Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề) I. Phần đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Mai về miềm Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viếng Lăng Bác – Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 3. Cảm nhận của em về điều tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ? Qua đó em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (Viết từ hai đến 3 câu văn) II. Phần làm văn (8 điểm) Câu 1. (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống. Câu 2. (5 điểm) Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 2 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Ý Nội dung I Đọc hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ là phương thức biểu cảm. 2 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích là biện pháp điệp ngữ “muốn làm”. - Tác dụng: thể hiện mong ước của tác giả, muốn được gần gũi bên Bác, được sống đẹp, sống có ích. 3 - Điều tác giả muốn gửi gắm: + Tình cảm thành kính, yêu thương của những người con Việt Nam dành cho vị lãng tụ kính yêu của dân tộc. + Ước nguyệ n muốn gầ n gũi, muốn hóa thân thành những gì thân thuộc nhất với Bác, muốn sống một cuộc đời có ích, sống đẹp. - Bài học: biết trân quý những người đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, và ý thức để sống một cuộc đời ý nghĩa, để không hối tiếc vì những tháng năm đã sống hoài sống phí II Làm văn 1 1 Giải thích - Lòng nhân ái: tình yêu thương, sẻ chia, quan tâm của con người trong cuộc sống. - Lòng nhân ái là đức tính quan trọng cần có của mỗi con người, đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi thói thờ ơ, vô cảm đang ngày càng trở thành một vấn nạn của xã hội 2 Phân tích, bình luận a. Vì sao phải sống nhân ái - Tình yêu thương trong cuộc sống là tình cảm yêu mến, trân trọng, quan tâm, sẻ chia, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. - Vì được yêu thương, ta có cảm giác mình không đơn độc, một mình, có đủ dũng khí để vượt qua những điều tưởng như không thể. - Sức mạnh ở đây trước hết là sức mạnh tinh thần, nó sẽ dẫn đến sức ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 3 mạnh thể chất. - Đối mặt với những khó khăn, thách thức không phải chỉ mang lại chiến thắng cho bản thân ta, mà hơn hết, ta biết báo đáp với những người đã hi sinh vì mình.Khi đó, tình yêu thương nhân đôi giá trị.Giá trị của tình thương càng to lớn. b. Biểu hiện của lòng nhân ái trong cuộc sống - Trong cuộc sống, tình yêu thương giữa con người với con người là một giá trị cao quý, là điều cần thiết mà ai cũng phải hướng tới. - Yêu thương sẽ mang lại những điều ý nghĩa cho cuộc sống: + Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui, niềm hạnh phúc, lòng tin yêu; tiếp thêm sức mạnh để con người có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách. + Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để con người có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn. + Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn +…. ( Học sinh lấy dẫn chứng thực tế hoặc trong văn học ) - Phê phán những biểu hiện sống dửng dưng, vô cảm, thiếu ý thức về tình yêu thương, không biết trân trọng những điều ý nghĩa có được từ tình yêu thương. c. Mở rộng, nâng cao - Tình yêu thương phải thật lòng, phải xuất phát từ trái tim. - Những ngườ i đón nhậ n t ình yêu thư ơng c ũng phải cho đi yêu thương. “Bà n ta y tặ ng h oa hồ ng ba o giờ c ũn g phảng phất hương thơm.” 3 Bài học hành động và liên hệ bản thân - Sống yêu thương, nghĩa tình. - Phê phán những biểu hiện thờ ơ, vô cảm. - Liên hệ bản thân. 2 1 Giới thiệu chung ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 4 - Tác giả là nhà văn hiện thực Việt Nam, là cây bút sở trường về truyện ngắn, am hiểu về đời sống sinh hoạt của nhân dân và nông thôn. - Tác phẩm được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Nhân vật chính trong truyện là ông Hai, một nông dân cần cù, chất phác, phải rời làng đi tản cư nhưng có lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến cao, trung kiên với cách mạng. - Qua đó cho thấy tấm lòng của tác giả với những người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. 2 Phân tích a. Vài nét về ông Hai: - Là một lão nông hiền lành, chất phác, rất yêu làng của mình (tự hào về làng, đi đâu cũng khoe cái làng của mình, tích cực tham gia các hoạt động chuẩn bị cho kháng chiến,…). - Ông phải dời làng đi tản cư nhưng vẫn luôn hướng về làng, nhớ làng đau đáu. b. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình theo giặc: - Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi. - Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại. - Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi. - Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được. - Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc. - Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. - Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo tây, ông kiên quyết không về cái làng ấy nữa “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” - Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm (cuộc đối thoại giữa hai cha con): “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ sét soi cho bố con ông”. ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 5 - Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà sẽ đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian. => Với ông Hai, tin làng Chợ Dầu theo giặc là một cú “sốc” lớn. Niềm tự hào về làng của ông sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa. c. Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: - Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. - Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. - Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện về làng của mình. - Ông hoan hỉ, hồ hởi thông báo: “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ! Đốt nhẵn!” => Như vậy, ở ông Hai, tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước, yêu kháng chiến. Song tì nh yêu nướ c, yêu cách mạng có ý nghĩa định hướng cho tình yêu làng. => Đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của ông Hai. d. Nhận xét - Nhân vật ông Hai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nổng nàn, thắm thiết. Những tình cảm ấ y h ài hòa, t hống nh ất, hò a quy ện và o nhau, thật cảm động.Điều này cho thấy những chuyển biến mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. 3 Tổng kết - Nhà văn xây dựng được những tình huống truyện đặc sắc, miêu tả thành công tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng. - Qua việc thể hiện tình yêu làng, tình yêu nước của ông Hai nhà văn còn mang một thông điệp ý nghĩa: tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.
00:00:00