Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1 SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 - LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề 0mÿÅ Họ và tên: .............................................. Số báo danh:.......................... Mục tiêu: - Đề thi thử THPT QG Trường THPT Chuyên Hạ Long - Lần 1 - Năm 2020 có cấu trúc bám sát đề thi của Bộ gồm 40 câu trắc nghiệm bao gồm kiến thức trọng tâm lớp 12 và một phần kiến thức lớp 11. - Đề thi gồm 22 câu lí thuyết và 18 câu bài tập. Nội dung câu lí thuyết chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 (đại cương kim loại, este - lipit, cacbohiđrat, amin - aminoaxit, polime) và một phần lớp 11 (sự điện li, lập CTPT hợp chất hữu cơ, nito-photpho). - Phần bài tập tương đối khó, đề thi gồm 7 câu vận dụng cao rơi vào câu 61, 74, 75, 76, 77, 78, 79 trong đó 2 câu tổng hợp vô cơ, 1 câu đô thị về nhôm, 1 câu về peptit, 1 câu về muối của amin và 2 câu tổng hợp hữu cơ. Các bạn HS cần vận dụng kĩ năng tư duy, các phương pháp giải nhanh (quy đôi, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron) để chinh phục được những câu này. Cho KLNT: H = 1; O = 16; N = 14; C= 12; s = 32; Na = 23; K = 38; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Al= 27; Fe = 56; Zn = 65; Cu = 64; Ag = 108, Cl = 35,5. Câu 41: [TH] Thành phần hóa học chính của phần amophot là A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. B. KNO3 và Ca(H2PO4)2. C. Ca(H2PO4)2 và NH4H2PO4. D. KNO3 và NH4H2PO4. Câu 42: [NB] Oxit nào sau đây là oxit bazơ ? A. CrO3. B. Fe2O3. C. Al2O3 D. Cr2O3. Câu 43: [TH] Cho các kim loại: K, Mg, Cu, Zn, Fe, Ag. Số kim loại phản ứng với dung dịch HCl đặc nguội là A. 2. B. 5 C. 3. D. 4. Câu 44: [NB] Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh? A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. H2O D. NaCl. Câu 45: [TH] Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao cần vừa đủ 6,72 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là A. 11,2 gam. B. 5,6 gam. C. 2,8 gam. D. 8,4 gam. Câu 46: [VD] Cho m gam glucozơ phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 44,73 gam muối amoni gluconat. Giá trị của m là A. 28,8. B. 37,8. C. 36,0. D. 27,0. Câu 47: [NB] Metyl axetat có công thức cấu tạo là A. CH3COOC2H5. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH3. Câu 48: [NB] Alinin có công thức là A. C6H5NH2 B. CH3CH(NH2)COOH. C. H2NCH2COOH D. H2NCH2CH2COOH. Câu 49: [NB] Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. Xenlulozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozo. D. Tinh bột. Câu 50: [NB] Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Liti. B. Sắt. C. Nhôm. D. Canxi. Câu 51: [TH] Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?. A. Tơ nitrin. B. Tơ nilon - 6,6. C. Tơ axetat. D. Tơ visco. Câu 52: [TH] Kim loại có thể khử nước ở nhiệt độ thường là Trang 2 A. Cu. B. Ag. C. K. D. Zn. Câu 53: [NB] Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính? A. NO2. B. SO2. C. CO2. D. CH4. Câu 54: [TH] Trong các kim loại sau đây, kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Ag. B. Cu C. Fe. D. Zn. Câu 55: [VD] Một nhà máy nhiệt điện sử dụng loại than đá có chứa 2% lưu huỳnh. Nhà máy đó tiêu thụ hết 90 tấn than trong một ngày đêm. Khối lượng khí SO2 do nhà máy xả vào khí quyển trong một năm (365 ngày) là A. 657 tấn. B. 657 tấn. C. 1420 tấn. D. 1314 tấn. Câu 56: [TH] Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất là A. Au. B. Ag. C . Al. D. Cu. Câu 57: [VD] Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X cần 10,08 lít O2(đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O được hấp thụ hết vào bình Ba(OH)2 thì thấy có 39,4 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 19,0 gam. Đun nóng dung dịch thu thêm 9,85 gam kết tủa.Công thức phân tử của X là e A. C2H6. B. C3H8O. C. C3H8. D. C2H6O. Câu 58: [VD] Cracking 2,2-đimetylbutan (xúc tác, nhiệt độ) thì thu được hỗn hợp sản phẩm X. Trong X không thể chứa anken nào sau đây? A. 2-metylbut-2-en. B. isobutilen. C. 3- metylbut-l-en. D. etilen. Câu 59: [NB] Chất nào dưới đây không phải là este? A. CH3COONH3CH3. B. (C15H31COO)3C3H5 C. HCOOCH2CH2NH2. D. H2NCH2COOCH3. Câu 60: [TH] Cho các chất sau: metylamin, alanin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2 Câu 61: [VDC] Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H8O3. Biết 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số cấu tạo của X thỏa mãn dữ kiện trên là A. 6. B. 3. C. 10 D. 9. Câu 62: [TH] Cho các chất sau: Al, Cr2O3, Al2O3, Fe2O3, NaCl. Số chất tan hết trong dung dịch NaOH loãng dư ở điều kiện thường là A. 1. B. 4. C. 2 D. 3. Câu 63: [VD] Lên men m gam glucozo để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 85%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 45,0 gam kết tủa.giá trị của m là A. 22,5. B. 47,65. C. 45,0. D. 40,5. Câu 64: [VD] Cho 6,0 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là A. 7,0. B. 6,4. C. 12,4 D. 6,8. Câu 65: [VD] Aminoaxit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là A. 9,52%. B. 11,97%. C. 10,53%. D. 12,69%. Câu 66: [VD] Đốt cháy hoàn toàn a gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó) cần vừa đủ 18,816 lít O2(đktc). Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2(đktc) và 10,44 gam nước.Xà phòng hóa a gam X bằng NaOH vừa đủ thì thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 10,68. B. 11,48. C. 11,04. D. 11,84. Câu 67: [VD] Cho các phát biểu sau: Trang 3 (a) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo. (b) Trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển thành glucozơ. (c) Alanin tạo được kết tủa trắng khi phản ứng với dung dịch nước brom. (d) Khi luộc trứng xảy ra hiện tượng đông tụ protein. (e) Để giảm đau nhức khi bị ong đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt. (f) Phenyl axetat phản ứng tối đa với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 68: [VD] Cho Na vào 1 lít dung dịch HCl a (M). Sau phản ứng tạo ra a mol khí và dung dịch X. Cho X lần lượt tác dụng với: phenyl amoniclorua, natri phenolat, NaHCO3, Na2HPO3, Zn, Cl2, Si, CuSO4. Số trường hợp có thể xảy ra phản ứng hóa học là A. 8. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 69: [TH] Hình vẽ bên mô tả thu khí X trong phòng thí nghiệm Khí X và Y có thể lần lượt là những khí nào sau đây? A. N2 và NO2. B. SO2 và CO2. C. CO và N2. D. CO2 và CO Câu 70: [VD] Dung dịch X gồm KHCO3 a M và Na2CO3 1,2M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1,4M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 3,36 lít khí (đktc) khí CO2. Nhỏ từ từ cho đến hết 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a và m lần lượt là A. 0,8 và 21,50. B. 0,6 và 27,41 C. 0,6 và 21,50. D. 0,8 và 27,41. Câu 71: [TH] Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X thì thu được 1 mol glyxin, 2 mol alanin và 2 mol valin. Trong sản phẩm của phản ứng thủy phân không hoàn toàn X có Gly-Ala-Val. Amino axit đầu C của X là valin. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn dữ kiện trên là A. 3. B. 4. C. 2. D. 6. Câu 72: [VD] Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO cần vừa đủ 3,36 lít CO (đktc). Mặt khác, để hòa tan hết m gam X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 200 ml. B. 400 ml. C. 150 ml. D. 300 ml. Câu 73: [TH] Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z kết quả được trình bày trong bảng dưới đây: 7KXÕFWKñ X Y Z T Nước 7iFKOßS 'XQJGÏFKÿ×QJQK©W 7iFKOßS 'XQJGÏFKÿ×QJQK©W Dung dịch AgNO3/NH3, to .K{QJKLËQWmçQJ .ÃWWëDWU³QJ .K{QJKLËQWmçQJ .ÃWWëDWU³QJ Nước brom 0©WPjX .K{QJP©WPjX .ÃWWëDWU³QJ 0©WPjX Phát biểu nào sau đây đúng? A. X là vinyl axetat, Z là glucozơ. B. Y là fructozơ, T là glucozơ. C. X là fructozơ, Z là anilin. D. Y là fructozơ, T là vinyl axetat. Trang 4 Câu 74: [VDC] Hòa tan hết 7,92 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 trong dung dịch chứa 0,54 mol NaHSO4 và 0,15 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 74,58 gam và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6,8 gam rắn khan. Tổng phần trăm khối lượng của Al và Mg có trong hỗn hợp X là A. 65,91%. B. 27,27%. C. 51,52%. D. 20,45%. Câu 75: [VDC] Cho m gam hỗn hợp bột Mg và Cu tác dụng với 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp hai muối AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,75M. Sau khi phản ứng xong, được dung dịch A và chất rắn B. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 5,6 gam hỗn hợp hai oxit. Hòa tan hoàn toàn B trong H2SO4 đặc, nóng được 1,792 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là A. 2,72 B. 2,96. C. 5,04 D. 4,69. Câu 76: [VDC] X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết  và 50 < MX < MY); Z là este được tạo bởi X, Y và etylen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,50 mol O2. Nếu đun nóng 13,12 gam E với dung dịch KOH dư đến khi phản ứng hoàn toàn thì số mol KOH phản ứng là 0,20 mol. Mặt khác, 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 16,5%. B. 28,0%. C. 24,0%. D. 59,5%. Câu 77: [VDC] Cho x mol Al tan hết trong V lít dung dịch H2SO4 1M và HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào Y, khối lượng kết tủa tạo thành phụ thuộc vào số mol Ba(OH)2 được biểu diễn trên đồ thị sau: Tỉ lệ a : X có giá trị là A. 1,8. B. 2,6. C. 2,4 D. 3,0. Câu 78: [VDC] Hỗn hợp E gồm ba muối có cùng công thức phân tử là C5H14O6N2, m gam E phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí F gồm hai amin đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (có tỉ khối hơi so với hiđro là 18,3) và dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được a gam hỗn hợp T gồm 4 muối (trong đó có ba muối có cùng số nguyên tử cacbon). Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng mol lớn nhất trong T gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 15%. B. 25%. C. 20%. D. 10%. Câu 79: [VDC] Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp A gồm hai peptit mạch hở X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,32 mol muối của glyxin và 0,50 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 51,272 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 32. B. 28. C. 23. D. 19. Trang 5 Câu 80: [TH] Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung nóng hỗn hợp Cu(NO3)2 và KNO3. (b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). (c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. (d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng. (g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 2. B. 4. C. 6. D. 5. ----------- HẾT ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN 41-A 42-B 43-D 44-D 45-A 46-B 47-C 48-A 49-B 50-A 51-A 52-C 53-C 54-D 55-D 56-B 57-B 58-C 59-A 60-C 61-C 62-C 63-B 64-D 65-C 66-A 67-B 68-C 69-A 70-D 71-B 72-D 73-B 74-A 75-A 76-C 77-D 78-C 79-C 80-D HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 41: A Phương pháp: 'õDYjRNLÃQWKíFYÅSKkQEyQKyDKÑFWURQJVJNKyD± trang 58 Hướng dẫn giải: Phân amophot có thành phần hóa học chính là: NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 Đáp án A Câu 42: B Phương pháp: Dựa vào khái niệm về oxit bazơ Hướng dẫn giải: CrO3 - oxit axit Fe2O3 – oxit bazo Trang 6 Al2O3 và Cr2O3 - oxit lưỡng tính Đáp án B Câu 43: D Phương pháp: Các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa (bên tay trái H) đều có phản ứng với HCl đặc nguội Hướng dẫn giải: Các kim loại pư được với HCl đặc nguội là: K, Mg, Zn, Fe → có 4 kim loại Đáp án Chú ý: HCl đặc nguội hay HCl loãng tính chất hóa học không có gì khác nhau Câu 44: D Phương pháp: Chất điện li mạnh là các dd axit mạnh, dd bazơ tan, các muối tan Hướng dẫn giải: CH3COOH, H2O là chất điện li C2H5OH không phân li ra ion dẫn điện nên không phải là chất điện li NaCl là chất điện li mạnh Đáp án D Câu 45: A Phương pháp: Viết PTHH xảy ra, tính mol Fe theo mol CO Hướng dẫn giải: nCO(đktc) = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol) PTHH: Fe2O3 + 3Cu 0tbbr 2Fe + 3CO2 ↑ (mol) 0,3 → 0,2 Theo PTHH: nFe thu được = 0,2 (mol) → mFe = 0,2.56 = 11,2 (g) Đáp án A Câu 46: B Phương pháp: PTHH: CH2OH(CHOH]4CH=O+2AgNO3+2NH3 + H2O 0tbbrCH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3 (amoni gluconat) Đổi mol muối, tính mol glucozơ theo mol muối, từ đó tính được khối lượng. Hướng dẫn giải: PTHH: CH2OH(CHOH]4CH=O+2AgNO3+2NH3 + H2O 0tbbrCH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3 (amoni gluconat) Theo PTHH: 2 4 424CH OH CHOH COONHCH OH CHOH CH[O]n n 0,(21 m)ol   → m glu=0,21.180 = 37,8(g) Đáp án B Câu 47: C Phương pháp: Từ tên gọi suy ra được CTCT Tên RCOOR' = tên gốc R' + tên gốc RCOO + at Hướng dẫn giải: CTCT của metyl axetat: CH3COOCH3 Trang 7 Đáp án C Câu 48: A Phương pháp: Dựa vào kiến thức học về amin trong sgk hóa 12 Hướng dẫn giải: Công thức của anilin: C6H5NH2 Đáp án A Câu 49: B Phương pháp: Dựa vào sự phân loại cacbohidrat học ở chương 2 – sgk hóa 12 Hướng dẫn giải: Xenlulozơ và tinh bột thuộc polisaccarit Glucozơ thuộc monosaccarit Saccarozơ thuộc đisaccarit Đáp án B Câu 50: A Phương pháp: Dựa vào kiến thức học về đại cương kim loại và kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm trong sgk hóa 12 Hướng dẫn giải: Liti là kim loại kiềm Đáp án A Câu 51: A Phương pháp: Dựa vào kiến thức học về chương polime trong chương 4 - sgk hóa 12 Phản ứng trùng hợp được điều chế từ monome có chứa liên kết đôi trong phân tử. Hướng dẫn giải: Tơ nitrin được điều chế bằng phản ứng trùng hợp nCH2= CH 0xt,tbbbr (-CH2 - CH-)n | | CN CN acrilonitrin poliacrilonitrin Tơ nilon – 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng từ axit ađipic và hecxametylen địamin nHOOC-[CH2]4-COOH + nH2N-[CH2]6-NH20t ,p,xtbbbr (-CO-[CH2]4-CO-NH-[CH2]6-NH-)n + 2nH2O (nilon – 6,6) Tơ axetat và tơ visco là loại tơ bán tổng hợp được con người trộn thêm các chất từ tơ thiên nhiên xenlulozơ Đáp án A Câu 52: C Phương pháp: Khử nước tức là có phản ứng với H2O, sau phản ứng số oxi hóa của nguyên tố H trong nước giảm từ +1 xuống 0 Hướng dẫn giải: K có thể khử H2O ở nhiệt độ thường tạo ra H2 PTHH: 2K + 2H2O → 2KOH + H2↑ Đáp án C Câu 53: D Trang 8 Phương pháp: Dựa vào kiến thức về hóa học và môi trường Hướng dẫn giải: CO2 là khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính Đáp án C Câu 54: D Phương pháp: Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại, kim loại càng đứng trước (bên trái) càng có tính khử mạnh. Hướng dẫn giải: Thứ tự tính khử: Zn >Fe > Cu > Ag. Do vậy Zn là kim loại có tính khử mạnh nhất Đáp án D Câu 55: D Phương pháp: Tính khối lượng S có trong 90 tấn than Tính lượng khí SO2 thải ra trong 1 ngày Tính lượng khí SO2 thải ra 1 năm =lượng thải ra 1 ngày × 365 Hướng dẫn giải: Khối lượng S có trong 90 tấn than là: ms =s s s m2% 1,8.90 1,8 tan n100% M 32 B  = 0,0625 (kmo)) PTHH: S + O20tbbr SO2 nSO2 = ns = 0,05625 (Kmol) 1 ngày lượng khí SO2 thải vào kk là: mSO2 = 0,05625× 64 = 3,6 (tấn) → Khối lượng SO2 do nhà máy thải ra không khí trong 1 năm (365 ngày) là: mSO2 = 3,6 × 365 = 1314 (tấn) Đáp án D Câu 56: B Phương pháp: Dựa vào tính chất vật lí chung của kim loại học trong chương đại cương về kim loại sgk hóa 12 Hướng dẫn giải: Thứ tự dẫn điện: Ag >Cu > Au > Al. Vậy Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất Đáp án B Câu 57: B Phương pháp: Hấp thụ CO2 và H2O vào dd Ba(OH)2 thu được 39,4 gam kết tủa, sau đó đun nóng lại thu thêm được 9,85 gam kết tủa → CO2 pư với Ba(OH)2 tạo 2 muối BTNT “C” tính được mol CO2 Khối lượng dd giảm = mBaCO3lần1 - mCO2 – mH2O. Từ đó tính được mH2O và nH2O BTNT “O”: nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = ? (mol) Đặt CTPT X có dạng: CxHyOz (đk: x, y, z nguyên dương) Ta có: x : y : z = nC : nH : nO C Có công thức đơn giản nhất của X kết hợp với đáp án tìm được CTPT của X thỏa mãn. Hướng dẫn giải: nO2(đktc) = 10,08 : 22,4 = 0,45 (mol) Trang 9 Hấp thụ CO2 và H2O vào dd Ba(OH)2 thu được 39,4 gam kết tủa, sau đó đun nóng lại thu thêm được 9,85 gam kết tủa→CO2 pư với Ba(OH)2 tạo 2 muối CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (1) 2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2) Đun dd có phản ứng Ba(HCO3) 2 0tbbrBaCO3↓ + CO2 + H2O (3) nBaCO3(1) = 39,4 : 197 = 0,2 (mol) nBaCO3(3) = 9,85 : 197 = 0,05 (mol) Ta có: CO2n= nCO2(1) + nCO2(2) = nBaCO3(1) + 2nBa(HCO3)2(2) = nBaCO3(1) + 2nBaCO3(3) = 0,2 + 2.0,05 = 0,3 (mol) Khối lượng dd giảm = mBaCO3(1) – mCO2 - mH2O → 19 = 39,4 – 0,3.44 – mH2O → mH2O = 7,2 (g) → nH2O = 0,4 (mol) Xét quá trình: X + 0,45 mol O2 → 0,3 mol CO2 + 0,4 mol H2O BTNT “O”: nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2.0,3 +0,4 – 2.0,45 = 0,1 (mol) Đặt CTPT X có dạng: CxHyOz (đk: x, y, z nguyên dương) Ta có: x : y : z = nC: nH : nO = 0,3 - 0,8 : 0,1 = 3 : 8:1 → Công thức đơn giản nhất của X: C3H8O Từ đáp án → CTPT của X: C3H8O thỏa mãn Đáp án B Câu 58: C Phương pháp: Cracking là phản ứng bẻ gãy mạch cacbon tạo thành anken và ankan tương ứng có số cacbon nhỏ hơn. Hướng dẫn giải: Đáp án C Câu 59: A Phương pháp: Khi thay thế nhóm –OH trong nhóm –COOH bằng nhóm OR thì ta thu được este Hướng dẫn giải: CH3COONH3CH3 là muối tạo bởi axit CH3COOH và amin CH3NH2 → không phải là muối Đáp án A Câu 60: C Trang 10 Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của HCl + Làm quỳ tím chuyển màu đỏ + Tác dụng với oxit bazo, bazo + Tác dụng với kim loại (đứng trước H trong dãy điện hóa) + Tác dụng với muối (điều kiện muối tạo thành không tan trong axit mới hoặc axit tạo thành yếu hơn axit pư) + Tác dụng với hợp chất hữu cơ có nhóm –NH2 trong phân tử Hướng dẫn giải: Các chất phản ứng được với dd HCl là: metylamin (CH3NH2); alanin (C6H5NH2), natri axetat (CH3COONa) → Có 3 chất Đáp án C Câu 61: C Phương pháp: Độ bất bão hòa của X bằng 5 → tư duy X có vòng thơm nNaOH : nX = 3 : 1 → X có 3 trung tâm phản ứng được với NaOH → tư duy có nhóm –OH gắn trực tiếp vào vòng benzen X có phản ứng tráng bạc → X có nhóm –CHO trong phân tử Hướng dẫn giải: C8H8O3 có độ bất bão hòa k =8.2 2 852  nNaOH : nX = 3 : 1 → X có 3 trung tâm phản ứng được với NaOH X có phản ứng tráng bạc → X có nhóm –CHO trong phân tử CTCT X thỏa mãn là: →có 10 CTCT thỏa mãn Đáp án C Câu 62: C Phương pháp: Kim loại Al, Fe, Si tan được trong dd NaOH; oxit lưỡng tính tan được trong dd NaOH Hướng dẫn giải: Các chất tan hết trong dd NaOH loãng dư: Al, Al2O3 → có 2 chất Đáp án C Chú ý: Cr2O3 chỉ tan trong kiểm đặc Câu 63: B Phương pháp: Bảo toàn nguyên tố C Tính lượng mC6H12O6 lí thuyết theo phương trình Vì %H = 85% nên mC6H12O6 thực tế = mC6H12O6 lí thuyết × 100% : %H = ? Trang 11 Hướng dẫn giải: BTNT “C”: nCO2 = nCaCO3 = 45 : 100 = 0,45 (mol) C6H12O6len menbbbr 2C2H5OH + 2CO2 (%H=85%) nC6H12O6 = 1/2 nCO2 = 0,45/2 = 0,225 (mol) → mC6H12O6 lí thuyết = 0,225, 180 = 40,5 (g) Vì %H = 85% nên mC6H12O6 thực tế = mC6H12O6 lí thuyết × 100% : %H = 40,5×100% : 85%=47,65 (g) Đáp án B Câu 64: D Phương pháp: nFe > nCuSO4 nên CuSO4 pư hết, Fe dư. Vậy mọi tính toán theo số mol CuSO4 Khối lượng kim loại thu được sau pư là: m = mCu + mFe dư = ? Hướng dẫn giải: nFe = 6: 56 = 3/28 (mol) nCuSO4 = 0,1.1 = 0,1 (mol) PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ nFe > nCuSO4 nên CuSO4 pư hết, Fe dư. Vậy mọi tính toán theo số mol CuSO4 Theo PTHH: nCu = nFe pư = nCuSO4 =0,1 (mol) → mFe pư = 0,1.56 = 5,6(g) Khối lượng kim loại thu được sau pư là: m = mCu + mFe dư = 0,1.64 + (6-5,6)= 6,8 (g) Đáp án D Câu 65: C Phương pháp: Đặt V là thể tích hh NaOH và KOH → nOH- = nKOH + nNaOH = ? Bỏ qua giai đoạn trung gian tạo Y, ta coi 0,1 mol X và 0,1 mol H2SO4 pư với NaOH và KOH Hn= 2nX + 2nH2SO4 = ? (mol) →nOH- = nH+ → V = ? Từ đó có được từng số mol của mỗi con trong dd Y. Dựa vào khối lượng muối tìm được phân tử khối của CxHy Từ đó tìm được %N trong X Trang 12 Câu 67: B Phương pháp: Dựa vào kiến thức tổng hợp lí thuyết hữu cơ Hướng dẫn giải: (a) Sai, dầu thực vật có thành phần chính là chất béo còn dầu bôi trơn máy có thành phần chính là các hiđrocacbon. (b) Đúng (c) Sai, Anilin mới tạo được kết tủa trắng với dd Br2 chứ không phải alanin. (d) Đúng, vì lòng trắng và lòng đỏ trứng có thành phần chính là protein, khi gặp nhiệt độ protein sẽ bị đông tụ lại. (e) Đúng, vì lọc độc của ong có thành phần là axit axetic (CH3COOH), ta cho vôi tôi (CaO) vào sẽ có phản ứng trung hòa bớt lượng CH3COOH→ làm cho chỗ bị đốt đỡ đau rát PTHH: 2CH3COOH + CaO → (CH3COO)2Ca + H2O (1) Đúng PTHH: CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O → Có 4 phát biểu đúng Đáp án B Câu 68: C Phương pháp: Ta thấy 2nH2 > nHCl → Na sau khi phản ứng hết với HCl tiếp tục phản ứng với H2O → dd X chứa NaCl và NaOH Hướng dẫn giải:  2 HCl H n a mol n a mol 47B576 2nH2 > nHCl → Na sau khi phản ứng hết với HCl tiếp tục phản ứng với H2O Vậy dd X chứa:NaCl NaOH 456 NaOH Cho X tác dụng lần lượt với các chất, số chất tham gia phản ứng là: phenyl amoniclorua (C6H5NH3Cl); NaHCO3, Zn, Cl2, Si, CuSO4. → có 6 chất PTHH minh họa: C6H5NH3C1 + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2↑ Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑ CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2] + Na2SO4 Đáp án C Chú ý: Na2HPO3 có H trong phân tử nhưng không còn khả năng phân li ra H+ được nữa nên không tham gia phản ứng với NaOHO Câu 69: A Phương pháp: Khí X không có pư với Ca(OH)2 còn khí Y có pư với Ca(OH)2 Hướng dẫn giải: Từ hình vẽ ta thấy khí Y giữ lại trong dd Ca(OH)2 → Y có phản ứng với dd Ca(OH)2 , còn khí X thì không có phản ứng Vậy X, Y lần lượt thỏa mãn là: N2 và NO2. PTHH: 4NO2 + 2Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O Đáp án A Trang 13 Câu 70: D 100 ml dung dịch X chứa HCO3- : 0,l a mol và CO32-: 0,12 mol 100 ml dung dịch Y chứa H+: 0,24 mol; SO42-: 0,05 mol và Cl-: 0,14 mol Nhỏ từ từ X vào Y thì phản ứng xảy ra theo tỉ lệ mol HCO3- và mol CO32- ban đầu HCO3- + H+ + CO2 + H2O x → x → x (mol) CO32- + 2H+ → CO2 + H2O y → 2y → y (mol) Ta có hệ:2CO H n x y 0,15x 0,06x 0,06 2 y 0,09y 0,09 3n x 2y 0,24 447B B  55  676    23 23 HCO CO n2 0,1a 2a 0,8 Mn 3 0,12 3  B  B  B  Nhỏ từ từ Y vào X phản ứng xảy ra theo thứ tự lần lượt như sau: CO32- + H+ → HCO3- 0,12 →0,12 → 0,12 (mol) HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O 0,12← (0,24-0,12) (mol) 3du sau puHCOn= 0,08 + 0,12 – 0,12 = 0,08 (mol) Vậy dd E thu được chứa các ion: HCO3- ; 0,08 (mol); SO42-: 0,05 (mol); Cl-: 0,14(mol); K+: 0,08 (mol) Cho dd E + Ba(OH)2 có pư HCO3- + OH- + Ba2+ → BaCO3↓ + H2O (mol) 0,08 → 0,08 SO42- + Ba2+ → BaSO4↓ (mol) 0,05 → 0,05 Vậy kết tủa thu được gồm: BaCO3 0,08 (mol) và BaSO4: 0,05 (mol) → m = 0,08.197 +0,05.233 = 27,41 (g) Đáp án D Câu 71: B Phương pháp: - Thủy phân hoàn toàn 1 mol X thì thu được 1 mol Gly, 2 mol Ala và 2 mol Val → X là pentapeptit tạo bởi 1Gly, 2Ala, 2Val - Thủy phân không hoàn toàn X thu được Gly-Ala-Val nên X có chứa đoạn mạch Gly-Ala-Val - Amino axit đầu C của X là Val nên X có dạng ?-?-?-?-Val Từ đó viết các CTCT thỏa mãn cả 3 điều kiện trên. Hướng dẫn giải: - Thủy phân hoàn toàn 1 mol X thì thu được 1 mol Gly, 2 mol Ala và 2 mol Val X là pentapeptit tạo bởi 1Gly, 2Ala, 2Valo - Thủy phân không hoàn toàn X thu được Gly-Ala-Val nên X có chứa đoạn mạch Gly-Ala-Val - Amino axit đầu C của X là Val nên X có dạng ?-?-?-?-Val Các CTCT thỏa mãn cả 3 điều trên là: Ala-Val-Gly-Ala-Val Val-Ala-Gly-Ala-Val Ala-Gly-Ala-Val-Val Trang 14 Gly-Ala-Val-Ala-Val Vậy có 4 CTCT thỏa mãn. Đáp án B Câu 72: D Phương pháp: - Khử oxit bazo bằng CO viết đơn giản là CO + O → CO2 → no = nCO pu - Oxit bazo phản ứng với axit viết đơn giản là 2H + O2 → H2O →nH = 2nO Từ đó tính được số mol HCl → Thể tích dd HCl. Hướng dẫn giải: - Khử oxit bazo bằng CO viết đơn giản là CO + O → CO2 → nO = nCO pu = 3,36/22,4 = 0,15 mol - Oxit bazo phản ứng với axit viết đơn giản là 2H + O → H2O →nH = 2nO = 2.0,15 = 0,3 mol → nHC1 = 0,3 mol → V= n : CM = 0,3 : 1 = 0,3 lít = 300 ml Đáp án D Câu 73: B Phương pháp: Lý thuyết tổng hợp về este, cacbohiđrat, amin. Hướng dẫn giải: - Xét A: Z không tan trong nước nên không thể là glucozơ → Loại A - Xét B: Thỏa mãn - Xét C: X không tráng gương nên X không thể là fructozơ → Loại C - Xét D: T tan trong nước nên T không phải là vinyl axetat → Loại D Đáp án B Câu 74: A * X+ 0,54 mol NaHSO4 và 0,16 mol HNO3 thì Hn= 0,7 mol và 3NOn = 0,16 mol Xét hỗn hợp khí Z có M = 4.11 = 44 (g/mol) mà Z có sẵn khí CO2 (M = 44) → Khí còn lại trong Z cũng có M = 44 nên là N2O → nN2O + nCO2 = 0,06 mol - BTKL có mX + mNaHSO4 + mHNO3 = mnuối + mH2O + mkhi → mH2O = 7,92 +0,54.120 + 0,16.63 – 0,06.44 – 74,58 = 5,58 mol → nH2O = 0,31 mol - Bảo toàn H có Hn= 2nH2O + 4nNH4+ = 0,7 + nNH4+ = 0,02 mol - DD Y chứa Mg2+ (a mol); Al3+ (b mol), Na+ (0,54 mol); NH4+ (0,02 mol); SO42- (0,54 mol) và NO3- (c mol); + Bảo toàn điện tích có 2a + 3b + 0,54 + 0,02 = 2.0,54+ c (1) +Khối lượng muối là mmuối = 24a + 27b + 0,54.23 + 0,02.18+0,54.96 + 62c = 74,58 (2) - Y+ NaOH dư thì thu được Mg(OH)2 → rắn là MgO: a mol → 40a = 6,8 (3) Giải (1) (2) (3) có a= 0,17 mol; b = 0,08 mol và c= 0,06 mol - Bảo toàn N có nHNO3 =2nN2O + nNO3(Y) + nNH4+ → nN2O = 0,04 mol → nCO2 = 0,02 mol → nMgCO3 = 0,02 mol * X + NaHSO4 + HNO3: 2H+ + O2- → H2O 2H+ + CO32- → H2O + CO2 Trang 15 10H+ + 2NO3- + 8e + N2O + 5H2O 10H+ + NO3- + 8e + NH4+ + 3H2O Ta có nH+ = 2nO2- + 2nCO32- + 10nN2O + 10nNH4+ = 0,7 → nO2- = (0,7 – 10.0,02 – 10.0,04 – 2.0,02) : 2 = 0,03 mol → nA12O3 = 0,03 : 3 = 0,01 mol 2=0,02 mol Vì mX = 7,92 gam nên mAl+Mg = mX - mMgCO3 – mAl2O3 = 5,22 gam → % mAl+Mg = 65,91% Đáp án A Câu 75: A - Do cho A tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa đem nung thu được 2 oxit nên dd A có chứa Mg(NO3)2 và Cu(NO3)2 (không còn AgNO3) - Do dd A chứa Cu(NO3)2 nên Mg hết → Chất rắn B chứa Cu, Ag Sơ đồ tóm tắt:       24 322NaOHdu nung 3223 5,6 g 32 H SO du 2 Mg NO :x Mg OH :xMgO:xddACuO:yCu NO y Cu OH :yAgNO :0,05MgmgCu NO :0,075CuCu:zcranB SO :0,08Ag:0,05   4444777bbbbr bbbr5 5 57677664477r5 5 5766747bbbbr5766 - Khi cho B tác dụng với H2SO4 đặc nóng: Áp dụng bảo toàn e: 2nCu(cran B) + nAg = 2nSO2 →2.nCu(croran B) + 0,05 =2.0, 08 → nCu(cran B) =0,055 - Khi cho A tác dụng với NaOH dư lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi: +) Bảo toàn nguyên tố N: nAgNO3bd + 2nCu(NO3)2 bd = 2nMg(NO3)2 (ddA) + 2nCu(NO3)2 (dd A) → 0,05 + 0,075.2 = 2x + 2y (1) +) Chất rắn sau nung chứa MgO (x mol) và CuO (y mol) → mchất rắn = 40x + 80y = 5,6 (2) Giải hệ (1) (2) được x = 0,06 và y = 0,04 - Hỗn hợp kim loại ban đầu: +) Bảo toàn nguyên tố Mg → nMg(hh) = nMg(NO3)2 ddA =0,06(mol) +) Bảo toàn nguyên tố Cu →nCu(hh)= nCu(NO3)2 ddA + nCu(cranB) - nCu(NO3)2 bd = 0,04+0,055- 0,075 = 0,02(mol) Vậy m = 0,06.24 + 0,02.64 = 2,72 gam Đáp án A Câu 76: C Phương pháp: Gọi x, y, z là số mol lần lượt của X, Y, Z *E + KOH → nKOH = nCOO(E) → nO(E) → (1) *E + O2 → CO2 + H2O Bảo toàn O có 2nCO2 + nH2O = nO(E) + 2nO2 BTKL có 44nCO2 +18nH2O = mE + mO2 →Giải hệ có nCO2 và nH2O *E+ Br2 thì nBr2 = 0,1 mol < nE; nên 1 trong 2 chất X và Y có chứa 2 liên kết  Giả sử X chứa 2 liên kết  thì Z sẽ chứa 3 liên kết  và có phản ứng với Br2 +) nBr2 = nX + nZ = xk + zk = 0,1 mol (k là hệ số) +) nZ = xk + yk + zk = 0,36 Lập tỉ lệ → (2) Trang 16 - Đốt cháy hợp chất hữu cơ X, Y, Z (chứa C, H, O) ta có công thức: nCO2 - nH2O = (kX-1)nX + (kY-1)ny + (kZ -1)nz Vì X nó 2 liên kết , Y có 1 liên kết  và Z có 3 liên kết  → (3) Giải (1) (2) và (3) thu được x, y, z - Đặt X là CnH2n-2O2 (0,03 mol); Y là CmH2mO2 (0,13 mol) Bảo toàn C có nCO2 = nC(X) + nC(Y) + nC(Z) → Mối liên hệ giữa n và m. Chọn giá trị của n, m thỏa mãn n, m > 1 vì 50 < MX < MY. → CTCT của X và Y Z → %mZ Hướng dẫn giải Gọi x, y, z là số mol lần lượt của X, Y,Z *E + KOH → nKOH = nCOO(E) = 0,2 mol → nO(E) = 0,4 mol = 2x + 2y + 4z (1) *E + O2 → CO2 + H2O Bảo toàn O có 2nCO2 + nH2O = 2x + 2y + 4x + 2nO2 = 1,4 mol BTKL có 44nCO2 + 18nH2O = mE+ mO2 = 29,12 gam → Giải hệ có nCO2 = 0,49 mol và nH2O = 0,42 mol *E+ Br2 thì nBr2 = 0,1 mol < nE nên 1 trong 2 chất X và Y có chứa 2 liên kết  Giả sử X chứa 2 liên kết  thì Z sẽ chứa 3 liên kết  và có phản ứng với Br2 +) nBr2 = nX + nZ = xk + zk = 0,1 mol (k là hệ số) +) nZ = xk+yk + zk = 0,36 Lập tỉ lệ → \(\frac{{x + z}}{{x +y+z}} = \frac{{0,1}}{{0,36}}\) (2) - Đốt cháy hợp chất hữu cơ X, Y, Z (chứa C, H, O) ta có công thức: nCO2 – nH2O =(kX-1)nX + (kY-1) nY + (kZ-1)nZ Vì X nó 2 liên kết , Y có 1 liên kết  và Z có 3 liên kết → nCO2 - nH2O= x+ 2z= 0,07 (3) Giải (1) (2) và (3) có x = 0,03 mol; y = 0,13 mol và z = 0,02 mol - Đặt X là CnH2n-2O2 (0,03 mol); Y là CmH2mO2 (0,13 mol) Bảo toàn C có nCO2 = nC(X) + nC(Y) + nC(Z) = 0,03n + 0,13m + 0,02.(n+ m + 2) → 0,05n + 0,15m = 0,45 →n + 3m = 9 (n, m > 1 vì 50 < MX < MY) Nghiệm thỏa mãn là m = 2; n = 3 X là CH3COOH và Y là CH3COOH → Z là CH3COO-CH2-CH2-OOCC2H3: 0,02 mol → %mZ = (3,16/13,12).100% = 24,09% gần nhất với 24,0% Đáp án C Câu 77: D Đặt nH2SO4 = nHCl = b(mol) - Do ban đầu kết tủa tăng chậm (chỉ tạo BaSO4) sau đó tăng nhanh hơn (tạo đồng thời BaSO4 và Al(OH)3) → Dung dịch Y có chứa H+ dư, Al3+, SO42-; Cl- - Phản ứng diễn ra 2 quá trình tạo kết tủa độc lập là: +) Tạo BaSO4: Ba2+ + SO42- → BaSO4 (1) +) Tạo Al(OH)3: H+ + OH- → H2O (2) A13+ + 3OH- + Al(OH)3 (3) Al(OH)3 + OH- → A1O2- + 2H2O (4) Trang 17 Gọi các điểm gấp khúc của đồ thị lần lượt là A, B, C, D. - Tại A kết tủa bắt đầu tăng nhanh → (1) đang xảy ra và (2) vừa kết thúc → H+ bị trung hòa hết, Al(OH)3 chưa tạo thành, kết tủa chỉ có BaSO4: → nBa(OH)2 = 4BaSO139,8n233= 0,6(mol) Mà phản ứng trung hòa: nH+ = nOH- = 1,2 ↔ 2b + b = 2.0,6 ↔ b = 0,4 →nSO42- = nH2SO4= 0,4(mol) → nBaSO4 max = nSO42- = 0,4(mol) - Tại C kết tủa đạt giá trị lớn nhất nên có kết tủa nào đó đạt cực đại: Mà ta thấy nBa(OH)2 =1,5 > nBaSO4 max = 0,4 → BaSO4 đã kết tủa cực đại điểm trước đó (là điểm B) → Tại C thì Al(OH)3 đạt cực đại Khi Al(OH)3 max thì: nOH- = nH+ +3nAl3+ → 2.1,5 = 1,2 + 3x → x = 0,6 - Tại điểm D thì Al(OH)3 vừa bị tan hết: → n = nOH+ = nH+ 4nAl3+ → 2a = 1,2 +4.0,6 → a = 1,8 Vậy a: x = 1,8 : 0,6 = 3 Đáp án D Câu 78: C Phương pháp: MF = 36,6→ Mà F chứa 2 amin đơn chức là đồng đẳng kế tiếp → CH3NH2 (a mol) và C2H5NH2 (b mol) Lập hệ phương trình về số mol khí và khối lượng khí để xác định a, b. Ta thấy: nkhí < nNaOH → Các chức muối không tạo hết thành amin Mà G chứa 4 muối trong đó có 3 muối có cùng số C → 3 muối này chỉ có thể có 2C → CTCT của các chất trong E Hướng dẫn giải: MF = 18,3.2 = 36,6 → Mà F chứa 2 amin đơn chức là đồng đẳng kế tiếp → CH3NH2 (a mol) và C2H5NH2 (b mol) Ta có hệ pt: khi khi 5,6n a b 0,25a 0,1522,4b 0,1m 31a 45b 0,25.36,6 4   47r5567  6 Ta thấy: nkhí = 0,25 < nNaOH = 0,4 → Các chức muối không tạo hết thành amin Mà G chứa 4 muối trong đó có 3 muối có cùng số C → 3 muối này chỉ có thể có 2C → E chứa: Giả sử mol của X, Y, Z lần lượt là x, y, z Ta có hệ phương trình:32 2 5 5 NaOH CH NH C H NH n 2x 2y 2z 0,4 n x y 0,15  n x z 0, x 0,05 y0 1  ,1 z 0,05 4     4777r5577  766 Suy ra G chứa 4 muối: (COONa)2: 0,05 mol Trang 18 CH3COONa: 0,1 mol HCOONa: 0,05 mol H2N-CH2-COONa: 0,1 +0,05 = 0,15 mol Muối có PTK lớn nhất là (COONa)2 có %m ≈ 20,4% gần nhất với 20% Đáp án C Câu 79: C *Thủy phân 0,16 mol hỗn hợp A trong NaOH vừa đủ: Do thu được muối của Gly và Ala nên X, Y được tạo nên bởi a.a có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Từ CTPT đề bài cho dễ thấy X là tetrapeptit và Y là hexapeptit. Bảo toàn nguyên tố Na → nNaOH = nGly-Na + nAla-Na = 0,32+0,5 = 0,82 mol Giả sử 0,16 mol A chứa x mol X và y mol Y Ta có hệ pt:A NaOH n x y 0,16 n 4x 6y 0,82 x 0,07 y 0,09     44r5566 Giả sử X là GlynAla4-n(0,07 mol) và Y là GlymAla6-m (0,02 mol) Bảo toàn Gly ta có: 0,07n+ 0,09m = 0,32 → 7n + 9m = 32 → n = 2; m = 2 là nghiệm duy nhất → X là Gly2Ala2 (C10H18O5N4) và Y là (C16H28O7N6) có tỉ lệ mol là 7: 9 (Cách thiết lập CTPT peptit: CnH2n+2-2k+mNmOt với k là số liên kết) *Đốt cháy m gam hỗn hợp A: Đặt số mol của X, Y trong m gam A lần lượt là 7a và 9a (mol) C10H18O5N4 → 10 CO2 + 9 H2O 7a → 70a → 63a (mol) C16H28O7N6 → 16 CO2 + 14 H2O 9a → 144a → 126a (mol) Ta có: 22CO H Om= 44.(70a +144a) +18(63a +126a) = 51,272 → a = 0,004 → m gam A chứa 0,028 mol Gly2-Ala2 và 0,036 mol Gly2Ala4 → m = 0,028.(75.2 + 89.2 - 18.3) + 0,036,675.2 + 89.4 - 18.5)= 22,648 gam gần nhất với 23 gam Đáp án C Câu 80: D Phương pháp: Viết PTHH. Hướng dẫn giải: (a) Nung nóng hỗn hợp Cu(NO3)2 và KNO3. → Thu được khí NO2, O2 vì: 2Cu(NO3)20tbbr 2CuO + 4NO2 ↑ + O2 2KNO30tbbr 2KNO3 + O2 (b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). → Thu được khí SO2 vì: 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 dac 0tbbrFe2(SO4)3 + SO2↑ + 6H2O (c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. → Không thu được khí vì: CO2 + Ca(OH)2du → CaCO3↓ + H2O (d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. → Thu được khí CO2 vì: 2KHSO4 +2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2↑ (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng. + Thu được khí là sản phẩm khử của NO3- vì: Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + Khi + H2O Trang 19 (g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. → Thu được khí H2 vì: Fe + H2SO4 → FeSO4 +H2↑ Vậy có 5 thí nghiệm thu được khí (a) (b) (d) (e) (g). Đáp án D
00:00:00