Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 2/6/2019 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 01 trang) PHẦN I (7 điểm) Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng. 1. Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó. 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận sang thu với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như” giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ? 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”. 4. Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (Gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán) PHẦN II (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Có người nói thành đạt là do gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải OLM.VN, BINGCLASS.COM 2 khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua”. (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Xác định 1 phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. 2. Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào? 3. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng chính là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình? ĐÁP ÁN PHẦN I (7 điểm) 1. - Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ tự do (thể thơ 5 chữ) - Hai tác phẩm trong chương trình cũng có sử dụng thể thơ này: Sang thu, Mùa xuân nho nhỏ, Ánh trăng,… 2. - Tác giả đã đón nhận khoảnh khắc sang thu bằng nhiều giác quan: hương ổi (khứu giác), gió se (xúc giác), sương chùng chình (thị giác). - Từ “bỗng” cho thấy cảm xúc ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của Hữu Thỉnh khi nhận ra hương ổi – dấu hiệu đầu tiên của mùa thu. Từ “hình như” diễn tả phán đoán mơ hồ, chưa rõ ràng, khó phân định. Bởi vậy nhà thơ không chắc chắn được mà phải cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu rõ hơn qua khổ thơ tiếp. 3. Phép nhân hóa qua từ “chùng chình” đã làm rõ hơn khoảnh khắc giao mùa, diễn tả trạng thái của sương dùng dằng nửa muốn đi nửa muốn dừng. Chân bước tới nhưng vẫn như ngoái nhìn, luyến tiếc mùa cũ. Chính phép nhân hóa này đã làm sinh động hơn cho những diễn biến tinh vi của đất trời lúc giao mùa. OLM.VN, BINGCLASS.COM 3 4. a. Yêu cầu về hình thức: - Đoạn văn trình bày đúng hình thức đoạn văn tổng phân hợp, đủ số câu đề yêu cầu (có thể thêm, bớt 1-2 câu) - Đoạn văn diễn đạt văn phong rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Có sử dụng câu bị động và thành phần cảm thán (có chú thích) b. Yêu cầu về nội dung: * Đoạn thơ trên thuộc khổ 3 cũng là khổ cuối của bài thơ Sang thu, đã nêu ra những chiêm nghiệm, triết lí về đời người. * Những hiện tượng của mùa hạ mờ nhạt dần và mùa thu trở nên đậm nét hơn. - Nắng (vẫn còn) – Mưa (đã vơi) – Sấm (cũng bớt) – Hàng cây (đứng tuổi). - Các tín hiệu sang thu vẫn còn lấp lửng giữa hai mùa. Nhưng dường như dấu hiệu của mùa thu đã lộ rõ hơn: vẫn nắng, mưa, sấm, chớp như mùa hạ nhưng mức độ đã khác, lắng dần, chừng mực và ổn định hơn. - Cách sử dụng từ ngữ rất độc đáo: những từ “đã”, “vẫn còn”, “cũng” mang sắc thái khẳng định về những dấu hiệu của mùa hè. Những từ chỉ số lượng “bao nhiêu”, “vơi dần” cho thấy ánh nắng vẫn còn nhưng không gay gắt như nắng của mùa hạ và mưa cũng ít dần đi. * Hình ảnh hàng cây đứng tuổi gợi suy ngẫm về đời người lúc chớm thu - Câu thơ “Hàng cây đứng tuổi” được đặt ở vị trí rất quan trọng: kết thúc bài thơ. Khiến câu thơ như một bản lề khép lại bài thơ đồng thời cũng như mở ra một thế giới khác: thế giới từ cây – thiên nhiên sang thế giới con người. + Thế giới cây: “Cây đứng tuổi” là cây đã trưởng thành, già dặn, vững chắc, không còn run rẩy trước những mưa giông và sơn sấm chớp của mùa thu. + Thế giới người: Phép nhân hóa “đứng tuổi” tạo nên hình ảnh thấm thía, đẩy hình tượng thơ từ miêu tả sang biểu hiện, từ cảm xúc sang suy tư, từ cụ thể sang khái quát: vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm chớp, bão giông khi thu sang gợi liên tưởng đến sự chín chắn, từng trải của con người sau những cơn giông bão của cuộc đời. Cảnh thu bớt ồn ào hơn, đời người “sang thu” cũng sâu sắc, chín chắn hơn. => Câu thơ của Hữu Thỉnh mang tầm khái quát và giàu triết lí, chiêm nghiệm, suy tư: Khi đã từng trải, con người sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời. OLM.VN, BINGCLASS.COM 4 PHẦN II (3 điểm) 1. Có thể lựa chọn trình bày 1 trong những phép liên kết câu sau: - Phép thế: Hoàn cảnh khó khăn – hoàn cảnh ấy. - Phép nối: Nhưng 2. Những cách ứng xử của con người khi gặp hoàn cảnh khó khăn là: có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. 3. a. Yêu cầu về hình thức: - Đoạn văn trình bày đúng hình thức đoạn văn độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi - Văn phong rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Yêu cầu về nội dung: * Giải thích: - Hoàn cảnh khó khăn là gì? Cơ hội để mỗi người là gì? - Vì sao hoàn cảnh khó khăn lại trở thành cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình? * Biểu hiện: Dẫn chứng trong cuộc sống, trong văn học. - Khi đất nước lâm nguy, dân tộc ta, dù với vũ khí thô sơ vẫn kiên cường đấu tranh và giành được chiến thắng trước những kẻ thù hùng mạnh nhất. - Trong thời bình, cơ chế mở cửa hội nhập cho phép mỗi người có cơ hội học tập, phát triển bản thân nhiều hơn. Đồng nghĩa với đó, con người cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức và sự cạnh tranh. * Phản đề: - Nhưng cũng có trường hợp, có những người gặp hoàn cảnh khó khăn là thối chí, nản lòng, bỏ cuộc. - Cũng có những người gặp khó khăn là dựa dẫm, cầu cứu sự giúp đỡ hoặc thất bại rồi càng thu mình hơn. => Điều đó thật đáng chê trách và cần khắc phục ngay lập tức. * Biện pháp: OLM.VN, BINGCLASS.COM 5 - Để biến khó khăn thành động lực, thành cơ hội thì nhất định con người phải luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan. - Sáng tạo, bứt phá để tìm ra những giải pháp. Không ngại thất bại. Khi khó khăn và thất bại, quan trọng là rút ra được bài học cho bản thân. * Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động.
00:00:00