Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 LẦN 1 Môn thi: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1. Este CH3COOCH=CH2 có tên gọi là A. metyl vinylat. B. etyl axetat. C. vinyl axetat. D. metyl acrylat. Câu 2. Kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường? A. K. B. Ag. C. Fe. D. Cu. Câu 3. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit? A. CH3COOC2H5. B. H2NCH2COOH. C. HCOONH4. D. C2H5NH2. Câu 4. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên? A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ visco. D. Tơ nilon-6,6. Câu 5. Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. H2SO4 loãng. B. H2SO4 đặc, nóng. C. HNO3 loãng. D. HNO3 đặc, nguội. Câu 6. Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 7. Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Ag+. B. Cu2+. C. Zn2+. D. Ca2+. Câu 8. Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân? A. Glucoza. B. Xenluloza. C. Saccaroza. D. Tinh bột. Câu 9. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Xenluloza. B. Saccaroza. C. Glucoza. D. Tinh bột. Câu 10. Cho 0,46 gam kim loại Na tác dụng hết với H2O (dư), thu được X mol khí H2. Giá trị của x là A. 0,04. B. 0,02. C. 0,01. D. 0,03. Câu 11. Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là A. Fe. B. Cu. C. Au. D. Al. Câu 12. Công thức của alanin là A. H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH. B. HOOC-CH(NH2)CH2-COOH. C. H2N-CH(CH3)COOH. D. H2N-CH2-COOH. Câu 13. Trong các kim loại sau đây, kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Cu. B. Ag. C. Mg. D. Fe. Câu 14. Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh? A. Anilin. B. Glyxin. C. Metylamin. D. Alanin. Câu 15. Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? A. (C17H35COO)3C3H5. B. C15H31COOCH3. C. CH3COOCH2C6H5. D. (C17H33COO)2C2H4. HOC24.VN 2 Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 5,60. B. 4,48. C. 3,36. D. 2,24. Câu 17. Este X được điều chế từ một amino axit và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn 20,6 gam X thu được 16,20 gam H2O; 17,92 lít CO2 và 2,24 lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc. Công thức cấu tạo của X là A. H2NCH(CH3)COOC2H5. B. H2N[CH2]2COOC2H5. C. H2NCH2COOC2H5. D. H2NC(CH3)2COOC2H5. Câu 18. Phưong trình hóa học nào sau đây sai? A. Fe(OH)3+3HCl → FeCl3 + 3H2O. B. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O. C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. D. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2. Câu 19. Trong các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực baza mạnh nhất trong dãy trên là A. NH3 B. CH3NH2. C. C6H5NH2. D. CH3NHCH3. Câu 20. Cho 0,12 mol tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là A. 11,04. B. 5,52. C. 33,12. D. 17,28. Câu 21. Trùng hợp 1,0 tấn etilen với hiệu suất 80% thì khối lượng polietilen (PE) thu được là A. 1600 kg. B. 800 kg. C. 600 kg. D. 1250 kg. Câu 22. Cho dãy các chất: metyl axetat, tristearin, anilin, glyxin. Số chất có phản ứng với NaOH trong dung dịch ở điều kiện thích hợp là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 23. Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + e) bằng A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 24. Cho 8,2 gam hỗn hợp kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 6,4. B. 1,7. C. 1,8. D. 6,5. Câu 25. Có 2 kim loại X, Y thỏa mãn các tính chất sau: Dung dịch Kim loại X Y HCl tác dụng tác dụng HNO3 đặc, nguội không tác dụng tác dụng X, Y lần lượt là A. Mg, Fe. B. Fe, Mg. C. Fe, Cr. D. Fe, Al. HOC24.VN 3 Câu 26. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian, hiện tượng quan sát được là A. dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh. B. dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng. C. dung dịch nhạt dần màu xanh. D. dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu xanh. Câu 27. Cho dung dịch chứa 27,0 gam glucozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là A. 48,6. B. 16,2. C. 24,3. D. 32,4. Câu 28. Xà phòng hóa hoàn toàn 11,1 gam hỗn hợp gồm HCOOC2H5 và CH3COOCH3 cần dùng vừa hết V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là A. 200. B. 150. C. 300. D. 400. Câu 29. Cho 6,72 gam bột sắt vào 600 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là A. 1,92. B. 12,24. C. 8,40. D. 6,48. Câu 30. Đốt cháy 5,64 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 25,52 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là A. 3,136 lít. B. 4,928 lít. C. 12,544 lít. D. 6,272 lít. Câu 31. Xà phòng hóa hoàn toàn 8,88 gam CH3COOCH3 bằng một lượng dung dịch KOH nóng vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 3,84. B. 9,84. C. 15,60. D. 11,76. Câu 32. Hoàn tan hoàn toàn 1,92 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N5+). Giá tri của X là A. 0,06. B. 0,18. C. 0,30. D. 0,12. Câu 33. Điều nào sau đây không đúng khi nói về metyl fomat? A. Là hợp chất este. B. Là đồng phân của axit axetic. C. Có công thức phân tử C2H4O2. D. Là đồng đẳng của axit axetic. Câu 34. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic có hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra trong quá trình trên được hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20,25. B. 36,00. C. 32,40. D. 24,30. Câu 35. Phát biểu nào sau đây sai? A. Glucozo còn có tên gọi khác là đường nho. B. H2NCH2COOH là chất rắn ở điều kiện thường. C. Dung dịch alanin làm quỳ tím chuyển sang màu hồng. D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. HOC24.VN 4 Câu 36. Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 13,56 gam muối. Giá trị của m là A. 10,68. B. 10,45. C. 9,00. D. 13,56. Câu 37. Hỗn hợp X gồm một este, một axit cacboxylic và một ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 6,18 gam X bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol NaOH thu được 3,2 gam một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,05 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có trong X là A. 23,34%. B. 62,44%. C. 56,34%. D. 87,38%. Câu 38. Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3NCH2COOH; 0,02 mol CH3CH(NH2)COOH và 0,05 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 15,225. B. 13,775. C. 11,215. D. 16,335. Câu 39. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là A. 0,07. B. 0,08. C. 0,06. D. 0,09. Câu 40. Hòa tan hoàn toàn 3,60 gam Mg trong 500 ml dung dịch HNO3 0,80M, phản ứng kết thúc thu được 448 ml một khí X (ở đktc) và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu là 3,04 gam. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2,00M. Giá trị của V là A. 156,25. B. 167,50. C. 230,00. D. 173,75.
00:00:00