Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học: 2016 – 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề) Câu 1 (2.0 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi: Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đát đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ năm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2014) a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Kể tên ba cô gái được nhắc tới trong hai câu văn đầu. c) Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên. d) Viết một câu văn trình bày hình dung của em về cảnh chiến trường được tái hiện trong đoạn văn. Câu 2 (3,0 điểm) Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) theo cách lập luận tổng - phân - hợp. Nội dung phân tích ý nghĩa hình tượng "chiếc lược ngà" trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Trong đoạn văn có một câu sử dụng thành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú đó). Câu 3 (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà khôn,g mặc gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng chán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay năm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu sung trăng treo." (Trích Đồng Chí - Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2014) ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 2 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Ý Nội dung 1 a Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Tác giả là Lê Minh Khuê. b Tên của ba cô gái được nhắc đến là Phương Định, Nho và Thao. c Các phương thức biểu đạt được sử dụng là tự sự và miêu tả. d Học sinh có thể viết nhiều câu khác nhau, nhưng phải đảm bảo được ý : Chiến trường là nơi bom đạn, máu lửa, chiến tranh ác liệt, sự sống bị phá hủy, nơi chết chóc. 2 - Hình thức: Học sinh viết đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú). - Nội dung: + Chiếc lược ngà thể hiện tình cảm yêu thương, mong nhớ của ông Sáu dành cho con. Là trái tim của người cha dành trọn vẹn cho đứa con gái duy nhất của mình. + Không chỉ yêu thương, đó còn là lời hứa, vì trước khi chia tay, bé Thu dặn ba về ba mang cho con chiếc lược ngà. + Thể hiện sự khéo léo, tài năng của người lính. Người lính Việt Nam không chỉ là những anh hùng chiến trận mà còn là những người nghệ sĩ, đầy tài năng. + Chiếc lược ngà như một lời xin lỗi của người cha vì đã trót đánh con trong những ngày về thăm nhà. + Là sự tiếp nối của bé Thu với sự nghiệp của cha đã đi. Thể hiện truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam: Lớp cha trước, lớp con sau Đã thành đồng chí chung câu quân hành. (Tố Hữu) ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 3 3 3.1 Giới thiệu chung - Chính Hữu là nhà thơ quân đội sống và viết suốt chiều dài hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc nên những tác phẩm của ông mang đậm chất liệu của hiện thực cuộc sống. - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu xuân năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947. - Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp. Điều đó được thể hiện sâu sắc qua đoạn thơ từ “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày” đến “Đầu súng trăng treo”. 3.2 Phân tích, chứng minh a . Ý chí quyết tâm của người lính khi tham gia kháng chiến - Không mang vẻ kiêu hùng một đi không trở lại như những tráng sĩ, tấm lòng của người chiến sĩ nông dân đối với đất nước thật cảm động. - Họ sẵn sàng gửi lại bạn thân mảnh ruộng chưa cày, “mặc kệ”những gian nhà trống đang cần bàn tay họ sửa sang để ra đi kháng chiến. Họ ra đi để lại sau lưng mình những gì thương quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa. - Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Thái độ ấy giản dị vậy thôi nhưng nếu không có tình yêu quê hương đất nước thì không thể có sự dứt khoát, quyết tâm như vậy. - Nói “mặc kệ” nhưng sâu xa trong lòng họ vẫn là nỗi nhớ da diết quê nhà. Sống tình nghĩa, lo toan, nhân hậu là những phẩm chất cao đẹp của người lính. Hình ảnh hoán dụ “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” diễn tả tình cảm hai chiều, vừa là của người lính với quê hương, vừa của những người quê hương dành cho những người ra lính. Chính tình yêu ấy tạo nên sức mạnh. Đó là điểm phân biệt người lính Việt Nam với những người lính của các dân tộc hiếu chiến khác. Vì thế, những chiến sĩ của ta “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” b. Tình đồng chí, đồng đội giúp người lính vượt qua những khó khăn, khắc nghiệt trong những ngày đầu chống Pháp - Hiện thực sốt rét rừng hành hạ. - Áo rách, quần vá, chân đi đất: thiếu thốn, khó khăn những ngày đầu ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 4 - Miệng cười buốt giá: trời buốt giá, miệng môi khô, nứt nẻ, nói cười khó khăn, có khi nứt ra, chảy máu nhưng người lính vẫn cười trong gian lao bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội. - Cái siết tay của sự cảm thông và chia sẻ, cái siết tay truyền hơi ấm và sức mạnh. - Anh với tôi luôn luôn sóng đôi với nhau, có khi cùng nằm trong một câu thơ, có khi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội. => Tình cảm gắn bó sâu nặng , sự sẻ chia của những người lính dành cho nhau. Sức mạnh của tinh thần lạc quan và hơn hết là sức mạnh của tình đồng chí giúp học vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.Tình đồng chí là tình cảm chân thành, mộc mạc, đồng cảm, đồng khổ, đồng đau, đồng thương. c. Tình đồng chí, đồng đội gặp nhau ở lí tưởng sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc đầy tinh thần dũng cảm, lạc quan. - “Rừng hoang sương muối” không chỉ là hiện thực, hơn nữa còn là điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt thử thách người lính. - Trong điều kiện khắc nghiêt, người lính vẫn vững vàng tay súng“chờ giặc tới”. Họ sẵn sàng chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp, vì độc lập, tự do của dân tộc. - “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” thể hiện tình đồng đội, tình đồng chí giúp họ tự tin, bình tĩnh, chủ động đối diện với kẻ thù. Người lính trở thành trung tâm của bức tranh. Họ không cô đơn vì họ đã có đồng đội và cây súng – những người bạn đồng hành tin cậy. Họ cùng nhau vượt qua cái giá buốt của rừng đêm, giữa sự căng thẳng của những phút giây “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp học vượt qua tất cả. - “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh đặc sắc. Trước hết, đó là hình ảnh thực mà Chính Hữu đã nhận ra trong suốt những đêm phục kích chờ giặc. Nhưng đó còn là một hình ảnh giàu biểu tượng: + Súng là biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. Đồng thời là biểu tượng cho lí tượng cho lí tưởng của người lính. + Trăng biểu tượng cho vẻ đẹp mơ mộng, yên bình, lãng mạn. - Kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, Chính Hữu đã vẽ nên một bức ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 5 tranh đơn sơ mà đầy thi vị về người lính. Trong không gian bát ngát của rừng khuya, vầng trăng bất ngờ xuất hiện, chơi vơi trên đầu ngọn súng. Người lính nông dân hiện lên như những người nghệ sĩ đầy chất thơ, bình dị mà đẹp đẽ. =>Hai hình ảnh súng và trăng kết hợp tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Đó là vẻ đẹp mang cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến – một nền thơ giàu chất hiện thực và dạt dào cảm hứng lãng mạn. =>Người lính cùng hoàn cảnh, cùng lí tưởng chiến đấu nên gắn bó, đoàn kết với nhau. Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội giúp họ vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù. 3.3 Tổng kết - Đoạn thơ thể hiện thành công vẻ đẹp người lính và tình đồng chí, đồn g đội của ngư ời l ính tro ng những năm đ ầu kháng chiến chống Pháp. - Là người lính sống và chiến đấu thật trong những năm tháng ác liệt của dân tộc nên tác giả thể hiện chân thực, cảm động về hình ảnh người lính. - Hình tượng người lính còn mãi trong lịch sử dân tộc.
00:00:00