Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2017 Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Cho các kết luận sau: (1) Hai loài cùng nơi ở nhưng khác ổ sinh thái sẽ không bao giờ cạnh tranh với nhau. (2) Hai loài cùng nơi ở, trùng phần lớn ổ sinh thái chắc chắn sẽ xây dựng sẽ xảy ra cạnh tranh có thể làm cho một loài bị tiêu diệt hoặc phải di dời đi nơi khác. (3) Cùng nơi ở có thể chứa nhiều ổ sinh thái đặc trưng cho từng loài. (4) Trong cùng nơi ở có thể tồn tại nhiều loài sinh thái mà không xảy ra cạnh tranh. (5) Các loài có khu vực phân bố càng rộng thì càng dễ xảy ra cạnh tranh với loài khác nhau và ngược lại. Số nhận xét đúng là: A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 2: Cho các cơ quan sau: (1) Cánh đổ hoa trạng nguyên (2) hoa giấy (3) Tua cuốn đậu Hà Lan (4) gai cây hoa hồng. (5) Gai cây hoàng liên. Trong số các cơ quan trên, số cơ quan được xếp vào nhóm cơ quan tương đồng là: A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 3: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội. (3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β- caroten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội. Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là: A. (3) và (4) B. (1) và (2) C. (2) và (4) D. (1) và (3) Câu 4: Phân tử tARN mang Metionin tiến vào Riboxom để tổng hợp protein. Trật tự nucleotit của bộ ba đối mã trên phân tử tARN này là: A. 3'UXA5' B. 3'AUG5' C. 5'AUG3' D. 3'UAX5' Câu 5: Câu khẳng định nào dưới đây về quá trình phiên mã là đúng? A. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 3'-5' và tổng hợp mạch mới theo chiều 5'-3' và dừng lại phiên mã khi gặp tín hiệu kết thúc. B. ARN polimeraza bắt đầu phiên mã khi nó gặp trình tự nucleotit đặc biệt nằm trước bộ ba mở đầu của gen. C. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen và gặp bộ ba kết thúc thì nó dừng quá trình phiên mã. HOC24.VN 2 D. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 5'-3' và tồng hợp mạch 3'-5' theo nguyên tắc bắt đôi bổ sung và dừng quá trình phiên mã khi gặp bộ ba kết thúc, Câu 6: Khi nghiên cứu về liên kết gen-hoán vị gen, người ta đưa ra các nhận xét sau: 1. tần số HVG giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50% cho dù giữa 2 gen có xảy ra bao nhiêu trao đổi chéo. 2. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen. 3. Số lượng cá thể có kiểu hình tái tổ hợp luôn nhỏ hơn số lượng cá thể có kiểu hình bình thường. 4. Trong tiến hóa, liên kết gen có thể giúp duy trì sự ổn định của loài do có các gen quy định khả năng của sinh vật được tập hợp trên một NST. 5. Trong công tác chọn giống, các nhà khoa học có thể gây đột biến lặp đoạn để đưa các gen có lợi vào cùng một NST nhằm tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn. Trong số các nhận xét nói trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 7: Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm A. Phiến lá dày, mô giậu kém phát triển. B. Phiến lá mỏng, mô giậu phát triển. C. Phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển. D. Phiến lá dày, mô giậu phát triển. Câu 8: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nào? A. Chu trình nito. B. Chu trình Cacbon. C. Chu trình photpho. D. Chu trình nước. Câu 9: Mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể là: A. siêu xoắn, đường kính 300nm. B. sợi cơ bản, đường kính 10 nm. C. cromatit, đường kính 700nm. D. sợi chất nhiếm sắc, đường kính 30 nm. Câu 10: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, cho các kết luận sau: (1) Mất 1 đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng 1 NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau. (2) Mất 1 đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau. (3) Mất 1 đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng 1 vị trí trên 1NST biểu hiện kiểu hình giống nhau. (4) Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau. (5) Mất đoạn làm giảm số lượng gen làm cho thể đột biến có thể bị chết nhưng cũng có thể ít gây hậu quả. Trong số các kết luận trên, số kết luận đúng là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 11: Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo. B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau. C. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng. D. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc. HOC24.VN 3 Câu 12: Một mARN sơ khai phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn có các vùng và số nucleotit tương ứng như sau: Exon 1 Exon 1 Exon 2 Exon 2 Exon 3 Exon 3 Exon 4 60 66 60 66 60 66 60 Số axit amin trong 1 phân tử protein hoàn chỉnh do mARN trên tổng hợp là: A. 78 B. 64 C. 79 D. 80 Câu 13: Quan hệ đối kháng trong quần xã thể hiện ở mối quan hệ giữa (1) Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. (2) Địa y và cây gỗ. (3) Dây tơ hồng sống trên tán cây trong rừng. (4) Cây tầm gửi sống trên các cây gỗ lớn trong rừng. (5) Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa. Phương án đúng là: A. 1,2,3,4. B. 1,2,4,5. C. 1,3,4,5. D. 1,2,3,5. Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với quần thể giao phối? A. Mỗi quần thể có thể có một thành phần kiểu gen, tần số alen đặc trưng và ổn định, được duy trì tương đối ổn định nếu tác động của các nhân tố tiến hóa là không đáng kể. B. Tần số tương đối của các alen ở một gen nào đó có xu hướng duy trì ổn định ngay cả khi có tác động của nhân tố tiến hóa. C. Quần thể là một đơn vị tổ chức, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. D. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên cơ sở sự biến đổi về thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 15: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây là không đúng? A. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian. B. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. C. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. D. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Câu 16: Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong TB thực vật có thành phần xenlulozo, phương pháp không được sử dụng là: A. chuyển gen trực tiếp qua ống phấn. B. chuyển gen bằng thực khuẩn thể. C. chuyển gen bằng plasmit. D. chuyển gen bằng súng bắn gen. Câu 17: Hai loài thân thuộc A và B đều sinh sản hữu tính bằng giao phối, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt là: HOC24.VN 4 A. tiêu chuẩn hình thái. B. tiêu chuấn sinh lí. C. tiêu chuẩn địa lí- sinh thái. D. tiêu chuẩn cách li sinh sản. Câu 18: Ở một loài có 4 dòng, các gen trên NST số 1 của mỗi dòng như sau: Dòng 1: ABCDEGHIK Dòng 2: ABHGICDEK Dòng 3: ABHGEDCIK Dòng 4: AIGHBCDEK Nếu từ dòng 1 đã phát sinh đột biến đảo đoạn để hình thành các dòng còn lại thì thứ tự phát sinh đột biến của các dòng nói trên là: A. 1 4 2 3 .rrr B. 1 3 2 4 .r r r C. 1 2 3 4 .r r r D. 1 3 4 2 .r r r Câu 19: năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn: A. được sử dụng tối thiểu 2 lần. B. chỉ được sử sử dụng một lần rồi mất đi dưới dạng nhiệt. C. được sử dụng số lần tươn ứng với số loài trong chuỗi thức ăn. D. được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. Câu 20: Đặc điểm nổi bật của sinh vật trong đại Trung sinh là: A. sự phát triển của cây hạt kín, sâu bọ ăn lá... B. sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là bò sát. C. Sự chinh phục đất liền của thực vật, động vật. D. có sự di cư của động vật, thực vật về phương Nam rồi trở về phương Bắc. Câu 21: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lý), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hóa vốn gen của quần thể gốc là: A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. tập quán hoạt động. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 22: Ở động vật, tại sao khi kích thước quần thể giảm mạnh thì tần số alen lại thay đổi nhanh chóng? (1) Khi kích thước giảm thì quần thể chịu tác động mạnh bởi yếu tố ngẫu nhiên do đó có thể làm thay đổi nhanh chóng tần số alen. (2) Kích thước giảm làm cho khả năng chống chịu của quần thể giảm, CLTN sẽ tác động làm thay đổi tần số alen. (3) Kích thước làm giảm giao phối tự do dẫn đến giao phối gần làm cho tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm. (4) Kích thước giảm làm cho khả năng phục hồi của quần thể chậm, làm các cá thể mang kiểu hình lặn bị giảm nhiều dẫn đến tần số alen thay đổi nhanh chóng. Cách giải thích hợp lí nhất là: A. (1) và (2) B. (1) và (2) C. (3) và (4) D. (1) và (3). HOC24.VN 5 Câu 23: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AD ad đã xảy ra hoán vị gen giữa các gen D và d với tần số 18%. Tính theo lí thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các gen D và d là: A. 640 B. 180 C. 360 D. 820 Câu 24: Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có các đặc điểm như thế nào? A. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp. B. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt. C. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp. D. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh. Câu 25: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là ví dụ về: A. giao phối không ngẫu nhiên. B. di-nhập gen. C. thoái hóa giống. D. biến động di truyền. Câu 26: Ở 1 loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do 1 gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên 1 NST thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái. Cho giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả hai tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả hai tính trạng trên (P) thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến? Theo lý thuyết, kết luận nào sau đây về F2 là sai? A. Có 10 loại kiểu gen. B. Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luông chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. C. Có hai loại kiểu gen dị hợp tử về cả hai cặp gen. D. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất. Câu 27: Ở một vùng biển năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác khai thác được 40% năng lượng tích lũy trong tảo, còn cá ăn giáp xác khai thác được 0,0015 năng lượng của giáp xác. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là: A. 0,018% B. 0,00018% C. 0,0018% D. 0,18% Câu 28: Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen quy định. HOC24.VN 6 Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả trai , gái và đều không bị bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ thực hiện được mong muốn là: A. 8,33% B. 3,125% C. 12,50% D. 6,25% Câu 29: Nghiên cứu sự di truyền về bệnh "X" di truyền ở một gia đình vợ chồng bình thường. Bên phía người vợ có ông ngoại bị bệnh; bên gia đinh nhà chồng có cô em gái bị bệnh. Cặp vợ chồng này có cô gái đầu lòng không bị bệnh, những người khác trong gia đình đều không bị bệnh. Biết rằng không phát sinh các đột biến mới, Bố đẻ của người vợ bình thường và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh "X" là 1 10 . Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết có bao nhiêu nhậ định đúng trong số các nhận định dưới đây? (1) XS để người con gái mang alen gây bệnh "X" là 53 115 . (2) XS sinh con thứ hai là trai không bị bệnh "X" của cặp vợ chồng trên là 115 252 . (3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên. (4) Xác suất để người bố vợ mang alen gây bệnh "X" là 5 11 . A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 30: Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào , mỗi gen đều có 2 alen, các gen phân li đôc lập cùng quy định một tính trạng. Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được 1F . Cho 1F lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen, thu được aF %LÃWNK{QJ[§\UDÿÝWELÃQVõELÇXKLËQFëD gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lý thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của aF ? (1) Tỉ lệ 9:3:3:1. (2) Tỉ lệ 3:1. (3) Tỉ lệ 1:1. (4) Tỉ lệ 3:3:1:1. (5) Tỉ lệ 1:2:1. (6) Tỉ lệ 1:1:1:1. A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 31: Cho phả hệ: HOC24.VN 7 Biết bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X, không có alen Y quy định. Quả phả hệ trên người ta đưa ra một số thông tin sau: (1) Có 12 người trong phả hệ có thể biết chính xác kiểu gen (2) Người số 2, 8 và 13 chắc chắn có kiểu gen dị hợp. (3) Nếu cặp vợ chồng 6,7 còn muốn tiếp tục sinh con thì xác suất họ sinh con trai bình thường là 25% (4) Nếu cặp cợ chồng 3,4 còn muốn tiếp tục sinh con thì chưa thể tìm được chính xác xác suất sinh con bị bệnh là bao nhiêu? Số thông tin đúng là: A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 32: Từ một tế bào xô ma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kỳ tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tê bào có bộ nhiễm sắc thể 2n? A. 208 B. 212 C. 224 D. 128 Câu 33: Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n 10 ;pWWKӇÿӝWELӃQ167OjWKӇÿӝWELӃn đoạn, lệch bội thể ba và thể tứ bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào của mỗi tế thể đột biến thì các tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân theo thứ tự là: A. 20;22;40 B. 10;11;20 C. 20;22;30 D. 10;11;15 Câu 34: Cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì nhưng vẫn được giữ lại, di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không bị CLTN loại bỏ. Nguyên nhân là: (1) Cơ quan này không gây hại cho cơ thể nên không bị CLTN đào thải. (2) Gen quy định các đặc điểm của cơ quan thoái hóa chỉ có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của nhân tố ngẫu nhiên nhưng chưa đủ thời gian để yếu tố ngẫu nhiên loại các gen đó. (3) Cơ quan thoái hóa hầu hết do các đột biến trung tính nên không chịu tác động của CLTN nên không chịu tác động của CLTN nên không bị đào thải khỏi quần thể. (4) Đặc điểm của cơ quan thoái hóa đều do các gen đột biến lặn quy định mà CLTN thì không thể loại bỏ hết các gen lặn ra khỏi quần thể. (5) Cơ quan thoái hóa dù trong môi trường quen thuộc không có lợi nhưng nếu môi trường thay đổi thì cơ quan này có thể đem lợi cho cơ thể nên vẫn được giữ lại. Trong số các cách lí giải trên, số cách lí giải hợp lí là: A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 35: Ở một loài thực vật, khi cho cây (P) tự thụ phấn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 46,6875% hoa đỏ, thân cao. 9,5625% hoa đỏ, thân thấp. HOC24.VN 8 28,3125% hoa trắng, thân cao. 15,4375% hoa trắng, thân thấp. Biết rằng tính trạng chiều cao do một gen có hai alen quy định. Điều nào sau đây không đúng? A. Hoán vị gen hai bên với tần số f 30%; B. Cây hoa đỏ, thân cao dị hợp tử ở F1 luôn chiếm tỉ lệ 43,625%. C. Hoán vị gen một bên với tần số f 49%. D. Trong tổng số số cây hoa trắng, thân thấp ở F1, cây mang kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 43,3198%. Câu 36: Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi(chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa: 1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi. 2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi. 3. Quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi. 4. Quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây. Câu trả lời theo thứ tự sau: A. 1. Quan hệ kí sinh; 2.hợp tác; 3. cạnh tranh; 4. động vật thịt con mồi. B. 1. quan hệ ký sinh; 2. hội sinh; 3. động vật ăn thịt con mồi; 4.cạnh tranh. C. 1. quan hệ kí sinh; 2.hội sinh; 3,cạnh tranh; 4.động vật ăn thịt con mồi. D. 1. quan hệ hỗ trợ; 2.hợp tác; 3.cạnh tranh; 4.động vật ăn thịt con mồi Câu 37: Gen M quy định vỏ trứng có vằn và bướm đẻ nhiều, alen lặn m quy định vỏ trứng không vằn và bướm đẻ ít. Những cá thể mang kiểu gen M-đẻ trung bình 100 trứng/ lần, những cá thể có kiểu gen mm chỉ đẻ 60 trứng/lần. Biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quần thể bướm đang cân bằng di truyền. Tiến hành kiểm tra số trứng sau lần đẻ đầu tiên của tất cả các cá thể cái, người ta thấy có 9360 trứng trong đó có 8400 trứng vằn. Số lượng cá thể cái có kiểu gen Mm trong quần thể là: A. 36 con B. 64 con C. 84 con D. 48 con Câu 38: Cho giao phối giữa gà trống chân cao, lông xám với gà mái cùng kiểu hình (P), thu được ở F1: - Giới đực: 75% chân cao, lông xám: 25% chân cao, lông vàng. - Giới cái: 30% chân cao, lông xám: 7,5% chân thấp, lông xám: 42,5% chân thấp, lông vàng: 20% chân cao, lông vàng. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính trạng chiều cao chân do một cặp gen có hai alen (A, a) quy định. (1) Gen quy định chiều cao chân nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y. (2) Ở F1, gà lông xám và gà lông vàng có tỉ lệ tương ứng là 9:7. HOC24.VN 9 (3) Một trong hai cặp gen quy định màu lông gà nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. (4) Gà trống (P) xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. (5) Gà trống chân cao, lông xám, thuần chủng ở F1 chiếm tỉ lệ 5%. (6) Ở F1 có 4 kiểu gen quy định gà mái chân cao, lông vàng. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 39: Ở một quần thể sau khi trải qua thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên? A. 16% cánh dài: 84% cánh ngắn. B. 64% cánh dài: 36% cánh ngắn. C. 36% cánh dài: 64% cánh ngắn. D. 84% cánh dài: 16% cánh ngắn. Câu 40: Cho A quy định cây cao, a quy định cây thấp, B quy định quả đỏ, b quy định quả vàng; hai cặp gen này nằm trên một cặp NST cách nhau 20 cM. Cho D quy định chua, d quy định ngọt, H quy định quả dài, h quy định quả bầu, hai cặp gen này nằm trên một cặp NST khác nhua 40 cM. Cho phép lai: Ab DH ab dHP:aB dh aB dhl . Theo lý thuyết, nhận định nào dưới đây là đúng về F1? A. kiểu hình trội về tất cả các tính trạng chiếm 12%. B. có tối đa 70 loại kiểu gen. C. kiểu gen dị hợp về 1 trong 4 cặp gen trên chiếm 23%. D. kiểu gen đồng hợp lặn chiếm 21%.
00:00:00