Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2016 – 2017 ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) Lưu ý: Đề thi có 01 trang. Học sinh làm bài vào tờ giấy thi PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3, 0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ? - Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm. - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàng hồn. ( Ngữ văn 8, tập một, trang 29, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) Câu 1 (0,25 điểm). Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Câu 2 (0,25 điểm). Tác giả của văn bản đó là ai? Câu 3 ( 0,25 điểm). Giải thích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích trên. Câu 4 (0.25 điểm). Phần in đậm trong câu: “này, báo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.” làm thành phần biệt lập gì trong câu? A. Thành phần cảm thán B. Thành phần tình thái C. Thành phần phụ chú D. Thành phần gọi đáp Câu 5 (0,25 điểm) Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. lệt bệt B. rề rề C. mỏi mệt D. lật đật Câu 6 (0,75 điểm). Về mặt cấu tạo ngữ pháp, câu: “ Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàng hồn.” là câu đơn hay câu ghép? Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu đó. Câu 7 (1,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống. PHẦN II. LÀM VĂN ( 7, 0 điểm) Câu 1 ( 3, 0 điểm) Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau: ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 2 Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước; Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập một, trang 132, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) Câu 2 ( 4,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân ( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt nam, 2015,) khi nghe tin làng mình theo giặc. ----HẾT---- ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 3 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Ý Nội dung I Làm văn 1 Văn bản: “Tức nước vỡ bờ” (trích từ “Tắt đèn”) 2 Tác giả: Ngô Tất Tố. 3 - Ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ”: Đây là một thành ngữ, gồm 2 vế, có quan hệ điều kiện, giả thiết (tức nước)– kết quả (vỡ bờ) từ quy luật của tự nhiên để khái quát lên quy luật tâm lí của con người: Khi bị dồn ép quá đáng, con người sẽ vùng lên phản kháng, đấu tranh. => Nhan đề đã hé mở tình huống gay cấn trong văn bản, tạo sự hấp dẫn với người đọc. Đồng thời khái quát chủ đề của văn bản: có áp bức, có đấu tranh. 4 D. Thành phần gọi đáp. 5 C. Mỏi mệt 6 “Người// ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng C1 V1 V2 V3 cho hoàn hồn”. => Câu đơn. 7 HS có thể viết đoạn văn ngắn, nêu được các ý chính sau: - Tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống là thứ tình cảm tự nhiên, nhân bản, nhân văn. Biểu hiện qua sự sẻ chia, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần trong những lúc buồn, vui, thành công, thất bại, khó khăn, hoạn nạn. - Tình yêu thương giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách, thậm chí có thể cứu vớt một cuộc đời, một kiếp người. Nó làm cho xã hội ấm áp, văn minh, phát triển. - Đó là cơ sở của tình đoàn kết, tình yêu quê hương, đất nước, là sức mạnh tinh thần vô giá giúp chúng ta chiến thắng bất cứ kẻ thù nào để bảo vệ chủ quyền dân tộc. - Không có tình yêu thương, cuộc sống của chúng ta sẽ thật tẻ nhạt, bất hạnh, xã hội không thể văn minh, tiến bộ, tốt đẹp hơn. Cần lên án ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 4 những kẻ sống vô tâm, thờ ơ, ích kỉ. - Liên hệ bản thân. II Làm văn 1 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật 1.1 Giới thiệu chung: - Phạm Tiến Duật là nhà thơ khoác áo lính, là gương mặt tiêu biểu của thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ ông gắn liền với hìn h ản h ngườ i lí nh tr ên chi ến trư ờng v ới v ẻ đẹp hồn nhiên, tinh nghịch, trẻ trung mà sâu sắc. + “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vô cùng ác liệt. Bài thơ in trong tập “Vầng trăng - Quầng lửa”, là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và những người lính cụ Hồ nói chung. + Đoạn thơ trên nằm ở cuối bài, là khổ thơ hay nhất, đẹp nhất viết về những người lính lái xe Trường Sơn. 1.2 Cảm nhận: * Nội dung: - Hai câu đầu dồn dập, những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống : không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước (biên pháp liệt kê). Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt. - Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”. Hìn h ảnh “tr on g xe có m ột trái ti m” là cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rể phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu nước. => Hai câu cuối đã nêu lên chân lý của thời đại: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là con người - con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niềm lạc quan và niền tin vững chắc. * Nghệ thuật: ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 5 - Sự tương phản giữa hiện thực tàn khốc và lí tưởng mạnh mẽ của con người. - Sử dụng hình ảnh hoán dụ, biện pháp điệp từ và liệt kê rất đặc sắc. 1.3 Đánh giá: Những khổ thơ trên đã phác họa thât đẹp về những người lính lái xe trên tuyền đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ cứu nước gian khổ, ác liệt. Những câu thơ giản dị, hình ảnh sinh động cụ thể, sự đối lập giữa hiện thực và lí tưởng của con người, đặc biệt là phép hoán dụ đã tô đậm vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời và tình yêu đất nước, tinh thần cách mạng sôi nổi của những người lính trẻ. Tuổi trẻ chúng ta hôm nay cần nâng cao lòng biết ơn và noi gương các thế hệ cha anh đi trước! 2 Làng – Kim Lân 2.1 Giới thiệu chung: - Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. - “Làng” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. 2.2 Cảm nhận * Vài nét về ông Hai: - Là một lão nông hiền lành, chất phác, rất yêu làng của mình (tự hào về làng, đi đâu cũng khoe cái làng của mình, tích cực tham gia các hoạt động chuẩn bị cho kháng chiến,…). - Ông phải dời làng đi tản cư nhưng vẫn luôn hướng về làng, nhớ làng đau đáu. * Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây: - Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?". ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 6 - Khi nghe tin làng theo Tây: + "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông. + "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác?Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó.Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp. + Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian. + Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy. + Ô ng n ghĩ đ ến n hữ ng đứa co n, t ron g đầu d ằn vặt biết bao câu hỏi "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy. + Ông lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian. + Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!" và kiên quyết “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. => Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa. Và ở ông, tình yêu kháng chiến, tình yêu cách mạng còn lớn hơn nữa, nó chi phối tình cảm của ông đối với làng. ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 7 2.3 Đánh giá - Nhà văn xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng. - Qua nhân vật ông Hai, nhà văn đã phản ánh chân thực tình yêu quê hương, làng xóm mộc mạc, chân chất của những người nông dân Việt Nam và mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.
00:00:00