Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 Đề thi thử THPTQG – Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018 Câu 1 (Nhận biết): Phát biểu nào sau đây không đúng về mã di truyền? A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và chồng gối lên nhau. B. Các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ. C. Hai bộ ba AUG và UGG, mỗi bộ ba chỉ mã hoá duy nhất một loại axit amin. D. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polypeptit. Câu 2 (Nhận biết): Định nghĩa nào sau đây về gen là đầy đủ nhất? Chọn câu trả lời đúng: A. Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại ARN hoặc mã hóa cho một chuỗi polipeptit. B. Một đoạn của phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin như gen điều hòa, gen khởi động, gen vận hành. C. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin quy định tính trạng. D. Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại ARN thông tin, vận chuyển và ribôxôm. Câu 3 (Nhận biết): Điều nào không phải là sự khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thực so với sinh vật nhân sơ? A. Nguyên tắc và nguyên liệu phiên mã. B. Số loại mARN. C. Có hai giai đoạn là tổng hợp mARN sơ khai và mARN trưởng thành. D. Phiên mã ở sinh vật nhân thực có nhiều loại ARN polymeraza tham gia. Mỗi quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN và rARN đều có ARN polymeraza riêng xúc tác. Câu 4 (Nhận biết): Anticodon là bộ ba trên: A. tARN. B. mạch mã gốc ADN. C. mARN. D. ADN. Câu 5 (Thông hiểu): Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của operon Lac thì vùng khởi động (promotor) là A. nơi mà ARN polymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin. B. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. C. vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã. D. vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình thành nên tính trạng. Câu 6 (Nhận biết): Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở vi khuẩn E.coli, prôtêin ức chế ngăn cản quá trình phiên mã bằng cách: A. gắn vào vùng vận hành. B. gắn vào vùng khởi động. HOC24.VN 2 C. liên kết với enzym ARNpolymeraza . D. liên kết với chất cảm ứng. Câu 7 (Thông hiểu): Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen? A. Thay thế cặp A-T bằng cặp T- A. B. Mất một cặp nuclêôtit. C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế cặp A-T bằng cặp G- X. Câu 8 (Nhận biết): Đột biến được coi là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì A. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể B. đột biến có tính phổ biến ở tất cả các loài sinh vật C. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể Câu 9 (Nhận biết): Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ A. là phân tử ADN dạng vòng. B. là phân tử ADN dạng thẳng. C. là phân tử ADN liên kết với prôtêin. D. là phân tử ARN. Câu 10 (Nhận biết): Chiều dài đoạn ADN quấn quanh khối cầu histon trong cấu trúc nucleoxom là khoảng A. 496,4 oA B. 140 oA C. 146 oA D. 992 oA Câu 11 (Thông hiểu): Ở cà chua, gen A qui định màu quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định màu quả vàng. Cho cây quả đỏ thuần chủng 2n giao phấn với cây quả vàng 2n thu được F1. Xử lí cônsixin ở tất cả các cây F1 được tạo ra. Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng khi nói về F1 nói trên? A. Đều là các thể dị hợp. B. Đều là các thể tam bội. C. Đều là các thể lưỡng bội. D. Đều là các thể dị bội. Câu 12 (Nhận biết): Loại đột biến nào sau đây được phát sinh trong quá trình nguyên phân A. Đột biến xoma và đột biến tiền phôi B. Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi C. Đột biến giao tử và đột biến xoma D. Chỉ có đột biến xoma Câu 13 (Thông hiểu): Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền (1) Mã di truyền là mã bộ ba. (2) Có tất cả 62 bộ ba. (3) Có 3 mã di truyền là mã kết thúc. (4) Có 60 mã di truyền mã hóa cho các axit amin (5) Từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X tạo ra tất cả 37 bộ ba không có nuclêôtit loại A. (6) Tính đặc hiệu của mã di truyền có nghĩa là mỗi loài sử dụng một bộ mã di truyền riêng. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 14 (Thông hiểu): Số bộ ba mã hoá không có ađênin là A. 16. B. 27. C. 37. D. 32. Câu 15 (Nhận biết): Cho các vai trò sau: HOC24.VN 3 (1) Tổng hợp đoạn mồi. (2) Tách hai mạch ADN thành hai mạch đơn. (3) Nhận biết bộ ba mở đầu trên gen. (4) Tháo xoắn phân tử ADN. (5) Tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’-3’ dựa trên mạch khuôn có chiều từ 3’-5’. Các vai trò của ARN polymeraza trong quá trình phiên mã là: A. (2), (4), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (4), (5). D. (3), (4), (5). Câu 16 (Nhận biết): Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac ở E.colikhông hoạt động? A. Khi trong tế bào không có lactose. B. Khi môi trường có hoặc không có lactose. C. Khi môi trường có nhiều lactose. D. Khi trong tế bào có lactose. Câu 17 (Thông hiểu): Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn nhiều so với sinh vật nhân sơ vì A. tế bào nhân chuẩn có kích thước bé hơn tế bào nhân sơ. B. ở hầu hết nhân thực, tế bào có sự chuyên hóa về cấu tạo, phân hoá về chức năng. C. môi trường sống của tế bào nhân chuẩn biến đổi nhiều hơn so với tế bào nhân sơ. D. ở tế bào nhân chuẩn, mỗi gen phải đảm nhiệm nhiều công việc hơn. Câu 18 (Thông hiểu): Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau. B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. C. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. D. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polypeptit do gen đó tổng hợp. Câu 19 (Thông hiểu): Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính A. chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể. B. của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX. C. không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường. D. chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia. Câu 20 (Nhận biết): Trường hợp nào dưới đây thuộc thể lệch bội? A. Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST thuộc 1 cặp NST nào đó. B. Tế bào giao tử mang 2n NST. HOC24.VN 4 C. Tế bào giao tử mang n NST. D. Tế bào sinh dưỡng mang 2 NST thuộc 1 cặp NST nào đó. Câu 21 (Nhận biết): Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1) Enzym ADN polymeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. (2) Enzym ARN polymeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’→5’. (3) Enzym ADN polymeraza chỉ hoạt động khi đã có đoạn mồi ARN. (4) Mạch mới được tổng hợp liên tục (sợi dẫn đầu) có chiều tổng hợp cùng chiều với sự phát triển của chạc nhân đôi. (5) Enzym ligaza có nhiệm vụ nối các đoạn Okazaki lại với nhau để hình thành mạch đơn hoàn chỉnh. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 22 (Thông hiểu): Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ? 1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki. 2. Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3' của mạch mới. 3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu của quá trình tái bản. 4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. 5. Enzym ADN polymeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN. 6. Sử sụng 8 loại nuclêôtit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 23 (Thông hiểu): Trong các quá trình sau đây, có bao nhiêu quá trình có sự thể hiện vai trò của nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit? 1. Nhân đôi ADN. 2. Hình thành mạch polypeptit 3. Phiên mã. 4. Mở xoắn. 5. Dịch mã. 6. Đóng xoắn. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 24 (Thông hiểu): Một phân tử mARN dài 4080Å được tách ra từ vi khuẩn E.colicó tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U, X lần lượt là 20%, 15%, 40%, 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp đoạn ADN trên là bao nhiêu? A. G = X = 480, A = T = 720. B. G = X = 640, A = T = 560. C. G = X = 720, A = T = 480. D. G = X = 560, A = T = 640. Câu 25 (Vận dụng): Một chủng vi khuẩn đột biến có khả năng tổng hợp enzym phân giải lactose ngay cả khi có hoặc không có lactose trong môi trường. Câu khẳng định hoặc tổ hợp các khẳng định nào dưới đây có thể giải thích được trường hợp này? 1. Vùng vận hành (operator) đã bị đột biến nên không còn nhận biết ra chất ức chế. HOC24.VN 5 2. Gen mã hóa cho chất ức chế đã bị đột biến và chất ức chế không còn khả năng ức chế. 3. Gen hoặc các gen mã hóa cho các enzym phân giải lactose đã bị đột biến. 4. Vùng khởi động bị đột biến làm mất khả năng kiểm soát Operon. A. 1,2. B. 2,3. C. 1,3,4. D. 1,2,3. Câu 26 (Thông hiểu): Một vi khuẩn bị đột biến gen nên có khả năng tổng hợp được enzym phân giải lactoza ngay cả khi có hoặc không có lactose trong môi trường. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên ? 1. Đột biến đã xảy ra ở vùng vận hành làm cho prôtêin ức chế không bám được. 2. Đột biến đã xảy ra ở vùng khởi động làm cho enzym ARN polymeraza không bám vào được. 3. Đột biến đã xảy ra ở gen điều hòa làm cho prôtêin ức chế mất chức năng. 4. Đột biến đã xảy ra ở nhóm gen cấu trúc. A. 1, 3 B. 3, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 3 Câu 27 (Thông hiểu): Do đột biến gen qui định Hb; Kiểu gen sau đây không mắc bệnh sốt rét? A. HbSHbs. B. HbSHbS. C. HbsHbs. D. Tất cả các kiểu gen trên. Câu 28 (Nhận biết): Giải thích nào sau đây liên quan đến đột biến gen là đúng? A. Đột biến gen có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể. B. Đột biến gen luôn làm rối loạn quá trình tổng hợp prôtêin nên có hại. C. Đột biến gen làm mất cả bộ ba nuclêôtit thì gây hại nhiều hơn đột biến gen chỉ làm mất một cặp nuclêôtit. D. Hậu quả của đột biến gen không phụ thuộc vào vị trí xảy ra đột biến. Câu 29 (Thông hiểu): Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có thể dẫn tới bao nhiêu nhiêu hệ quả sau đây? I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST. II. Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên NST. III. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết. IV. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động. V. Làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. VI. Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 30 (Thông hiểu): Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 cromatit thuộc cùng 1 cặp NST tương đồng sẽ gây ra 1. đột biến lặp đoạn NST. 2. đột biến chuyển đoạn NST. 3. đột biến mất đoạn NST. 4. đột biến đảo đoạn NST. Số phương án đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. HOC24.VN 6 Câu 31 (Thông hiểu): Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1? (1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa. Số đáp án đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32 (Thông hiểu): Một hợp tử trải qua 12 lần nguyên phân. Sau số đợt nguyên phân đầu tiên có một tế bào bị đột biến tứ bội. Sau đó có tế bào thứ hai lại bị đột biến tứ bội. Các tế bào con đều nguyên phân tiếp tục đến lần cuối cùng đã sinh ra 4024 tế bào con. Thứ đợt xảy ra đột biến lần thứ nhất và thứ hai lần lượt là A. lần 6 và lần 9. B. lần 8 và lần 11. C. lần 5 và lần 8. D. lần 7 và lần 10. Câu 33 (Nhận biết): Cho các đặc điểm về quá trình tự nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn (2) ADNpolymeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’ (3) Từ 1ADN mẹ tạo ra 2ADN con giống nhau và giống mẹ. (4) Có sự tham gia của nhiều loại ADNpolymeraza giống nhau A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 34 (Vận dụng): Một gen dài 0,51 micromet. Gen nhân đôi 3 đợt liên tiếp, mỗi gen con tạo ra sao mã 2 lần. Trên mỗi phân tử mARN được tạo ra đều có cùng số ribôxôm trượt qua và đã sử dụng của môi trường 55888 axitamin để tổng hợp nên các phân tử prôtêin hoàn chỉnh. Tính số ribôxôm trượt trên mỗi phân tử mARN A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 35 (Vận dụng): Khi tổng hợp một phân tử mARN,một gen bị hủy 2520 liên kết hiđrô và cần cung cấp 315X và 405G.Đợt phiên mã thứ nhất không vượt quá 5 lần, gen cần 225A;đợt phiên mã khác gen cần 315A. Số lần phiên mã của đợt thứ nhất và đợt thứ hai lần lượt là A. 5 và 7 B. 3 và 5 C. 4 và 6 D. 4 và 7 Câu 36 (Thông hiểu): Khi nói về điều hòa hoạt động gen có các nội dung: 1. Ở sinh vật nhân thực, phần lớn gen ở trạng thái hoạt động chỉ có một số ít gen đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động. 2. Điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tạo ra. 3. Operon Lac bao gồm nhóm gen cấu trúc, gen điều hòa, vùng khởi động và vùng vận hành. 4. Vùng vận hành là nơi ARN polymeraza bám vào và khởi động quá trình phiên mã. 5. Khi môi trường có lactose, các phân tử này liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu trúc không gian của prôtêin, tạo điều cho ARN polymeraza tiến hành dịch mã. HOC24.VN 7 6. Ứng dụng quá trình điều hòa hoạt động gen, con người có thể nghiên cứu chữa trị bệnh ung thư bằng cách đưa prôtêin ức chế ngăn cho khối u không phát triển. Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 37 (Thông hiểu): Đột biến thay cặp nuclêôtit có thể làm phân tử prôtêin do gen đột biến mã hoá ngắn hơn do với trước khi bị đột biến do: A. Đột biến làm đổi một codon có nghĩa thành một codon vô nghĩa dẫn đến việc làm kết thúc quá trình giải mã sớm hơn so với khi chưa đột biến. B. Làm tái sắp xếp trật tự của các nuclêôtit trong cấu trúc của gen dẫn đến làm việc giảm số codon. C. Axit amin bị thay đổi trong cấu trúc của phân tử prôtêin sẽ bị cắt đi sau khi giải mã. D. Đột biến làm thay đổi cấu trúc của một codon nhưng không làm thay đổi nghĩa do nhiều codon có thể cùng mã hoá cho một axit amin. Câu 38 (Thông hiểu): Điều không đúng khi xét đến trường hợp đột biến trở thành thể đột biến A. Đột biến A thành a tồn tại trong trạng thái dị hợp. B. Hai đột biến lặn cùng alen của 2 giao tử đực và cái gặp nhau trong thụ tinh tạo thành kiểu gen đồng hợp. C. Gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, không có alen trên Y hoặc trên Y không có alen trên X đều trở thành thể đột biến ở cơ thể XY. D. Đột biến ở trạng thái trội a thành A hoặc đột biến nguyên ở trạng thái lặn do môi trường thay đổi chuyển thành trội. Đột biến nhiễm sắc thể. Câu 39 (Nhận biết): Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Đa số động vật bậc cao, giới tính thường quy định bởi các gen nằm trên NST X và Y. B. Ở hầu hết loài giao phối, giới tính được hình thành trong quá trình phát triển cá thể. C. Môi trường không có vai trò trong việc hình thành giới tính của sinh vật. D. Gà mái có kiểu NST giới tính XX. Câu 40 (Vận dụng): Ở phép lai ♂AaBb x ♀AaBB, trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li giảm phân I chiếm 16%, mọi diễn biến còn lại của giảm phân đều bình thường. Trong số bốn kết luận sau có bao nhiêu kết luận sai về phép lai trên? -Trong số các hợp tử được tạo ra ở F1 aaBb là hợp tử không đột biến. -Trong số các hợp tử được tạo ra ở F1 aaBb là hợp tử đột biến. -Hợp tử aaBb chiếm tỉ lệ 30,2% -Hợp tử aaBb chiếm tỉ lệ 10,5% -Hợp tử chứa aa chiếm tỉ lệ 21% A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
00:00:00