Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

SỞ GD-ĐT HAI DƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020- LẦN 1 TRƯỜNG THPT PHÚC THÀNH Môn thi: Hóa Học 50 câu TN-thời gian làm bài 50 phút Họ và tên:……………………………………………… SBD:…………………………………… Câu 41: Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CH4. B. Na2CO3. C. CO2. D. NaCN. Câu 42: Chất nào sau đây có tên gọi là etanol? A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3OH. Câu 43: Sục CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 và NaOH ta thu được kết quả như hình vẽ. Giá trị của x là: A. 0,64. B. 0,68. C. 0,58. D. 0,62. Câu 44: Công thức phân tử của glucozơ là A. (C6H10O5)n. B. C6H12O6. C. C2H4O2. D. C12H22O11. Câu 45: Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp? A. Toluen. B. Propan. C. Etilen. D. Benzen. Câu 46: Một dung dịch gồm: Na+ (0,01 mol); Ca2+ (0,02 mol); HCO3- (0,02 mol) và ion X (a mol) (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là: A. CO32– và 0,03. B. Cl– và 0,01. C. NO3– và 0,03. D. OH– và 0,03. Câu 47: Cho anđehit acrylic (CH2=CH–CHO) phản ứng hoàn toàn với H2 (dư, xúc tác Ni, t°) thu được sản phẩm là: A. CH3CH2CHO. B. CH3CH2COOH. C. CH2=CH–CH2OH. D. CH3CH2CH2OH. Câu 48: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc? A. Etyl fomat. B. Metyl metacrylat. C. Etyl axetat. D. Metyl axetat. Câu 49: Dung dịch nào có pH < 7? A. Dung dịch nước đường. B. Dung dịch nước vôi trong. C. Dung dịch nước cốt chanh. D. Dung dịch nước muối ăn. Câu 50: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch NaOH. B. Thí nghiệm trên dùng để xác định sự có mặt của clo có trong hợp chất hữu cơ. C. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm. D. Thí nghiệm trên dùng để xác định sự có mặt của C và H có trong hợp chất hữu cơ. Câu 51: Cho các nhận xét sau: (1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau. (2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 4 đipeptit. (3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất. (5) Nồng độ glucozơ trong màu người bình thường khoảng 1%. (6) Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure. Số nhận xét đúng là A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 52: Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure. (b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước. (c) Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. (d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t°) thu được tristearin. (e) Fructozơ là đồng phân của glucozơ. (f) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 53: Chất nào sau đây không tan trong nước? A. Saccarozơ. B. Fructozơ. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ. Câu 54: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m (gam) chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 30,05. B. 34,1. C. 28,7. D. 29,24. Câu 55: Cấu hình electron thu gọn của ion Fe2+ là? A. [Ar] 4s2 3d4. B. [Ar] 3d4 4s2. C. [Ar] 3d6. D. [Ar] 3d6 4s2. Câu 56: Trong hoá học vô cơ, loại phản ứng nào sau đây luôn kèm theo sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố? A. Phản ứng trao đổi. B. Phản ứng hoá hợp. C. Phản ứng phân hủy. D. Phản ứng thế. Câu 57: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (b) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2. (c) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (d) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch KMnO4 trong H2SO4 lo~ng. (e) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 (g) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(HCO3)2 Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 58: Diêm tiêu kali được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, đồng thời được dùng làm phân bón. Công thức hóa học của diêm tiêu kali là: A. KCl. B. K2SO4. C. KNO3. D. K2CO3. Câu 59: Đổ từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl, hiện tượng quan sát được là? A. Xuất hiện kết tủa trắng. B. Xuất hiện kết tủa đen. C. Xuất hiện kết tủa vàng nhạt. D. Xuất hiện kết tủa vàng đậm. Câu 60: Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol KOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, dung dịch thu được chứa các chất tan là: A. H3PO4 và KH2PO4. B. K3PO4 và KOH. C. K3PO4 và K2HPO4. D. K2HPO4 và KH2PO4 Câu 61: Clorua vôi là hóa chất có khả năng tẩy rửa, tẩy uế, sát khuẩn. Công thức hóa học của clorua vôi là: A. Ca(ClO3)2. B. CaOCl2. C. Ca(ClO)2. D. CaCl2. Câu 62: Kim loại nào là kim loại kiềm? A. Be. B. Mg. C. Sr. D. Li. Câu 63: Cho sơ đồ hoá học của phản ứng: Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O. Tỉ lệ giữa số nguyên clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học trên là: A. 1 : 3. B. 3 : 1. C. 5 : 1. D. 1 :5. Câu 64: Sản phẩm cuối cùng thu được khi thủy phân hoàn toàn xenlulozơ trong môi trường axit đun nóng là A. Sobitol. B. Fructozơ. C. Glucozơ. D. Saccarozơ. Câu 65: Muối ăn là hợp chất rất quan trọng đối với con người. Liên kết hóa học trong tinh thể muối ăn thuộc loại liên kết nào? A. Hiđro. B. Ion. C. Cộng hóa trị không cực. D. Cộng hóa trị có cực. Câu 66: Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn Z. Giá trị của x là: A. 0,25M. B. 0,23M. C. 0,125M. D. 0,1M. Câu 67: Cho 3,66 gam hỗn hợp gồm Na và Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 0,896 lít H2 (đktc). Cho 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 4,66. B. 5,44 C. 6,22. D. 1,56. Câu 68: Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím tẩm ướt và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 5,7. B. 21,8. C. 12,5. D. 15,5. Câu 69: Lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic (hiệu suất phản ứng lên men là 80%, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 5,6. B. 11,2. C. 4,48. D. 8,96. Câu 70: Trong các chất sau: Al, Si, NaHCO3, Al(OH)3, Fe(OH)3, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là: A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 71: Ở gần các lò nung vôi, không khí bị ô nhiễm bởi khí CO2 với nồng độ cao, làm cây cối, hoa màu thường không phát triển được. Nếu một tuần lò nung vôi sản xuất được 4,2 tấn vôi sống thì thể tích CO2 (đktc) đã tạo ra ở phản ứng nhiệt phân CaCO3 (giả sử hiệu suất nung là 100%) là giá trị nào? A. 1120 m3. B. 1680 m3. C. 1344 m3. D. 1792 m3. Câu 72: Hợp chất hữu cơ X đa chức có công thức phân tử C9H14O6. Thực hiện phản ứng xà phòng hóa hoàn toàn X, sản phẩm thu được là hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ đơn chức (trong đó có 1 axit có mạch cacbon phân nhánh) và hợp chất hữu cơ đa chức Y. Cho 13,08 gam X tham gia phản ứng tráng bạc thì khối lượng Ag lớn nhất thu được là A. 27,0 gam. B. 12,96 gam. C. 25,92 gam. D. 6,48 gam. Câu 73: Hỗn hợp X gồm propan, etilenglicol và một số ancol no đơn chức mạch hở (trong đó propan và etilenglicol có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa trong bình. Giá trị của m là A. 42,15. B. 47,47. C. 45,70. D. 43,90. Câu 74: Hỗn hợp X gồm metan, axetilen và propen có tỉ khối so với H2 là 13,1. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X sau đó dẫn sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 38 gam kết tủa trắng và khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là A. 21,72 gam. B. 16,68 gam. C. 22,84 gam. D. 16,72 gam. Câu 75: Cho hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 (tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1) vào bình chứa dung dịch Ba(HCO3)2 thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm tiếp dung dịch HCl 1,0M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 320 ml. Biết Y phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1,0M. Giá trị của m là A. 7,88. B. 15,76. C. 11,82. D. 9,85. Câu 76: Hỗn hợp X chứa các este đều mạch hở gồm một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C và hai este đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 1,04 mol O2, thu được 0,93 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Nếu thủy phân X trong NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong X là A. 13,6%. B. 25,7%. C. 15,5%. D. 22,7%. Câu 77: X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic, Z là axit cacboxylic no hai chức, T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít O2 (đktc) thu được 7,56 gam nước. Mặt khác 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu đun nóng 0,3 mol E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng rồi sau đó lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 10,5. B. 7,0. C. 8,5. D. 9,0. Câu 78: Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp Fe và Cu và 700 ml HNO3 1M, thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp khí Y (không còn sản phẩm khử khác). Cho 0,5 mol KOH vào dung dịch X thu được kết tủa Z và dung dịch E. Nung kết tủa Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 16 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch E thu được chất rắn F. Nung chất rắn F đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 11. B. 9. C. 12. D. 10. Câu 79: Cho 4,88 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 , thu được chất rắn X gồm ba kim loại và dung dịch Y gồm hai muối. Đun nóng X với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí, thu được 4,8 gam oxit. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Fe trong X là: A. 1,68 gam. B. 2,80 gam. C. 1,12 gam. D. 2,24 gam Câu 80: Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1 : 3. B. Chất T không có đồng phân hình học. C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2. D. Chất Z làm mất màu nước brom. ĐÁP ÁN 41A 42B 43A 44B 45C 46C 47D 48A 49B 50D 51B 52C 53D 54A 55C 56D 57B 58C 59A 60D 61B 62D 63C 64C 65B 66C 67A 68C 69D 70D 71B 72C 73C 74C 75C 76A 77C 78D 79A 80B
00:00:00