Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016-2017 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1 điểm) Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ chính trong đoạn thơ dưới đây: Sớm mai mây ghé chòi canh. Trưa vàng, mây đến lượn quanh đàn gà. Xế chiều mây đậu vườn hoa. Đêm trăng mây lại vào nhà vấn vương. ( Lưu trùng Dương) Câu 2 ( 1 điểm) Xanh kia thăm thẳm từng trên. Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? ( Đoàn Thị Điểm) Cỏ non xanh tận chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ( Nguyễn Du ) Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ xanh Câu 3 ( 3 điểm) Đầu lòng hai ả tố nga. Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân …. ( Ngữ văn 9 , tập một) 3.1 Chép chính xác hai dòng thơ tiếp theo. 3.2. Đọan thơ vừa hoàn thành nằm trong đoạn trích nào ? Tác giả là ai ? 3.3Trình bày bút pháp nghệ thuật và nội dung chính của đoạn trích chúa đoạn thơ trên. Câu 4 (5 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ----HẾT----- ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 2 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Ý Nội dung 1 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là biện pháp nhân hóa. - Tác dụng: với một loạt các từ chỉ hoạt động của con người như “ghé”, “lượn quanh”, “vào nhà” dùng để nói về mây gió nhằm làm cho thế giới tự nhiên gần gũi với con người, thiên nhiên hòa quyện cùng con người, làm nên một phần cuộc sống sinh động, hấp dẫn và đầy thơ mộng của con người. Qua đó, nói lên lòng yêu cuộc sống, con người của tác giả với một cuộc sống đẹp, đáng yêu, đáng sống. 2 - Từ “xanh” trong câu thơ của Nguyễn Du là nghĩa gốc, chỉ màu xanh cụ thể của cỏ. - Từ “xanh” trong câu thơ của Đoàn Thị Điểm là nghĩa chuyển, ý chỉ đấng tạo hóa, là người đứng đầu trời đất, người ở trên cao không thấu hiểu nỗi đau của con người phía dưới. 3 3.1 Chép chính xác hai dòng thơ tiếp theo: Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười 3.2 Đoạn thơ vừa trích nằm trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” Tác giả là Nguyễn Du. 3.3 - Bút pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng là bút pháp ước lệ tượng trưng theo kiểu vẽ mây nẩy trăng, lấy động tả tĩnh, tiểu đối; sử dụng tài hoa các biện pháp nghệ thuật truyền thống là so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, đối xứng, liệt kê, tang tiến, thậm xưng. - Nội dung: Giới thiệu hai chị em Thúy Kiều đều có vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong sáng, hoàn hảo 4 4.1 Giới thiệu chung - Tác giả Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam ngay từ buổi đầu. - Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu cuộc đời, đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả. ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 3 4.2 Phân tích, chứng minh a. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên (6 câu đầu) - Bức tranh thiên nhiên trong 6 câu đầu được vẽ bằng vài nét phác họa nhưng rất đặc sắc. - Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hòa của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh – đặc trưng của xứ Huế. - Rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiến g chi m t rong án h sáng xu ân l an tỏa kh ắp bầu trời như đọng thành “từng giọt long lanh rơi”. - Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên: “ơi, hót chi… mà”. Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình đón trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng lấy từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện. + Giọt long lanh có thể hiểu là giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc. + Giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác),từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác. => Dù hiểu theo cách nào, hai câu thơ cũng thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hóa vào thiên nhiên đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông giá lạnh khiến ta khâm phục. b. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước (10 câu tiếp) - Hình ảnh lộc xuân theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, hai nhiệm vụ không thể tách rời. Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước. - “Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ ra trận mà trên vai, trên lưng họ có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 4 của thiên nhiên, cây cỏ. từ “lộc” còn làm ta liên tưởng đến hình ảnh người lính khi ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc. Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính có thêm ý chí, sức mạnh để họ vươn xa về phía trước, tiêu diệt kẻ thù. - “Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài nương mạ”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta nghĩ đến những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu mùa xuân.Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người.Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước. - “Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao”: Hối hả là vội vã, khẩn trương, liên tục không dừng lại. Xôn xao khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hòa lẫn với nhau xao động.Đây chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn. Tiếng lòng của tác giả như reo vui náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương của con người. - Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt còn nhiều vất vả, khó khăn. Và đất nước được hình dung so sánh với vì sao. Sao là vẻ đẹp vĩnh hằng vượt qua mọi không gian và thời gian.Sao cũng là hình ảnh rạng ngời trên lá cờ Tổ quốc. Qua đó bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, không bao giờ mất đi và không một thế lực nào ngăn cản được. Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước, cảm xúc của nhà thơ là lạc quan, tin tưởng, ngợi ca sức sống quả quê hương, đất nước, của dân tộc khi mùa xuân về. c. Ước nguyện của nhà thơ (8 câu tiếp) - Muốn làm những việc hữu ích dâng hiến cho đời, bày tỏ qua những hình ảnh tự nhiên giản dị và đẹp. Đẹp, tự nhiên và giàu ý nghĩa vì nhà thơ đã lấy cái đẹp tinh túy của thiên nhiên để diễn tả vẻ đẹp của tâm hồn. - Làm con chim hót giữa muôn vàn tiếng chim vô tư cống hiến tiếng hót vui, làm một cành hoa giữa vườn hoa xuân rực rỡ vô tư cống hiến hương sắc cho đời, làm một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân to lớn của đất nước, của cuộc đời chung. Đầu bài thơ, tác giả khắc họa ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 5 mùa xuân bằng bông hoa và tiếng chim hót.Cấu tứ lặp đi lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng mạnh mẽ. Hình ảnh chọn lọc trở lại đã mang một ý nghĩa lớn: mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên. - Điệp từ “ta” như một lời khẳng định: Nó không chỉ là lời tâm niệm thiết tha, chân thành của nhà thơ mà còn đề cập đến một vấn đề lớn là khát vọng của nhiều người.Ước nguyện hóa thân vô cùng cháy bỏng, nhưng được tác giả âm thầm lặng lẽ dâng cho đời. “Nho nhỏ”, “lặng lẽ” là cách nói chân thành, giản dị, khiêm tốn, là cách sống cao đẹp - Điệp từ “dù” khiến âm điệu câu thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được nhấn mạnh làm cho người đọc không chỉ xúc động trước một giọng thơ ấm áp mà cò n x úc động t rước lời tâ m sự t hiết th a củ a một con người đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến, đã cống hiến trọn cuộc đời và sự nghiệp cho cách mạng vẫn thiết tha được sống đẹp, sống có ích với tất cả sức sống tươi trẻ của mình cho cuộc đời chung. d. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca Huế (khổ cuối) - Bài thơ khép lại trong âm điệu khúc Nam ai, Nam bình xứ Huế. Đoạn thơ kết thúc như một khúc hát ca ngợi mùa xuân, để lại dư vị sâu lắng. - Niềm yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha của tác giả. e. Nghệ thuật đặc sắc - Thể thơ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. - Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại, nâng cao và gây ấn tượng đậm đà. - Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân: từ mừa xuân đất trời -> đất nước -> con người. - Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: đoạn đầu vui, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước. Cuối cùng là trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch, tâm niệm. 4.3 Tổng kết - Bài thơ thể hiện tâm hồn thơ Thanh Hải tha thiết yêu đời, yêu cuộc ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 6 sống. - Nội dung và nghệ thuật hài hòa làm nên sức hấp dẫn của bài thơ. - Có giá trị thức tỉnh lớn lao với tâm hồn người đọc.
00:00:00