Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ĐỀ THI THỬ VÀO 10 THPT NGUYỄN TẤT THÀNH Phần I: (4 điểm) … Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là tắng và đuổi được chúng về phương Bắc… 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả? 2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn văn. 3. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Nêu nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật đó qua đoạn văn trích. 4. Nội dung của đoạn trích gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS? Ghi rõ tên tác giả của văn bản đó. 5. Từ nội dung của đoạn văn trích trên, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thế hệ trẻ ngày nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phần II: (6.0 điểm) Hình ảnh đất nước là cảm hứng bất tận trong thơ ca. Viết về đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có những câu thơ giàu cảm xúc, gợi suy ngẫm sâu xa: “… Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời.” (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) Trong một bài thơ em vừa học ở chương trình Ngữ văn 9 cũng có những câu thơ gợi những cảm xúc về mùa xuân đất nước. Em hãy: 1. Chép thuộc những câu thơ trong khổ thơ có nội dung nêu trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác. 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của hình ảnh vừa có nghĩa thực vừa có nghĩa ẩn dụ giàu sức gợi trong khổ thơ em vừa chép thể hiện sự cảm nhận của tác giả về hình ảnh của sức xuân đất nước. 3. Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) phân tích cảm xúc của nhà thơ được gợi ra từ khổ thơ vừa chép. Đoạn văn sử dụng câu có thành phần khởi ngữ và câu nghi vấn không dùng để hỏi. (gạch chân và chú thích) 4. Bài thơ có những khổ thơ em vừa chép được viết theo thể thơ nào. Kể tên ít nhất hai tác phẩm đã học có cùng thể thơ trên và ghi rõ tên tác giả.
00:00:00