Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016-2017 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút Câu 1: (3 điểm) Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có Bác đến chơi đây, ta với ta. (Nguyễn Khuyến, Bạn đến chơi nhà, Theo Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục, 2006, trang 104) Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 3: Trong câu thơ “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”, từ“bác” thuộc từ loại nào? Cách tác giả gọi bạn là “bác”thể hiện tình cảm gì? Câu 4: Nêu nội dung chính của bài thơ. Câu 2: (2 điểm) Tục ngữ Nga có câu: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học” (Theo Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2006, trang 14) Viết một đoạn văn nghị luận, từ 7-10 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ câu tục ngữ. Câu 3: (5 điểm) Thể hiện sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc là một thành công của nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn “Làng”. Dựa vào đoạn trích được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 2 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Ý Nội dung 1 1 Bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật. 2 Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là phương thức biểu cảm kết hợp miêu tả. 3 Trong câu thơ “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”, từ “bác” là đại từ. Việc gọi bạn là “bác” thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết, hòa hợp của hai người bạn. 4 Nội dung chính của bài thơ là tình bạn gắn bó keo sơn, hòa hợp, thân thiết, vượt qua những thiếu thốn về vật chất. 2 2.1 Giải thích - Xấu hổ: trạng thái tâm lí khi e thẹn, mất tự tin trước những người, những việc mình không quen biết hoặc khi làm sai điều gì đó. - Không biết: không tường minh, không rõ ràng, thuộc về khách quan. - Không học: ý thức chủ quan của mỗi người, có điều kiện mà không học. - Không học dẫn đến không biết. - Câu tục ngữ của người Nga để lại bài học sâu sắc, nhắc nhở con người ta về vai trò to lớn của việc học. Ta chỉ xấu hổ khi không học, không tích lũy kiến thức cho bản thân. Đó là lí do khiến ta không biết. Do vậy, nhắc nhở chúng ta thấy tầm quan trọng của học thức. Chỉ có học tập mới mở ra cho chúng ta những chân trời mới. 2.2 Phân tích, bình luận a. Tại sao chỉ xấu hổ khi không học? - Mỗi chúng ta sinh ra, vạch xuất phát đều như nhau, ai tận dụng được thời gian, công sức nhiều hơn vào việc học, người đó là người giành chiến thắng. - Không học sẽ không biết gì về thế giới, là người mù thông tin, mãi mãi tụt hậu so với sự tiến bộ của xã hội. - Không học là không biết chuẩn bị cho mình những hành trang vào cuộc sống. Cái rễ của học vẫn thì cay đắng nhưng thành quả của nó lại ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 3 ngọt ngào. b. Biểu hiện thành công, không xấu hổ khi biết tích lũy kiến thức nhờ việc học - Không một ai thành công khi không học. Học từ nhiều nguồn khác nhau: thầy cô, bạn bè, sách vở, học từ trường đời. - Có kiến thức, con người tự tin thể hiện bản thân mình ở những cuộc thi. - Kiến thức mang lại cho chúng ta vinh quang, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. - Chỉ có học vấn mới mang lại sự phát triển cho xã hội. c. Mở rộng - Không chỉ học kiến thức văn hóa mà còn tích lũy kiến thức xã hội, kĩ năng, thái độ. - Không chỉ tự làm giàu kiến thức cho mình mà còn phải san sẻ những gì mình tích lũy được cho người khác. Cho đi là còn mãi. - Phê phán những người lười học, mãi mãi là kẻ không biết hoặc biết ít mà thích thể hiện, biết nửa vời lại luôn khoa môi múa mép. 2.3 Bài học hành động và liên hệ bản thân Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em đang có nhiều cơ hội nhất để tích lũy kiến thức, em phải chăm ngoan, học giỏi, học hành chăm chỉ, chinh phục những đỉnh cao tri thức. 3 3.1 Giới thiệu chung - Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Tứ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. - Truyện ngắn “Làng” – một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung – sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến hài hòa, nồng thắm, đặc biệt tinh tế và sinh động tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 4 theo giặc là một thành công của nhà văn Kim Lân. 3.2 Phân tích a. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình theo giặc: - Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi. - Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại. - Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi. - Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được. - Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc. - Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. - Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo tây, ông kiên quyết không về cái làng ấy nữa “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” - Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm (cuộc đối thoại giữa hai cha con): “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ sét soi cho bố con ông”. - Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà sẽ đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian. => Với ông Hai, tin làng Chợ Dầu theo giặc là một cú “sốc” lớn. Niềm tự hào về làng của ông sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa. b. Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: - Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. - Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. - Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện về làng của mình. - Ông hoan hỉ, hồ hởi thông báo: “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ! Đốt nhẵn!” ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 5 => Như vậy, ở ông Hai, tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước, yêu kháng chiến. Song tì nh yêu nướ c, y êu các h mạng có ý nghĩa định hướng cho tình yêu làng. => Đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của ông Hai. c. Nhận xét - Nhân vật ông Hai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nổng nàn, thắm thiết. Những tình cảm ấ y h ài hòa, t hống nh ất, hòa quyệ n và o nhau, thật cảm động.Điều này cho thấy những chuyển biến mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. 3.3 Tổng kết - Nhà văn xây dựng được những tình huống truyện đặc sắc, miêu tả thành công tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng. - Qua việc thể hiện tình yêu làng, tình yêu nước của ông Hai nhà văn còn mang một thông điệp ý nghĩa: tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất
00:00:00