Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 3 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: LỊCH SỬ - LỚP 12 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 05 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể giao đề) Câu 1: Nội dung nào dưới đây gắn liền với Hội nghị thành lập Đảng? A. Cử ra Ban chấp hành trung ương chính thức B. Thông qua chính cương, sách lược vắn tắt và chỉ định Ban Chấp hành Trung ương lâm thời C. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương D. Thông qua Luận cương chính trị của Đảng Câu 2: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào? A. Liên Xô phòng thành công tàu vũ trụ B. Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Liên Xô phong thành công vệ tinh nhân tạo Câu 3: Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám 1945 là: A. Đấu tranh ngoại giao B. Đấu tranh chính trị C. Đấu tranh nghị trường D. Đấu tranh vũ trang Câu 4: Hội nghị lần thứ Tam Ban Chấp hành trung ương Đảng (5/1941) diễn ra tại địa điểm nào: A. Bà Điểm (Hoc Môn - Gia Định) B. Pác Pó (Hà Giang - Cao Bằng) C. Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) D. Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh) Câu 5: Tác phẩm nào đã trang bị lí luận cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên? A. Tác phẩm Đường Cách mệnh B. Báo Người cùng khổ C. Bao Thanh niên và tác phẩm Đường Cách mệnh D. Báo Thanh niên Câu 6: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra đời vào thời gian nào? A. 9/1925 B. 8/1925 C. 6/1925 D. 7/1925 Câu 7: Phong trào cách mạng đầu tiên ở Việt Nam diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là: A. Khởi nghĩa Yên Bái (1930) B. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940) C. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 D. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 Câu 8: Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng, đó là phong trào nào: A. Chống độc quyền sản xuất lúa gạo ở Nam Kì B. Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lượng C. Chống độc quyền cảng Sài Gòn D. Phong trào “Chấn hưng nội hoa”, “Bài trừ ngoại hóa” HOC24.VN 2 Câu 9: Trong khoảng thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70, thế giới đã xuất hiện trung tâm kinh tế - tài chính nào? A. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Nhật Bản B. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. C. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu. D. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới Câu 10: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào? A. Giao thông vận tải. B. Công nghiệp nặng C. Nông nghiệp và khai thác mỏ D. Thương nghiệp Câu 11: Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Phap ở Việt Nam: A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc C. Nông dân, địa chủ phong kiến. D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến. Câu 12: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, những tỉnh nào giành chính quyền thắng lợi ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước? A. Bắc Giang, Hải Dương, Cao Bằng, Bắc Cạn B. Bắc Giang, Hải Dương, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang C. Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Câu 13: Mặt trận Việt Minh ra đời vào thời gian nào? A. 19/5/1941 B. 19/8/1945 C. 3/2/1930 D. 28/1/1941 Câu 14: Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Nhờ lãnh thổ rộng lớn B. Nhờ viện trợ kinh tế từ nước ngoài C. Nhờ có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào D. Áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất; biết thâm nhập vào thị trường các nước, nhờ quân sự hoá nền kinh tế Câu 15: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933 đã ảnh hưởng trước tiên đến ngành sản xuất nào ở Việt Nam? A. Cổng nghiệp B. Thủ công nghiệp C. Thương nghiệp D. Nông nghiệp Câu 16: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương trong thời kì 1936 - 1939 là gì? A. Chống đế quốc và tư sản phản bội quyền lợi dân tộc B. Chống bọn phản động và tay sai của Pháp C. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình HOC24.VN 3 D. Chống đế quốc và phong kiến Câu 17: Sự kiện nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam? A. Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vecxai “Bản yêu sach của nhân dân An Nam” B. Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân C. Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội Tua (Phap) D. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vể vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê - nin (1920). Câu 18: Nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay là: A. Do chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân. B. Do bùng nổ dân số C. Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. D. Do tình trạng ô nhiễm môi trường toàn cầu Câu 19: Vì sao thực dân Pháp lại tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? A. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam B. Để khai hóa văn minh cho Việt Nam C. Để bù đắp những thiệt hại do cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra D. Để xoa dịu mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp Câu 20: Năm 1929, ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản Đảng đó là: A. Tân Việt cách mạng Đảng, Việt Nam quốc dân Đảng, Đông Dương cộng sản Đảng B. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn C. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Tân Việt cách mạng đảng D. Đông Dương cộng sản Đảng, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam quốc dân đảng. Câu 21: Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường đi của những người đi trước là? A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. B. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước. C. Đi sang châu Mỹ tìm đường cứu nước. D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước. Câu 22: Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương, tại Hội nghị Ianta ba cường quốc Liên Xô - Mỹ - Anh đã thống nhất mục đích gì? A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật B. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật C. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức ở Béclin D. Quân đội đồng minh kéo vào Châu Á Câu 23: Cách mạng tháng Tám 1945 có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến các nước nào: A. Campuchia, Lào B. Mianma, Lào C. Lào, Indonexia D. Trung Quốc, Ấn Độ Câu 24: Hiến chương Liên hợp quốc và quyết định chúnh thức thành lập Liên hợp quốc được HOC24.VN 4 thông qua tại hội nghị nào? A. Hội nghị Xanpanxixco (từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945) B. Hội nghị Pốt-xđam (Đức) (7/8/1945) C. Hội nghị Ianta (Liên Xô) (từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945) D. Hội ngị Ianta và Pốt - xđam Câu 25: Năm 1942, tỉnh nào được coi là thí điểm của cuộc vận động xây dụng các hộ Cứu quốc trong mặt trận Việt Minh? A. Cao Bằng B. Hà Giang C. Bắc Cạn D. Tuyên Quang Câu 26: Liên Xô và Mĩ trở thành hai thế lực đối đầu nhau rồi đi đến “chiến tranh lạnh” vào thời điểm nào? A. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 27: Ai được bầu làm Tổng bí thư đầu tiên Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam? A. Hà Huy Tập B. Hồ Chi Minh C. Trần Phú D. Đỗ Mười Câu 28: Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-co B. Thắng lợi của cách mạng Cuba C. Thắng lợi của phong trào đấu tranh vũ trang ở Côlômbia D. Thắng lợi của các quốc đảo vùng Caribe Câu 29: Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) do ai khởi xướng? A. Tập Cận Bình B. Đặng Tiểu Bình C. Mao Trạch Đông D. Ôn Gia Bảo Câu 30: Vì sao phong trào dân chủ 1936 - 1939 được xem là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945? A. Qua phong trào, quần chúng được giac ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng, đội ngũ cán bộ, Đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành B. Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu C. Phong trào đấu tranh lần này có ý nghĩa là cuộc khởi nghĩa từng phần, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 D. Phong trào đã lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến ở nhiều thôn xã. Câu 31: Tổng thống đầu tiên của Liên Bang Nga là ai? A. Pu-tin B. En-xin C. Giooc-ba-chốp D. Brê-giơ-nếp Câu 32: Do chính sach boc lột tàn bạo của Nhật - Pháp, cuối năm 1944 đầu năm 1945, ở nước ta có số lượng người chết đói là: A. Gần 2 triệu người B. Gần 4 triệu người C. Gần 3 triệu người D. Gần 1 triệu người Câu 33: Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930) diễn ra ở đâu: HOC24.VN 5 A. Hà Nội B. Hương Cảng (Trung Quốc) C. Huế D. Thành phố Hồ Chí Minh Câu 34: Năm nước nào ở Đông Nam Á được gọi là nhóm sáng lập khối ASEAN? A. Mianma, Xingapo, Philippin, Thái Lan, Brunây B. Việt Nam, Malayxia, Xingapo, Philippin , Thái Lan C. Indonêxia, Malayxia, Xingapo, Philippin, Tháp Lan D. Indonêxia, Malayxia, Xingapo, Campuchia, Thái Lan Câu 35: Người soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai? A. Nguyễn Ái Quốc B. Hồ Tùng Mậu C. Trần Phú D. Võ Nguyên Giáp Câu 36: Đảng Cộng sản việt Nam ra đời là sản phẩm kết hợp giữa các yếu tố nào: A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh C. Chủ nghĩa Mac - Lênin với phong trào công nhân D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Câu 37: Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển và sớm tiếp thu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng nào? A. Trào lưu cách mạng tư sản B. Trào lưu cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới C. Trào lưu cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ D. Trào lưu cách mạng vô sản Câu 38: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương trong thời kỳ 1936 - 1939 là gì? A. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày B. Chống đế quốc và phong kiến C. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình D. Chống đế quốc và tư sản phản bội quyền lợi dân tộc. Câu 39: Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi”? A. Các nuớc thuộc địa còn lại ở Châu Phi hoành thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ. B. Châu phi là châu lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất C. Vì có 17 nước ở châu Phi đuợc trao trả độc lập. D. Cộng hòa Nam Phi chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) Câu 40: Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 đuợc thể hiện như thế nào? A. Phong trào đã giáng đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến B. Phong trào đấu tranh trên phạm vi rộng khắp từ Bắc vào Nam C. Phong trào thực hiện sự liên minh công - nông vững chắc D. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một HOC24.VN 6 số địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh
00:00:00