Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT AN GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút (không kể giao đề) Câu 1: Tờ bao nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925: A. Người nhà quê, Tiếng dân B. Tin tức, Nhành lúa C. Tiền phong, Diễn đàn Đông Dương D. Dân chúng, Tiếng dội An Nam Câu 2. Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam A. Bù đắp vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất. B. Bù đắp vào những thiệt hại do cuộc chiến tranh lần thứ nhất gây ra C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam D. Để xây dựng mối quan hệ hợp tác phát triển kinh tế hai nước Việt - Pháp Câu 3. Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là: A. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản B. Tước đoạt ruộng đất của nông dân C. Bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch D. Không cho nông dân tham gia sản xuất Câu 4. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam? A. Nhằm cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá do nền công nghiệp Pháp sản xuất C. Biến Việt Nam thành căn cứ chính trị - quân cự của Pháp D. Câu A và B đúng. Câu 5. Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là gì? A. Vừa khai thác vừa chế biến B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ C. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng D. Tăng cường đần tư thu lãi cao. Câu 6. Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III? A. Quốc tế này bênh vực quyền lợi cho các nước ở thuộc địa B. Quốc tế này đề ra đường lối Cách mạng cho Việt Nam C. Quốc tế này giúp nhân dân ta và nhân dân thuộc địa đấu tranh chống thực dân Pháp. D. Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam Câu 7. Cho các sự kiện sau: 1. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son 2. Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa Pari 3. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V 4. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian: A. 1,2,3,4 B. 4,2,3,1 C. 4,1,2,3 D. 2,3,4,1 HOC24.VN 2 Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đứng đắn cho dân tộc Việt Nam? A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-sai (1919). B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920). C. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920) D. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1925) Câu 9. Đặc điểm của quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 - 1925 là gì? A. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin vào Việt Nam B. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam C. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) D. Quá trình thực hiên chủ trương vô sản hóa để truyền bá chủ nghĩa Mac - Lênin vào Việt Nam. Câu 10. Từ năm 1919- 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào? A. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc B. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. C. Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc D. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc. Câu 11. Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm từ 1911 đến 1930 là: A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. B. Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn C. Hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam D. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Câu 12. Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của lớp người đi trước là: A. Đi sang Pháp tìm đường cứu nước B. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước C. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước D. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước Câu 13. Thời gian ở Liên Xô (1923-1924) Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo nào? A. Báo Đời sống công nhân, Báo Thanh niên, tạp chí Thư tín Quốc tế B. Báo Nhân đạo, báo Sự thật, báo Người cùng khổ C. Tạp chí Thư tín Quốc tế, Báo Sự thật, Báo Thanh niên D. Tạp chí Thư tín Quốc tế, Báo Sự thật Câu 14. Khó khăn nào của Anh là do xu thế tiến bộ của lịch sử xã hội A. Trang bị kỹ thuật của Anh phần lớn là lạc hậu B. Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề C. Hệ thống thuộc địa của Anh từng bước sụp đổ D. Phải dựa vào viện trợ của Mỹ Câu 15. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai: A. đã hoàn toàn kết thúc B. bước vào giai đoạn kết thuc. HOC24.VN 3 C. đang diễn ra vô cùng ác liệt D. bùng nổ và ngày càng lan rộng Câu 16. Một trong những mục đích của Tổ chức Liên hợp quốc là: A. trừng trị các hoạt động gây ra chiến tranh B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường Câu 17. Điều gì chứng tỏ rõ rệt nhất tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô? A. Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950). B. Năm 1972, sản xuất trong 4 ngày đã đạt bằng sản luợng cả năm của đế quốc Nga cũ. C. Nhanh chóng trở thành cuờng quốc công nghiệp thế giới D. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc bảo vệ hòa bình thế giới Câu 18. Điều khác nhau giữa Liên Xô và các nước đế quốc thời kì 1945-1975? A. Nhanh chóng hàn gắn vết thuơng chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp B. Đẩy mạnh cách mạng khoa học kĩ thuật C. Sản xuất chế tạo nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại. D. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc bảo vệ hòa bình thế giới Câu 19. Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phuơng Tây, khôi phục ppát triển ngoại giao với các nước ở: A. Châu Á B. Châu Âu C. Châu Phi D. Châu Mĩ Câu 20. Những nước Đông Nam Á chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập vào năm 1945 là: A. Inđônêxia, Xingapo và Malaixia B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. C. Việt Nam, Philippin, Miến Điện. D. Việt Nam, Lào, Campuchia Câu 21. Ấn Độ tuyên bố độc lập nước cộng hòa ngày: A. 26.1.1948 B. 26.1.1949 C. 26.1.1950 D. 26.1.1951 Câu 22. Nhóm năm nước sáng lập ASEAN gồm: A. Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam B. Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Branây C. Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo D. Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Mianma Câu 23. Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch B. Họp tác trên lĩnh vực quân sự C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế Câu 24. Việt Nam gia nhập ASEAN năm nào? A. Năm 1976 B. Năm 1977 C. Năm 1986 D. Năm 1995 Câu 25. Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Phi? A. Ai Cập B. Ma Rốc C. Angiêri D. Angôla Câu 26. Câu nào sai? HOC24.VN 4 A. Ngàu 18/3/1962, Pháp kí hiệp định công nhận độc lập của Angiêri. B. Ngày 1974, cách mạng Êtiôpia thắng lợi. C. 1975, cách mạng giải phóng dân tộc ở Angola và Môdămbich thắng lợi. D. Năm 1976, Nammibia tuyên bố độc lập. Câu 27. Đối tuợng chủ yếu của cách mạng ở các nước Mỹ Latinh là? A. Chế độ Apacthai B. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ C. Giai cấp địa chủ phong kiến D. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới Câu 28. Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mĩ vào thời gian A. Tháng 7/1973 B. Tháng 12/1989 C. Tháng 7/1995 D. Tháng 7/1997 Câu 29. Năm 1945 nước nào ở Đông Nam Á sau khi đánh đuổi phát xứ Nhật lại bị thực dân Hà Lan xâm lược A. Thái Lan B. Philippin C. Inđônêxia D. Malaixia Câu 30. Vì sao năm 1960, đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi”? A. Có nhiều nước châu Phi được trao trả độc lập B. Châu Phi có phong trào giải phong dân tộc phát triển mạnh nhất, sớm nhất. C. Châu Phi là “lục địa mới trỗi dậy” D. Có 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập Câu 31. Năm 1992 ASEAN quyết định sẽ tổ chức Đông Nam Á thành: A. Một khu vực hòa bình B. Một khu vực mậu dịch tự do C. Một khu vực ổn định và phát triển D. Diễn đàn khu vực Câu 32. Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới là gì? A. Hợp tác không bị cạnh tranh của Nhật, Tây Âu. B. Kinh tế phát triển, thường xuyên xảy ra những cuộc suy thoái kinh tế C. Vị trí kinh tế ngày càng giảm sút trên toàn thế giới D. Sự chênh lệch giàu, nghèo giữa các tầng lớp xã hội Mĩ Câu 33. Đời Tổng thống nào của Mỹ gắn liền với “Chiến lược toàn cầu phản cách mạng”? A. Ken-nơ-đi B. Giôn-xon C. Ri-gân D. Tơ-ru-man Câu 34. Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Biết xâm nhập vào thị trường các nước B. Nhờ quân sự hoá nền kinh tế. C. Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất D. Giá nhập nguyên vật liệu từ các nước trong thế thứ ba với giá rẻ. Câu 35. Sự phát triển “Thần kỳ của Nhật Bản” sau chiến tranh thế giới thứ hai được biểu hiện rõ nét nhất ở điểm nào? A. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hai trên thế giới sau Mĩ B. Trong khoảng hơn 20 năm (1950-1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng hơn 20 lần HOC24.VN 5 C. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản trở thanh một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản) D. Từ nước chiến bại, khó khăn, thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế, đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ) Câu 36. Chính sách thực lực và chiến lược toàn cầu hoá của Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở: A. Trung Quốc B. Triều Tiên C. Cuba D. Việt Nam Câu 37. Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc “Chiến tranh lạnh”? A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ B. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman C. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan D. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven Câu 38. Sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập môt trật tự thế giới như thế nào? A. Đa cực B. Một cực nhiều trung tâm. C. Đa cực nhiều trung tâm D. Đơn cực Câu 39. Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của: A. Sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế B. Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ C. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia D. Quá trình thống nhất thị trường thế giới. Câu 40. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Kĩ thuật trở thanh lực lượng sản xuất trực tiếp B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp C. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất
00:00:00