Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Năm học: 2016 - 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn bộ nhân loại,. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại,..." (Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2016) 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai? (0,5 điểm) 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (0,5 điểm) 3. Nêu và chỉ rõ các phép liên kết có trong đoạn trích? (1,0 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học" (Tục ngữ Nga) Viết bài văn nghị luận (khoảng 250 từ) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ trên. Câu 3: (5,0 điểm) Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ không chỉ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời mà còn thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, quê hương. Cảm nhận của em về nội dung trên qua hai khổ thơ sau: "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nổi trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc." (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trc 56) ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 2 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Ý Nội dung 1 1 Đoạn trích thuộc văn bản Bàn về đọc sách. Tác giả là Chu Quang Tiềm 2 Nội dung của đoạn trích là: Đọc sách là việc quan trọng của học vấn. 3 Phép liên kết trong đoạn trích là phép lặp, các từ “học vấn”, “sách” được lặp đi lặp lại để thể hiện nội dung. 2 2.1 Giải thích - Xấu hổ: trạng thái tâm lí khi e thẹn, mất tự tin trước những người, những việc mình không quen biết hoặc khi làm sai điều gì đó. - Không biết: không tường minh, không rõ ràng, thuộc về khách quan. - Không học: ý thức chủ quan của mỗi người, có điều kiện mà không học. - Không học dẫn đến không biết. - Câu tục ngữ của người Nga để lại bài học sâu sắc, nhắc nhở con người ta về vai trò to lớn của việc học. Ta chỉ xấu hổ khi không học, không tích lũy kiến thức cho bản thân. Đó là lí do khiến ta không biết. Do vậy, nhắc nhở chúng ta thấy tầm quan trọng của học thức. Chỉ có học tập mới mở ra cho chúng ta những chân trời mới. 2.2 Phân tích, bình luận a. Tại sao chỉ xấu hổ khi không học? - Mỗi chúng ta sinh ra, vạch xuất phát đều như nhau, ai tận dụng được thời gian, công sức nhiều hơn vào việc học, người đó là người giành chiến thắng. - Không học sẽ không biết gì về thế giới, là người mù thông tin, mãi mãi tụt hậu so với sự tiến bộ của xã hội. - Không học là không biết chuẩn bị cho mình những hành trang vào cuộc sống. Cái rễ của học vẫn thì cay đắng nhưng thành quả của nó lại ngọt ngào. b. Biểu hiện thành công, không xấu hổ khi biết tích lũy kiến thức nhờ việc học - Không một ai thành công khi không học. Học từ nhiều nguồn khác ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 3 nhau: thầy cô, bạn bè, sách vở, học từ trường đời. - Có kiến thức, con người tự tin thể hiện bản thân mình ở những cuộc thi. - Kiến thức mang lại cho chúng ta vinh quang, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. - Chỉ có học vấn mới mang lại sự phát triển cho xã hội. c. Mở rộng - Không chỉ học kiến thức văn hóa mà còn tích lũy kiến thức xã hội, kĩ năng, thái độ. - Không chỉ tự làm giàu kiến thức cho mình mà còn phải san sẻ những gì mình tích lũy được cho người khác. Cho đi là còn mãi. - Phê phán những người lười học, mãi mãi là kẻ không biết hoặc biết ít mà thích thể hiện, biết nửa vời lại luôn khoa môi múa mép. 2.3 Bài học hành động và liên hệ bản thân Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em đang có nhiều cơ hội nhất để tích lũy kiến thức, em phải chăm ngoan, học giỏi, học hành chăm chỉ, chinh phục những đỉnh cao tri thức. 3 3.1 . Giới thiệu chung - Tác giả Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam ngay từ buổi đầu. - Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu cuộc đời, đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả. - Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ không chỉ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời mà còn thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, quê hương, thể hiện qua đoạn trích từ Ta làm con chim hót đến Dù là khi tóc bạc 3.2 Phân tích a. Tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời - Thể hiện ở những đoạn thơ trước. ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 4 b. Ước nguyện chân thàn h của n hà t hơ được c ống h iến cho đất nước, quê hương - Muốn làm những việc hữu ích dâng hiến cho đời, bày tỏ qua những hình ảnh tự nhiên giản dị và đẹp. Đẹp, tự nhiên và giàu ý nghĩa vì nhà thơ đã lấy cái đẹp tinh túy của thiên nhiên để diễn tả vẻ đẹp của tâm hồn. - Làm con chim hót giữa muôn vàn tiếng chim vô tư cống hiến tiếng hót vui, làm một cành hoa giữa vườn hoa xuân rực rỡ vô tư cống hiến hương sắc cho đời, làm một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân to lớn của đất nước, của cuộc đời chung. Đầu bài thơ, tác giả khắc họa mùa xuân bằng bông hoa và tiếng chim hót.Cấu tứ lặp đi lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng mạnh mẽ. Hình ảnh chọn lọc trở lại đã mang một ý nghĩa lớn: mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên. - Điệp từ “ta” như một lời khẳng định: Nó không chỉ là lời tâm niệm thiết tha, chân thành của nhà thơ mà còn đề cập đến một vấn đề lớn là khát vọng của nhiều người.Ước nguyện hóa thân vô cùng cháy bỏng, nhưng được tác giả âm thầm lặng lẽ dâng cho đời. “Nho nhỏ”, “lặng lẽ” là cách nói chân thành, giản dị, khiêm tốn, là cách sống cao đẹp - Điệp từ “dù” khiến âm điệu câu thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được nhấn mạnh làm cho người đọc không chỉ xúc động trước một giọng thơ ấm áp mà cò n xú c động trư ớc l ời tâm s ự t hiế t th a của một con người đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến, đã cống hiến trọn cuộc đời và sự nghiệp cho cách mạng vẫn thiết tha được sống đẹp, sống có ích với tất cả sức sống tươi trẻ của mình cho cuộc đời chung. c. Nghệ thuật đặc sắc - Thể thơ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. - Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại, nâng cao và gây ấn tượng đậm đà. - Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân: từ mừa xuân đất trời -> đất nước -> con người. - Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: đoạn đầu vui, ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 5 say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước. Cuối cùng là trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch, tâm niệm. 3.3 Tổng kết - Bài thơ thể hiện tâm hồn thơ Thanh Hải tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống. - Nội dung và nghệ thuật hài hòa làm nên sức hấp dẫn của bài thơ. - Có giá trị thức tỉnh lớn lao với tâm hồn người đọc.
00:00:00