Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 TRƯỜNG THPT YÊN MÔ B NĂM HỌC 2016 – 2017 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 LẦN 1 Bài thi: Khoa học xã hội. Môn: LỊCH SỬ Câu 1: Phạm vi ảnh hưởng nào không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô? A. Đông Đức B. Đông Âu C. Đông Beclin D. Tây Đức Câu 2: Trụ sở của Liên Hợp Quốc đặt tại đâu? A. Paris B. London C. New York D. Oasinhton Câu 3: Đâu là tên viết tắt của tổ chức Liên hợp quốc? A. UNP B. UN C. LAO D. IFC Câu 4: Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực là: A. Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản B. Liên Xô (Liên Bang Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Nhật. C. Liên Xô (Liên Bang Nga), Đức, Mĩ, Anh, Trung Quốc D. Liên Xô (Liên Bang Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp Câu 5: Tổ chức Vacsava mang tính chất là: A. Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở Châu Âu B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở Châu Âu D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu Câu 6: Năm 1985, Gioocbachop đưa ra đường lối tiến hành công cuộc cải tổ đất nước vì ? A. Đất nước lâm vào tình trạng « trì trệ » khủng hoảng B. Đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ C. Cải tổ để áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật đang phát triển con người D. Cải tổ để cải thiện mối quan hệ với Mĩ Câu 7: Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế của Liên Xô hoàn thành sớm hơn dự kiến trong : A. 3 năm 4 tháng B. 4 năm 3 tháng C. 4 năm 5 tháng D. 5 năm 4 tháng Câu 8: Tổ chức hiệp ước phòng thủ chung Vacsava của Liên Xô và các nước Đông Âu ra đời và đối trọng sâu sắc với: A. SENTO B. ZENTO C. NATO D. SEV Câu 9: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào thời gian nào ? A. 1/09/1949 B. 1/10/1948 C. 1/10/1949 D. 1/11/1949 Câu 10: Nước Cộng hòa nhân dân Lào chính thức được thành lập vào: A. Ngày 12/10/1945 B. Ngày 22/3/1955 C. Tháng 2/1973 D. Ngày 2/12/1975 HOC24.VN 2 Câu 11: Từ thập niên 60 – 70 của thế kỉ XX trở đi, nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành: A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng nội địa D. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất Câu 12: Phương án Mao-bát-tơn đã đưa đến kết quả: A. Ấn Độ tuyên bố độc lập B. Ấn Độ bị tách làm hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan C. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ bùng lên mạnh mẽ D. Đất nước Ấn Độ phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn Câu 13: Sau khi giành được độc lập Ấn Độ xây dựng đất nước theo phương thức nào? A. Tiến hành xây dựng chế độ tư bản B. Tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa C. Xây dựng chế độ độc tài D. Đường lối trung lập Câu 14: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mỹ La tinh đều là: A. Thuộc địa của Anh, Pháp B. Thuộc địa kiểu mới của Mĩ C. Những nước hoàn toàn độc lập D. Những nước là thực dân kiểu mới Câu 15: Tổ chức thống nhất Châu Phi viết tắt là: A. AU B. OAU C. OAV D. AUV Câu 16: Nét chung phổ quát nhất của kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 90 là gì? A. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới B. Tăng trưởng liên tục, địa vị của Mĩ dần phục hồi trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới C. Giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính đứng đầu thế giới D. Tương đối ổn định, không có suy thoái và không có biểu hiện tăng trưởng. Câu 17: Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" là: A. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979 B. Thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975 D. Thắng lợi của cuộc cách mạng Trung Quốc năm 1949 Câu 18: Ngày 11/7/1995 đánh dấu sự kiện gì trong quan hệ đối ngoại của Mĩ: A. Xô - Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh B. Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam C. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc D. Bình thường hóa quan hệ với Cuba HOC24.VN 3 Câu 19: Điểm chung nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế Tây Âu và Mĩ là: A. Áp dụng thành công các thành tựu của khoa học kĩ thuật B. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lí và điều tiết kinh tế C. Sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân D. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển Câu 20: Hiệp ước Maxtrich để hình thành liên minh Châu Âu được kí kết tại quốc gia nào: A. Thụy Sỹ B. Thụy Điển C. Phần Lan D. Hà Lan Câu 21: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế? A. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm C. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế D. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản Câu 22: Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào: A. Năm 1954 B. Năm 1958 C. Năm 1973 D. Năm 1975 Câu 23: Thế nào là cuộc "Chiến tranh lạnh" theo phương thức đầy đủ nhất? A. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng biện pháp viện trợ để khống chế các nước B. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới C. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "luôn trong tình trạng chiến tranh", thực hiện "Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh" D. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương Câu 24: Với kế hoạch Macsan, Mĩ đã chi bao nhiêu để viện trợ cho các nước Tây Âu? A. Khoảng 70 tỉ USD B. Khoảng 7 tỉ USD C. Khoảng 17 tỉ USD D. Khoảng 71 tỉ USD Câu 25: Mĩ đã có những hành động gì để chuẩn bị cho sự ra đời của "Chiến tranh lạnh": A. Việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) B. Sự ra đời của học thuyết Truman C. Sự ra đời của Kế hoạch Macsan D. Tất cả các ý trên Câu 26: Năm 1997, một thành tựu sinh học gây chấn động lớn dư luận thế giới, đó là: A. Các nhà khoa học công bố "Bản đồ gen người" B. Công nghệ ezim ra đời C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính D. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ "đột biến gen" HOC24.VN 4 Câu 27: AFTA là: A. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu D. Khu vực thương mại tự do ASEAN Câu 28: Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, nước ta sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, nếu như: A. Không đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế B. Không phát minh, cải tiến khoa học – kĩ thuật C. Bỏ lỡ cơ hội, không có sự thích ứng, hòa nhập và tiến bộ KH–KT D. Tự tin vào chính mình Câu 29: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, sâu sắc nhất của xã hội Việt Nam A. Giữa công nhân và tư sản B. Giữa nông dân và địa chủ C. Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp D. Tất cả câu trên đều đúng Câu 30: Tại sao thực dân Pháp lại đẩy mạnh khai thác ngay say khi chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Để độc chiếm thị trường Việt Nam B. Sau chiến tranh kết thúc, Pháp là nước thắng trận nên có đủ sức mạnh tiến hành khai thác ngay C. Dể bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra D. Bù đắp những thiệt hại sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất Câu 31: Giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của cuôc khai thác thuộc địa của Pháp sau chiến tranh thế giới thứ I? A. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản C. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản, địa chủ phong kiến D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, địa chủ phong kiến Câu 32: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong phong trào Công nhân? A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn B. Cuộc bãi công của công nhân Bason (Sài Gòn) C. Cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định D. Cuộc bãi công của công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh) HOC24.VN 5 Câu 33: Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tư sản xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1925) là: A. Chuông rè, An Nam trẻ, Nhành lúa B. Tin tức, Thời mới, Tiếng dân C. Chuông rè, Tin tức, Nhành lúa D. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê Câu 34: Sự kiện nào được ví như “chim én báo hiệu mùa xuân về”? A. Cuộc bãi công của Công nhân Bason B. Cuộc đấu tranh đòi Pháp thả Phan Bội Châu C. Phong trào để tang Phan Châu Trinh D. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu) Câu 35: Năm 1919, khi các nước đế quốc họp tại Vecxai, Nguyễn Ái Quốc đang ở đâu? A. Pháp B. Anh C. Liên Xô D. Mĩ Câu 36: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là: A. Bản án chế độ thực dân Pháp B. Báo Thanh niên C. Đường Cách mệnh D. Báo “Người cùng khổ” Câu 37: Đâu là công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam? A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, con đường cách mạng vô sản B. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin C. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam D. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Câu 38: Nơi thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bắc Kì là: A. Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) B. Số nhà 312 phố Khâm Thiêm (Hà Nội) C. Số nhà 48 phố Hàng Ngang (Hà Nội) D. Số nhà 312 phố Hàm Long (Hà Nội) Câu 39: Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ nào: A. Báo Sự thật B. Báo Nhân đạo C. Báo Người cùng khổ D. Báo Thanh niên Câu 40: Đâu là tổ chức được coi là tiền thân của Đảng: A. Đông Dương cộng sản đảng B. An Nam cộng sản đảng C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên D. Đông Dương cộng sản liên đoàn
00:00:00