỉ. - Đến gần quả bom, rung mình, thấy mình làm chậm quá. => tác giả đã miêu tả cụ thể, chân thực, tinh tế tâm lí nhân vật. * Nhận xét - Phương Định là một cô gái có thế giới nội tâm phong phú, trong sáng, dũng cảm. - Phương Định cùng những chiến sĩ đồng đội là đại diện cho thế hệ trẻ Việt nam thời chống Mỹ. b.3 Tổng kết - Tác giả có tài năng miêu tả nhân vật. - Tác giả thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng. Đây là nội dung chủ đạo và thống nhất trong văn học Việt Nam thời kháng chiến.
00:00:00