Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 HOC24.VN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 MÔN: LỊCH SỬ Chuyên đề: Lịch sử thế giới Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) (Đề số 4) Câu 1: Hội nghị Ianta chấp nhận các điều kiện để đáp ứng yêu cầu của Liên Xô khi tham gia chống quân phiệt Nhật ở châu Á, ngoại trừ việc: a. khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904) b. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quẩn đảo Curin c. trả cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin d. giữ nguyên hiện trạng của Trung Quốc và Mông Cổ Câu 2: Những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc tại Hội nghị Pốt-đam (Đức) đã dẫn tới hệ quả gì? a. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản lam hơn 10 vạn dân thường bị chết b. hình thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ianta c. Liên Xô và Mỹ chuyển từ đối thoại snag đối đầu, dẫn tới chiến tranh lạnh d. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng mở rộng Câu 3: Duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước là nhiệm vụ chính của a. Tổ chức ASEAN b. Liên minh châu Âu – EU c. Hội nghị Ianta d. Liên Hiệp Quốc Câu 4: UNESCO là tên viêt tắt của tổ chức nào? a. Y tế thế giới b. Nông nghiệp thế giới c. Kinh tế thế giới d. Văn hóa, giáo dục và khoa học thế giới Câu 5: WHO là tên viết tắt của tổ chức nào? a. Thương mại thế giới b. Nhi đồng thế giới c. Sức khỏe, Y tế thế giới d. Lương thực thế giới HOC24.VN 2 Câu 6: Liên Xô là một trong 5 nước thành viên Thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc có vai trò quốc tế như thế nào? a. Đã duy trì được trật tự thế giới “hai cực” sau chiến tranh b. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mỹ đối với tổ chức Liên Hợp Quốc c. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên Hợp Quốc d. Xây dựng Liên Hợp Quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động Câu 7: Cho các sự kiện sau: 1. Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ 2. Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc 3. Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian a. 2,1,3 b. 3,2,1 c. 1,3,2 d. 2,3,1 Câu 8: Cho các sự kiện sau: 1. Nhà nước cộng hòa Liên Bang Đức và cộng hòa Dân chủ Đức đối lập nhau ra đời 2. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân 3. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế kinh tế SEV 4. Mỹ giúp đỡ các nước Tây Âu qua kế hoạch Mác-san Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian hình thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau – Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa. a. 1,2,3,4 b. 2,4,3,1 c. 1,3,2,4 d. 2,3,1,4 Câu 9: Bức hình dưới đây là nhận vật lịch sử nào và liên quan đến sự kiện gì? a. Gagarin b. Goocbachop HOC24.VN 3 c. Khơ-rúp-sốp d. Xtalin Câu 10: Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ sau chiến tranh lạnh là: a. Cả hai nước đều trở thành trật tự trong trật tự “hai cực” b. Đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng c. Trở thành đồng minh, là nước lớn trong hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc d. Là người bạn lớn của EU, ASEAN và Trung Quốc Câu 11: Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa – chính trị thế giới? a. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa b. Nhật Bản phát triển thần kỳ, trở thành nền kinh tế thứ 2 trên thế giới c. Hàn Quốc trở thành con rồng kinh tế nổi bật nhất của khu vực Đông Bắc Á d. Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kong trở thành con rồng của châu Á Câu 12: Cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc (1946 -1949) được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ vì đã đánh đổ kẻ thù là: a. tập đoàn Tưởng Giới Thạch, đại diện cho thế lực phong kiến Trung Quốc b. tập đoàn tư sản mai bản (do Tưởng Giới Thạch cầm đầu) và phong kiến có Mỹ giúp sức c. tập đoàn Tưởng Giới Thạch, Phong kiến và có sự giúp sức của Mỹ d. đánh bại can thiệp Mỹ ở Trung Quốc Câu 13: Cho dữ kiện sau: “Sau 20 năm không ổn định, từ tháng 12/1978 Đảng Cộng Sản Trung Quốc đề ra………………, mở đầu cho công cuộc cải cách – mở cửa. Sau 20 năm tiến hành, nền kinh tế Trung Quốc……………, đạt tốc độ tăng trưởng……………..” a. /đường lối Đại nhảy vọt…………đã tiến bộ nhanh chóng………cao nhất thế giới b. /đường lối mới…………vượt xa Nhật Bản……….đuổi kịp Mỹ c. /cuộc “cách mạng văn hóa” ………..bước đầu phát triển……….đứng đầu châu Á d. /đường lối mới………..tiến bộ nhanh chóng…………..cao nhất thế giới Câu 14: Cho dữ kiện sau: 1. Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước 2. Liên Xô tiến hành cải tổ 3. Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách – mở cửa 4. Nhật Bản tiến hành cải cách dân chủ Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo thứ tự thời gian các nước tiến hành điều chỉnh xây dựng, phát triển đất nước a. 1,4,3,2 b. 2,4,3,1 HOC24.VN 4 c. 4,3,2,1 d. 2,1,4,3 Câu 15: Ý kiến nào dưới đây phản ánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ láng giềng giữa Việt Nam – Trung Quốc? a. Gây xung đột biên giới với các nước láng giềng Liên Xô (1962) và Ấn Độ (1969) b. Mở cuộc tiến công 6 tỉnh biên giới Việt Nam (1979) c. Thiết lập quan hệ ngoại giao 1950 và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam 1991 d. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nhật Bản và Liên Xô Câu 16: Cho dữ kiện sau: 1. Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập 2. Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ 3. Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước 4. Philippin và Miến Điện được công nhận nền độc lập Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian các nước giành độc lập và thống nhất đất nước a. 1,4,3,2 b. 2,4,3,1 c. 2,1,4,3 d. 1,4,2,3 Câu 17: Quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia bao gồm: a. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ b. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc c. Tự do, bình đẳng, bác ái d. Độc lập dân tộc, tự do và bác ái Câu 18: Nguyên nhân quyết định đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945 là: a. thời cơ thuận lợi – Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện b. tình đoàn kết của nhân dân hai nước c. truyền thống đấu tranh bất khuất của hai dân tộc d. vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương Câu 19: Biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 là: a. từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập b. nhiều nước có tôc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp c. thành lập và mở rộng liên minh khu vực ASEAN d. Việt Nam góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và mới HOC24.VN 5 Câu 20: cho dữ kiện sau: 1. Đảng nhân dân Lào lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ xâm lược 2. Nhân dân Lào chiến đấu chống Pháp xâm lược 3. Mỹ ký hiệp định Viêng-chăn, góp phần lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc 4. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập 5. Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, nước cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào được thành lập Hãy sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian lịch sử của Lào từ sau năm 1945. a. 1,4,3,2,5 b. 5,4,3,1,2 c. 4,2,1,3,5 d. 1,2,5,4,3 Câu 21: ……………..là ba mặt trận đấu tranh chủ đạo được Lào triển khai trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược a. Chính trị, kinh tế, giáo dục b. Chính trị, kinh tế, văn hóa c. Kinh tế, quân sự, giáo dục d. Chính trị, quân sự, ngoại giao Câu 22: Từ năm 1954 đến 1970, Campuchia do quốc vương Xihanuc đứng đầu thực hiện đường lối a. liên minh chặt chẽ với Mỹ b. chỉ với Ấn Độ và Trung Quốc c. hòa bình, trung lập d. liên minh với Liên Xô và Trung Quốc Câu 23: Cho dữ liệu sau: 1. Nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại 2. Chống chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ 3. Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ 4. Campuchia thực hiện đường lối hòa bình, trung lập Hãy sắp xếp dữ kiện theo thứ tự thời gian về lịch sử Campuchia từ sau năm 1945 a. 2,1,3,4 b. 1,4,2,3 c. 4,1,2,3 d. 1,2,4,3 Câu 24 : Kết quả thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại của 5 nước sáng lập ASEAN là : a. kinh tế trong nước có sự biến đổi, nhưng tỉ lệ nợ nước ngoài tăng cao, khó trả nợ HOC24.VN 6 b. nhiều nước trở thành con rồng kinh tế của châu Á như Singapo, Thái Lan. c. tỉ trọng nông nghiệp cao hơn công nghiệp : Thái Lan trở thành nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới d. bộ mặt kinh tế - xã hội các nước có sự biến đổi to lớn, nhất là Singapo và Thái Lan Câu 25 : Cho dữ liệu sau : « Thời kỳ đầu sau khi giành được độc lập, 5 nước Indonexia, Malaixia, Singapo, Philippin và Thái Lan đã tiến hành………….., với mục tiêu nhanh chóng………….., xây dựng nền kinh tế tự chủ. a. /công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu…………xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu b. /công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo …………. Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu c. /công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu………….đẩy mạnh cải cách, mở cửa d. /công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo……….xóa phân biệt giàu – nghèo Câu 26 : ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của những thách thức lớn kể từ khi nước ta gia nhập tổ chức ASEAN ? a. Nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực, địa vị quốc tế không ngừng nâng cao b. Lệ thuộc vốn đầu tư, chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài c. Nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị xói mòn d. Lợi dụng đất nước hội nhập, kẻ thù tìm cách thực hiện « diễn biến hòa bình » Câu 27 : Sau khôi phục độc lập, giành được chủ quyền, các nước Mỹ latinh bước vào giai thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội………..trở thành những nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, nhiều nước gặp rất nhiều khó khăn : mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi cộm……….trở thành quốc nạn. Chọn dữ kiện sau điền vào chỗ trống a. Braxin, Ác-hen-ti-na, Mehicô,…….tham nhũng b. Braxin, Vê-nê-xuê-la, Mehicô,………..tội phạm c. Braxin, Ác-hen-ti-na, Mehicô,…………xung đột sắc tộc d. Braxin, Cuba, Urugoay, ………tham nhũng Câu 28: Ý kiến nào dưới đây không phản ánh đúng về những khó khăn thách thức của các nước châu Phi đang phải đối mặt trong công cuộc xây dựng đất nước là: a. Tàn dư của chế độ thực dân cũ: trình độ dân trí thấp, dịch bệnh hoành hành b. Xung đột sắc tộc và tôn giáo, sự bùng nổ về dân số c. Liên minh châu Phi không phát huy được vai trò hoạt động của mình ở châu lục d. Nội chiến, đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài Câu 29: Từ những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì: a. muốn xây dựng một mô hình nhà nước tư bản mang màu sắc châu Âu b. kinh tế được phục hồi, muốn thoát khỏi ảnh hưởng và phục thuộc vào Mỹ c. bị cạnh tranh quyết liệt bởi kinh tế Mỹ và Nhật Bản HOC24.VN 7 d. muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của Tây Âu Câu 30: cho dữ kiện sau: 1. Sáu nước Tây Âu thành lập tổ chức “cộng đồng than thép châu âu” 2. Các nước họp nhất ba công đồng lại thành công đồng châu âu (EEC) 3. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu âu và công đồng kinh tế châu âu được thành lập 4. Phát hành và sử dụng đồng tiền chung Euro 5. EC đổi tên thành Liên minh châu Âu (Eu) Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu. a. 1,3,4,2,5 b. 1,3,4,5,2 c. 1,3,2,5,4 d. 4,1,5,2,1 Câu 31: Mỹ phát động chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước CNXH từ: a. tháng 2/1945, kết thúc hội nghị Ianta b. tháng 9/1945, khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời dưới sự giúp đỡ của Liên Xô c. tháng 3/1947, khi nhận thấy sự tồn tại của Liên Xô là mối nguy lớn cho Mỹ d. năm 1949, khi Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử Câu 32: Do tác động của chiến tranh lạnh, chiến tranh cục bộ diễn ra ở đâu a. Đông bắc á, Nam á và vùng biển Caribe b. Đông nam á, Nam á, Tây á và Đông bắc á c. Đông nam á, Đông bắc á, châu Âu, Trung đông và vùng biển Caribe d. Trung đông, châu Phi và châu Âu Câu 33: Sự khác biệt căn bản giữa chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh khác trên thế giới là: a. Chiến tranh lạnh luôn làm cho thế giới ở trong tình trạng đối đầu, căng thẳng b. Chiến tranh lạnh chỉ chủ yếu diễn ra giữa hai nước Mỹ và Liên Xô c. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự d. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co không phân thắng bại Câu 34: Trong xu thế hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ thuận lợi gì? a. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất b. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động c. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa d. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật HOC24.VN 8 Câu 35: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đặt ra cho các dân tộc ngày nay yêu cầu chủ yếu nào cho sự sinh tồn của trái đất? a. Bảo vệ môi trường sinh thái b. Bảo vệ nguồn năng lượng sẵn có c. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên d. Bảo vệ nguồn sống con người Câu 36: Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là: a. chế tạo vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá hủy diệt, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh b. tạo ra vũ khí hiện đại đặt nhân loại trước nguy cơ chiến tranh mới c. nguy cơ chiến tranh hạt nhân d. nạn khủng bố đe dọa an ninh hòa bình Câu 37: Phát minh khoa học gây ra những lo ngại về pháp lý và đạo lý con người là: a. Bản đồ gen người b. Sinh sản vô tính c. Bom nguyên tử d. Sản xuất thuộc tăng trọng cho vật nuôi Câu 38: Ý nào dưới đây được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các dân tộc trên thế giới a. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế b. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực c. Các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài d. Sự xung đột, giao thoa giữa các nền văn hóa thế giới Câu 39: Biểu hiện không đúng về xu thế toàn cầu hóa là: a. sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế b. sự ra đời của tổ chức liên kết khu vực c. sự ra đời của liên minh châu Âu (EU) d. Mỹ và Nhật Bản ký hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật kéo dài vĩnh viễn Câu 40: Mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là: a. cơ cấu kinh tế của các nước có sự chuyển biến b. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc c. đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách nâng cao tính cạnh tranh d. thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất
00:00:00