Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT TRƯỜNG THPT TUYÊN QUANG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017 Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. B. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. C. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. D. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. Câu 2: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì thức ăn càng đơn giản. B. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau. C. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. D. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. Câu 3: Cho các phát biểu sau: (1) Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi. (2) Chọn lọc tự nhiên có thể làm cho tần số alen của quần thể biến đổi với tốc độ tương đối nhanh. (3) Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn. (4) Không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể. (5) Đặc điểm chung của đột biến và chọn lọc tự nhiên là có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. (6) Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền làm suy thoái quần thể và có thể dẫn tới diệt vong. (7) Kết quả của chọn lọc tự nhiên đào thải hết các gen quy định tính trạng không thích nghi và giữ lại các gen quy định những tính trạng thích nghi. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 4: Theo sơ đồ lưới thức ăn sau, phát biểu nào là đúng? A. Có 8 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn. B. Có 3 loài là sinh vật tiêu thụ bậc 2. HOC24.VN 2 C. Có 8 mắt xích chung trong lưới thức ăn. D. Có 4 mắt xích là sinh vật tiêu thụ bậc 1. Câu 5: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. B. Cả hai loài đều có lợi. C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. D. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. Câu 6: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. B. Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. D. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt. B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa. C. Những loài sử dụng cùng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh. D. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình. Câu 8: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên? (1) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. (2) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn. (3) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể. (4) Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 9: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin. B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. C. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. HOC24.VN 3 D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. Câu 10: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất. B. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. D. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. Câu 11: Trong một chuỗi thức ăn của quần xã trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật sản xuất. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 12: Theo Đacuyn, thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng: A. Biến dị của các cá thể trong loài. B. Phát sinh các đột biến của các cá thể trong loài. C. Sinh sản giữa các cá thể trong loài. D. Sống sót giữa các cá thể trong loài. Câu 13: Trong các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. (2) Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới. (3) Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể cách li. (4) Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản. (5) Sự cách li ngăn ngừa giao phối tự do, nhờ đó củng cố, tăng cường sự phân hóa vốn gen trong quần thể bị chia cắt. (6) Cách li địa lí và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản đánh dấu sự xuất hiện của loài mới. (7) Cách li sinh sản được hình thành sẽ kết thúc quá trình tiến hóa nhỏ. A. 4 B. 3 C. 6 D. 5 Câu 14: Động lực xảy ra chọn lọc tự nhiên là: A. Nhu cầu và thị hiếu của con người. B. Do sự cạnh tranh của con người về sản xuất. C. Sinh vật giành giật thức ăn. D. Đấu tranh sinh tồn với môi trường sống. Câu 15: Cho một số hiện tượng sau: (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. HOC24.VN 4 (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác. Có bao nhiêu hiện tượng trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử? A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 16: Trong quần xã, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. Sinh vật phân giải. C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. Câu 17: Quan niệm nào sau đây có trong học thuyết của Lamac? A. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. C. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ theo những hướng không xác định là nguồn nguyên liệu của tiến hóa và chọn giống. D. Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ. Câu 18: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. (2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. (3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ NST song nhị bội. (4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19: Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ. B. Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất. C. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối. D. Trong tháp năng lượng, năng lượng của vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi sinh vật tiêu thụ mình. Câu 20: Từ gà rừng, ngày nay xuất hiện nhiều giống gà khác nhau như gà trứng, gà thịt, gà trứng - thịt, gà chọi, gà cánh. Đây là kết quả của quá trình: A. Tạp giao các giống gà. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến nhân tạo ở gà. HOC24.VN 5 D. Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo ở gà. Câu 21: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? A. Biến động di truyền . B. Di nhập gen. C. Yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 22: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động dưới đây? (1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn. (2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao. (3) Trồng các loài cây đúng thời vụ. (4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 23: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển. B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong. C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. D. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể. Câu 24: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật. B. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi. C. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. D. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường. Câu 25: Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng: A. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống. B. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống. C. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. D. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống. Câu 26: Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa Kimura là: A. Nêu lên vai trò của sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính trong tiến hóa, độc lập với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. Phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên đào thải các biến dị có hại. C. Củng cố học thuyết của Đacuyn về vai trò của chọn lọc trong sự hình thành các đặc điểm thích nghi hình thành loài mới. HOC24.VN 6 D. Xây dựng lí thuyết tiến hóa mới từ việc tổng hợp các thành tựu lí thuyết trong nhiều lĩnh vực. Câu 27: Cho các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền. (2) Đột biến. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là: A. (4); (2) B. (1); (2) C. (1); (4) D. (1); (3) Câu 28: Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì: (1) Có hệ thống di truyền kín. (2) Đơn vị tổ chức tự nhiên. (3) Đơn vị sinh sản nhỏ nhất. (4) Các cá thể trong quần thể cách li sinh sản với nhau. (5) Là nơi diễn ra tiến hóa nhỏ. Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 2, 5. C. 2, 3, 5. D. 1, 3, 4. Câu 29: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua: A. Hoạt động quang hợp. B. Hoạt động hô hấp. C. Quá trình sinh tổng hợp các chất. D. Quá trình bài tiết các chất thải. Câu 30: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây? A. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể. B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể. C. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài. D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa. Câu 31: Vai trò chủ yếu của CLTN theo quan niệm hiện đại: A. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Quy định chiếu hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Phát tán các đột biến trong quần thể. D. Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Câu 32: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng? A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn. B. Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng. C. Tính đa dạng về loài tăng. D. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên. Câu 33: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai? A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể. HOC24.VN 7 B. Di - nhập gen có thể mang đến những alen đã có sẵn trong quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng. D. Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 34: Nhận xét nào sau đây đúng: (1) Bằng chứng phôi sinh học so sánh giữa các loài về các giai đoạn phát triển phôi thai. (2) Bằng chứng sinh học phân tử là so sánh giữa các loài về cấu tạo polipeptit hoặc polinucleotit. (3) Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi -Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là bằng chứng tế bào học. (4) Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đoạn phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là bằng chứng phôi sinh học. (5) Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần protein giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc bằng chứng sinh học phân tử. A. 1, 4, 5. B. 2, 4, 5. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 4, 5. Câu 35: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng? A. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian. B. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. C. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. D. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. Câu 36: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí? A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại. B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể. C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại. Câu 37: Theo Đacuyn, chọn lọc là quá trình gồm hai mặt được tiến hành song song gồm: A. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi. B. Đào thải tính trạng bất lợi, tích lũy tính trạng có lợi. C. Sáng lọc các biến dị có hại và có lợi. D. Đào thải cá thể kém thích nghi, tích lũy cá thể thích nghi. HOC24.VN 8 Câu 38: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nucleotit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Thí nghiệm này chứng minh điều gì? A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa protein và axit nucleic. B. Trong quá trình tiến hóa, ARN xuất hiện trước ADN và protein. C. Sự xuất hiện các protein và axit nucleic chưa phải là xuất hiện sự sống. D. Protein có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã. Câu 39: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sơ đồ sau đây. Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này? A. Thả thêm cá quả vào ao. B. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao. C. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. D. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. Câu 40: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết: A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã. B. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ. C. mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật. D. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.
00:00:00