Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Năm học: 2016 – 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sót theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắt đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rung mình và bỗng thấy tại sao mình là quá chậm. Nhanh lên một ít! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” (Những Ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê. Ngữ văn 9, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, trang 117) Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 2 (0,5 điểm) Tìm các câu có yếu tố miêu tả trong đoạn trích. Câu 3 (0,5 điểm) Trong đoạn trích, người trần thuật là nhân vật nào? Việc chọn vai kể có tác dụng gì tỏng việc thể hiện nội dụng đoạn trích? Câu 4 (1.0 điểm) Nhận xét cách sử dụng câu văn trong đoạn trích. Việc sử dụng những câu văn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung? II.PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: Nghị luận xã hội (3,0 điểm) Trong bài thơ Mẹ, tác giả Trần Quốc Minh đã viết: “… Lời ru có gió mùa thu Bài tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đên nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” Từ đoạn thơ trên, viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong cuộc đời của mỗi con người. Câu 2: Nghị luận văn học (4,0 điểm) Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ sau: “Bỗng nhận ra hương ôi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” (Sang Thu – Hữu Thỉnh. Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục – 2015, tr.70) ----------------------- Hết ------------------------ ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Ý Nội dung I Đọc hiểu 1 Phương thức biểu đạt: tự sự. 2 Các câu có yếu tố miêu tả trong đoạn trích: “Đất rắn”; “một tiếng động sắc đến gai người”, “vỏ quả bom nóng”, “nóng từ bên trong quả bom”, “hoặc là mặt trời nung nóng”. 3 . - Trong đoạn trích, người trần thuật là nhân vật Phương Định. - Việc chọn ngôi kể có tác dụng lớn trong việc biểu đạt nội dung: Truyện kể ngôi thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật chính, tham gia chứng kiến câu chuyện. Là người trong cuộc kể lại câu chuyện sẽ chân thực, đáng tin cậy hơn, thế giới nội tâm nhân vật được bộc lộ rõ hơn khi miêu tả trận phá bom. 4 Cách sử dụng câu ngắt nhịp linh hoạt, sử dụng nhiều câu đặc biệt giúp tác giả miêu tả trận phá bom ác liệt, nguy hiểm, dồn dập, căng thẳng. II Làm văn 1 Nghị luận xã hôi 1.1 Giải thích - Tình mẫu tử: tình cảm mẹ con. - Trong đoạn thơ, tình mẫu tử thể hiện ở cả hai chiều: tình mẹ thương con và tình cảm biết ơn, trân trọng con dành cho mẹ. - Đoạn thơ đã nói lên tình yêu bao la, sự hi sinh và những công lao vĩ đại mẹ dành cho con: + “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về”, “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”: Mẹ không chỉ hi sinh giấc ngủ của mình để mang lại làn gió mát cho giấc ngủ của con mỗi đêm hè mà còn sẵn sàng chở che, nâng đỡ, làm dịu mát tâm hồn con, dành cho con những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. + “Mẹ đã thức vì chúng con”: Mẹ thức hay chính là tâm hồn mẹ đang “thức”, tình mẹ không bao giờ vơi cạn, luôn dõi theo con trên mỗi bước đường đời. - Đồng thời, bày tỏ niềm trân trọng, yêu thương, biết ơn mẹ vô bờ bến của người con qua các hình ảnh so sánh đẹp đẽ, cảm động: “Những ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN ngôi sao… thức vì chúng con”, “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”. =>Trong cuộc đời của mỗi con người, có nhiều thứ tình cảm cao đẹp như tình cảm với ông bà, tình cảm anh chị em, tình bạn, tình yêu, tình cảm với quê hương, đất nước… Nhưng tình mẫu tử có vị trí đặc biệt thiêng liêng, và máu thịt nhất của mỗi người. 1.2 Bình luận, chứng minh a.Tại sao tình mẫu tử là thiêng liêng, quan trọng -Vì đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. - Vì đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt, vừa mang tinh thần cao cả. b. Biểu hiện của tình mẫu tử nói chung: - Mẹ mang nặng đẻ đau, vượt qua bao khó khăn, vất vả để nuôi dưỡng con nên người. - Mẹ luôn dõi theo con trên đường đời, sẵn sang chở che, bao dung, nâng đỡ khi con vấp ngã, Sự thành công, hạnh phúc của con được đánh đổi bằng cả cuộc đời mẹ. - Con cái hiểu và trân trọng công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ thiêng liêng, phải sống, học tập, làm việc để mẹ được vui lòng, không để mẹ phải lo lắng. Quan tâm, yêu thương mẹ mỗi ngày từ những hành động nhỏ nhất: vâng lời, chăm sóc mẹ lúc ốm đau, học tập tốt… c. Bàn luận, mở rộng - Tình mẫu tử là nguồn sống vô giá, giúp ta vững vàng trong cuộc sống. - Được sống trong tình mẫu tử là may mắn, hạnh phúc của con người. Thật thiệt thòi cho những ai không được sống trong tình mẫu tử và bất hạnh cho những kẻ không biết trân trọng tình mẫu tử. - Phê phán những kẻ sống vô ơn bạc nghĩa, không yêu thương, biết ơn cha mẹ, đối xử tệ bạc với cha mẹ. - Ngoài tình mẫu tử thiêng liêng còn có tình phụ tử, tình cảm anh em cũng cần được trân trọng. 1.3 Bài học hành động và liên hệ bản thân - Biết yêu thương mẹ nhiều hơn, cố gắng trở thành học sinh ngoan, học ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN giỏi để cha mẹ vui lòng. - Liên hệ bản thân. 2 Nghị luận văn học 2.1 Giới thiệu chung - Hữu Thỉnh thuộc thế hệ những nhà thơ thời chống Mỹ với ngòi bút hướng về đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn. - “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, được viết khi thiên nhiên bắt đầu sang thu và cũng là thời điểm đất nước vừa bước từ thời chiến sang thời bình. - Bài thơ là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước cảnh đất trời sang thu. 2.2 Phân tích a .Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên trong thời khắc giao mùa - Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: + “Hương ổi”: là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùa ổi chin rộ. + Từ “phả”: động từ có nghĩa tỏa vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hòa vào trong gió heo may của mùa thu, lan tỏa khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát – hương thơm ngọt ngào hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. + “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làn sương nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn. - Những chuyển biến tinh tế của thiên nhiên khiến nhà thơ không khỏi ngỡ ngàng, bối rối “bỗng”, “hình như”. Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bang khuâng… b. Khổ 2, 3: Hình ảnh thiên nhiên sang thu - Thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng: + Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hòa trôi một cách ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN nhàn hạ, thanh thản -> gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu. + Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn. + Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết: “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” -> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. - Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh vừa thực vừa có ý nghĩa biểu trưng “nắng – mưa – sấm”: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa” + Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt. + Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa ào ạt, bất ngờ của mùa hạ. + Hình ảnh “sấm”: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu. Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi”: gợi tả những con người từng trải, từng vượt qua những khó khăn, thăng trầm. Qua đó, khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN động của cuộc đời. ->Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của con người từng trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức, khó khăn, gian khổ. 2.3 Đánh giá - Nghệ thuật: Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, vừa độc đáo, mới lạ. Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng. - Với “Sang thu”, Hữu Thỉnh góp cho thơ th Việt Nam một áng thơ thật đẹp. Bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa với những biến đổi tinh tế, nhẹ nhàng, uyển chuyển cũng gửi gắm tới người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía.Bài thơ đã cho thấy tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế và ngòi bút tài hoa, sâu sắc của tác giả.
00:00:00