Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 Đề thi thử THPTQG – Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018 Câu 1 (Nhận biết): Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng? A. Đột biến gen. B. Mất đoạn nhỏ. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội. Câu 2 (Nhận biết): Thế nào là dòng thuần chủng về 1 cặp tính trạng? A. Các cá thể trong dòng đồng loạt giống nhau. B. Các cá thể trong dòng có kiểu gen đồng hợp qui định tính trạng đó. C. Các cá thể trong dòng ở thể dị hợp. D. Con cháu mang tính trạng ổn định giống bố mẹ. Câu 3 (Nhận biết): Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp prôtêin. A. ADN B. tARN C. Ribôxôm D. mARN Câu 4 (Thông hiểu): Với hai cặp gen không alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp NST. Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả hai cặp gen trên? A. 4 B. 1 C. 2 D. 6 Câu 5 (Nhận biết): Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết? A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể. B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. C. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau. D. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết. Câu 6 (Thông hiểu): Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBDd x AaBbdd với các gen trội là trội hoàn toàn. Số tổ hợp giao tử ở thế hệ sau là bao nhiêu? A. 4. B. 32. C. 8. D. 16. Câu 7 (Nhận biết): Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây lá cây sẽ xanh lại? A. Na+ B. Mg2+ C. Fe3+ D. Ca2+ Câu 8 (Nhận biết): Phương pháp tạo dòng thuần chủng của Menđen là : A. Cho các cây gioa phấn trở lại với cây bố mẹ. B. Cho các cây giao phấn nhiều lần với nhau. C. Cho cây tự thụ phấn liên tiếp qua 5-7 thế hệ. D. Sử dụng phương pháp nhân giống bằng giâm,chiết, ghép. Câu 9 (Nhận biết): Bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình giải mã là: A. UAA, UAG, UAX B. UAA, UAG, UGA C. UUU, AUU, UGG D. AUG, UAA, GUA Câu 10 (Nhận biết): Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là A. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn B. các gen không có hoà lẫn vào nhau C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn D. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau Câu 11 (Nhận biết): Dung dịch cônsixin có tác dụng gây đột biến là: HOC24.VN 2 A. đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T. B. đột biến mất cặp nuclêôtit. C. đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X. D. ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc dẫn đến đột biến số lượng NST. Câu 12 (Nhận biết): Đặc điểm nào của mã di truyền thể hiện tính thống nhất trong sinh giới? A. Tính thoái hoá B. Tính phổ biến C. Tính đặc hiệu D. Tính di truyền Câu 13 (Thông hiểu): Tại sao trong quá trình tái bản ADN cần phải có đoạn ARN mồi? A. Để tạo ra đầu 3’-OH để cho enzim tổng hợp ADN bám vào B. Vì lúc đầu chỉ có enzim ARN-polimeraza, chưa có ADN-polimeraza C. Để tạo ra đầu 5’-OH cho enzim tổng hợp ADN gắn vào D. Cần tao ra đoạn mồi để khởi động quá trình tái bản Câu 14 (Nhận biết): Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng? A. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt. B. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó. C. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ. D. Vì gen cấu trúc làm mất cấu hình không gian của nó. Câu 15 (Nhận biết): Để tiến hành chiết rút diệp lục và carôtenôít người ta dùng: A. Cồn 90 → 96o B. Nước cất C. H2SO4 D. NaCl Câu 16 (Nhận biết): Mã di truyền trên mARN được đọc theo : A. Một chiều từ 3’ đến 5’. B. Hai chiều tùy theo vị trí của enzim. C. Một chiều từ 5’ đến 3’. D. Ngược chiều di chuyển của riboxom trên mARN. Câu 17 (Nhận biết): Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12C6 ở cây mía là: A. Pha tối. B. Chu trình CanVin C. Quang phân li nước D. Pha sáng Câu 18 (Nhận biết): Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ? A. Miền lông hút B. Rễ chính C. Miền sinh trưởng D. Đỉnh sinh trưởng Câu 19 (Nhận biết): Giao tử không bình thường (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ tạo ra: A. Thể 1 nhiễm B. Thể khuyết nhiễm C. Thể tam bội D. thể tam nhiễm Câu 20 (Thông hiểu): Câu nào sau đây sai? A. Ở ruồi giấm đực có kiểu gen AB/ab giảm phân luôn chỉ cho 2 loại giao tử. B. Ở ruồi giấm có 4 nhóm liên kết. C. Ở ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab giảm phân luôn chỉ cho 2 loại giao tử. D. Ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái. Câu 21 (Nhận biết): Cây hấp thụ nitơ ở dạng: HOC24.VN 3 A. NH4-, NO+3 B. NH+4, NO-3 C. N2+, NO-3 D. N2+, NH3+ Câu 22 (Nhận biết): Loại đột biến gen nào xảy ra không làm thay đổi số liên kết hidro của gen : A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Thêm 1 cặp nucleotit. C. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A. D. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X. Câu 23 (Thông hiểu): Xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Giả gen A quy định tổng hợp enzim A tác động làm cơ chất 1 (sắc tố trắng) thành cơ chất 2 (sắc tố trắng); gen B quy định tổng hợp enzim B tác động làm cơ chất 2 thành sản phẩm P (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa trắng? A. AaBb B. AABb C. AaBB D. aaBB Câu 24 (Thông hiểu): Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là A. 1/81. B. 1/64. C. 1/16. D. 1/256. Câu 25 (Nhận biết): Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là: A. Tăng lượng nước cho cây B. Làm giảm lượng khoáng trong cây C. Cân bằng khoáng cho cây D. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá Câu 26 (Nhận biết): Biến đổi nào sau đây không phải của thường biến? A. Xù lông khi gặp trời lạnh. B. Tắc kè đổi màu theo nền môi trường. C. Thể bạch tạng ở cây lúa. D. Hồng cầu tăng khi di chuyển lên vùng cao. Câu 27 (Nhận biết): Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường A. có chất cảm ứng. B. không có chất ức chế. C. không có chất cảm ứng. D. có hoặc không có chất cảm ứng. Câu 28 (Nhận biết): Đặc điểm của gen lặn trên NST X không có alen trên Y là: A. Gen lặn không được biểu hiện ra kiểu hình. B. Gen lặn chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở giới dị giao tử. C. Chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp lặn. D. Ở thể dị giao tử chỉ cần 1 gen lặn cũng biểu hiện ra kiểu hình. Câu 29 (Nhận biết): Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào: A. Hoạt động thẩm thấu B. Chênh lệch nồng độ ion C. Cung cấp năng lượng D. Hoạt động trao đổi chất HOC24.VN 4 Câu 30 (Thông hiểu): Một mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại Nucleotit A:U:G:X = 4:3:2:1. Tỉ lệ bộ ba có 3 loại Nucleotit A, U, G là A. 2,4% B. 7,2% C. 21,6% D. 14,4% Câu 31 (Thông hiểu): Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3? A. Tận dụng được nồng độ CO2 B. Không có hô hấp sáng C. Tận dụng được ánh sáng cao D. Nhu cầu nước thấp Câu 32 (Thông hiểu): Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là: A. Đỏ B. Xanh lục C. Da cam D. Vàng Câu 33 (Nhận biết): Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá A. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ. B. Lực đẩy ( áp suất rễ) C. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết. D. Lực hút do thoát hơi nước ở lá Câu 34 (Nhận biết): Trong các dạng đột biến dưới đây dạng dột biến nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? A. Mất cặp nuclêôtit ở bộ ba mở đầu trong gen. B. Thay thể cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. C. Mất cặp nuclêôtit ở bộ ba cuối cùng trong gen. D. Thêm 1 cặp nuclêotit ở đoạn giữa của gen. Câu 35 (Thông hiểu): Ở sinh vật nhân sơ một gen có chiều dài 7140A0. Phân tử protêin tổng hợp từ gen này chứa số axít amin là: A. 698 B. 688 C. 798 D. 699 Câu 36 (Thông hiểu): Bộ ba nào sau đây của gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin nào cả) bằng cách chỉ thay đổi ở 1 nucleotit? A. XXX B. XXG C. AXX D. XGG Câu 37 (Nhận biết): Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của: (1) ADN dạng xoắn kép (2) ADN dạng xoắn đơn (3) Cấu trúc tARN (4) Trong cấu trúc của protein A. 2,3 B. 1,2 C. 1,4 D. 1,3 Câu 38 (Thông hiểu): Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ A. 1/3. B. 1/4. C. 2/3. D. 3/4. HOC24.VN 5 Câu 39 (Thông hiểu): Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. tương tác bổ sung. D. trội không hoàn toàn. Câu 40 (Nhận biết): Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron? A. Lamac và Đacuyn. B. Hacđi và Vanbec. C. Jacôp và Mônô. D. Menđen và Morgan.
00:00:00