Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề tham khảo hay theo cấu trúc mới ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 4 Môn thi: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Mệnh đề không đúng là: A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3. B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối. C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2. D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime. Câu 2: Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, FeCl3, AgNO3, CuSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn hóa học A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 3: Hợp chất hữu cơ X ứng với công thức phân tử C3H10O2N2. Cho X vào dung dịch NaOH đun nóng thấy tạo ra NH3. Mặt khác khi X tác dụng với dung dịch HCl tạo ra hỗn hợp sản phẩm trong đó có muối của amino axit. Số công thức cấu tạo thỏa mãn với điều kiện của X là A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 4: Câu phát biểu sai là: A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được α-amino axit B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit. D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Câu 5: Thủy phân hoàn toàn m gam xenlulozơ có chứa 50% tạp chất trơ, toàn bộ lượng glucozơ thu được làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch Br2 1M trong nước. Giá trị của m là A. 162 B. 360 C. 324 D. 180 Câu 6: Hợp chất X gồm Fe2O3, Al, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong A. NaOH dư B. HCl dư C. NH3 dư D. AgNO3 dư Câu 7: Cho 0,5 mol Mg và 0,2 mol Mg(NO3)2 vào bình kín không có oxi rồi nung ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Hỗn hợp chất rắn X tác dụng với nhiều nhất 500 ml dung dịch Fe(NO3)3 có nồng độ aM. Giá trị của a là A. 0,667. B. 2. C. 0,4. D. 1,2. Câu 8: Số đồng phân mạch hở có công thức phân tử C4H11NO2 khi phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường tạo ra amoniac là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9: Glucozơ và Fructozơ A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2. B. Là 2 dạng thù hình của cùng một chất. HOC24.VN 2 C. Đều có nhóm chức –CHO trong phân tử. D. Đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. Câu 10: Chọn phương án tốt nhất để phân biệt dung dịch các chất mất nhãn riêng biệt sau: CH3NH2, H2NCH2COOH, CH3COONH4, anbumin. A. Quỳ tím, dung dịch AgNO3 đặc, dung dịch NaOH. B. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch Br2, dung dịch HNO3 đặc. C. Cu(OH)2, quỳ tím, dung dịch Br2. D. Dung dịch Br2, dung dịch HNO3 đặc, dung dịch I2. Câu 11: Đun nóng chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH, thu được ancol etylic, NaCl, H2O và muối natri của alanin. Công thức cấu tạo của X là A. H2N – C(CH3)2 – COOC2H5. B. ClH3N – CH(CH3) – COOC2H5. C. H2N – C(CH3) – COOC2H5. D. ClH3N – CH2 – COOC2H5. Câu 12: Dung dịch X chứa đồng thời 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa có khả năng tác dụng với dung dịch X là (biết sản phẩm khử của 3NO là khí NO duy nhất) A. 4,48 gam. B. 2,24 gam. C. 3,36 gam. D. 5,6 gam. Câu 13: Khi bị bỏng vôi bột nên sơ cứu bằng cách A. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch amoniclorua 10% B. Dùng nước rửa sạch vôi bột rồi rửa lại bằng dung dịch amoniclorua 10% C. Dùng nước rửa sạch vôi bột rồi lau khô D. Dùng nước xà phòng để rửa Câu 14: Cho bột Al tan hết trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và hỗn hợp 2 khí N2 và khí N2O. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thì số phản ứng nhiều nhất có thể xảy ra là A. 3. B. 4. C. 7. D. 5. Câu 15: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng cao nhất lần lượt là A. Ag và W. B. Al và Cu C. Ag và Cr. D. Cu và Cr. Câu 16: Có các dung dịch loãng của các muối sau: MnCl2, AlCl3, FeCl3, FeCl2, CdCl2, BaCl2, CuCl2. Khi cho dung dịch Na2S vào các dung dịch muối trên. Số trường hợp phản ứng sinh ra chất kết tủa là A. 6 B. 7 C. 5 D. 4 Câu 17: Nung bột Al với bột S trong bình kín (không có không khí) thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y và một phần chất rắn không tan. Khẳng định không đúng là A. Hỗn hợp X có khả năng tan hết trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư B. Cho hỗn hợp X vào H2O có khí thoát ra. C. Trong hỗn hợp X có 3 chất hóa học. D. Hỗn hợp X có khả năng tan hết trong dung dịch NaOH loãng, dư. HOC24.VN 3 Câu 18: Có các mẫu chất rắn riêng biệt: Ba, Mg, Fe, Al, ZnO, MgO, Al2O3, CuO, Ag, Zn. Chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận ra nhiều nhất bao nhiêu chất trong số các chất trên? A. 7 chất. B. 8 chất. C. 6 chất. D. 10 chất. Câu 19: Một loại chất béo được tạo thành bởi glixerol và 3 axit béo là axit panmitic, axit oleic và axit linoleic. Đung 0,1 mol chất béo này với 500 ml dung dịch NaOH 1M sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) còn lại m gam chất rắn khan. Giá trị của M là A. 97. B. 99,2. C. 96,4. D. 91,6. Câu 20: Dung dịch có khả năng hòa tan Ag2S là A. HCl. B. NaCN. C. H2SO4 (loãng) D. NaOH (đặc). Câu 21: Một loại quặng pirit có chứa 75,5% Fe2S (còn lại là tạp chất trơ). Khối lượng quặng này để điều chế 1kg dung dịch H2SO4 63,7% là (biết rằng có 1,5% khối lượng SO2 bị hao hụt trong khu nung quặng, các phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. 298,93 gam. B. 524,42 gam. C. 613,78 gam. D. 396 gam. Câu 22: Cho hỗn hợp dạng bột hai kim loại Mg và Al vào dung dịch có hòa tan hai muối AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp hai kim loại và dung dịch D. Như vậy: A. Hai muối AgNO3 và Cu(NO3)2 đã phản ứng hết và hai kim loại Mg, Al cũng phản ứng hết B. Hai kim loại Mg, Al phản ứng hết, Cu(NO3)2 có phản ứng, tổng quát còn dư Cu(NO3)2 C. Hai kim loại Mg, Al phản ứng hết, tổng quát có AgNO3, Cu(NO3)2 dư D. Một trong hai kim loại phải là Ag, kim loại còn lại là Cu hoặc Al Câu 23: Cứ 5,668 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 gam brom trong CCl4. Hỏi tỉ lệ mắt xích buta-1, 3-đien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu? A. 2/3 B. 1/2 C. 1/3 D. 3/5 Câu 24: Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt fructozơ và glucozơ (b) Trong dung dịch, saccarozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. (c) Trong môi trường bazơ, saccarozơ và mantozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (d) Có thể phân biệt saccarozơ và mantozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (e) Trong dung dịch saccarozơ và mantozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4. (3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng. HOC24.VN 4 (4) Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. (5) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa là A. (1) và (3). B. (3) và (5). C. (1), (2), (3), (4), (5). D. (2) và (5). Câu 26: Oxi hóa 38 gam hỗn hợp propanal, ancol A no, đơn chức, bậc I và este B (tạo bởi một axit đồng đẳng của axit acrylic và ancol A) được hỗn hợp X gồm axit và este. Mặt khác, cho lượng X đó phản ứng với 0,5 lít dung dịch NaOH 1,5M thì sau phản ứng trung hòa hết NaOH dư cần 0,15 mol HCl được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được hợp chất hữu cơ E, còn lại 62,775 gam hỗ hợp muối. Cho E tách nước ở 140oC (H2SO4 đặc, xúc tác) được F có tỉ khối với E là 1,61. A và B lần lượt là: A. C2H5OH và C3H5COOC2H5 B. CH3OH và C3H5COOCH3 C. CH3OH và C4H7COOCH3 D. C2H5OH và C4H7COOC2H5 Câu 27: Cho hỗn hợp X gồm x mol NaOH và y mol Ba(OH)2 từ từ vào dung dịch chứa z mol AlCl3 thấy kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần và tan đi một phần. Lọc thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 78(4z – x – 2y) B. 78(2z – x – y) C. 78(4z – x – y) D. 78(2z – x – 2y) Câu 28: Đem 26,6 gam một loại amino axit no, mạch hở X có chứa 1 chức amin tác dụng hết với axit nitrơ thu được 4,48 lít khí N2 (đktc). Cũng lấy 26,6 gam amino axit này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì được m gam muối. Giá trị của m là A. 31 B. 35,4 C. 28,8 D. 39,8 Câu 29: Cho các lọ mất nhãn đựng riêng biệt dung dịch của từng chất sau: KHSO4, Na2CO3, AlCl3, FeCl3, NaCl, Ca(NO3)2. Chỉ dùng chất chỉ thị phenolphtalein thì có thể phân biệt được bao nhiêu dung dịch? A. 6 B. 1 C. 5 D. 3 Câu 30: Một loại phèn có công thức K2SO4.M2(SO4)3.nH2O. Lấy 7,485 gam phèn này nung tới khối lượng không đổi thì còn lại 4,245 gam phèn khan. Mặt khác lấy 7,485 gam phèn đó hòa tan vào nước rồi cho tác dụng với BaCl2 dư thì thu được 6,99 gam kết tủa. Kim loại M và giá trị n lần lượt là A. Cr, 24. B. Al, 24. C. Fe, 24. D. Al, 12. Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 48 gam hỗn hợp các kim loại gồm Mg, Al, Zn, Cu trong oxi dư thu được 60,8 gam chất rắn. Cũng cho 48 gam hỗn hợp các kim loại này vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,2 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là A. 5,4%. B. 10,8%. C. 18,75%. D. 11,25%. HOC24.VN 5 Câu 32: Cho 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp Ba(OH)2 1M và KOH 2M vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaHCO3 2M và NH4HCO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đun nóng hỗn hợp sau phản ứng cho khí thoát ra hết thì khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm bao nhiêu gam so với tổng khối lượng hai dung dịch tham gia phản ứng? (biết nước bay hơi không đáng kể). A. 12,5 gam. B. 25,0 gam. C. 19,7 gam. D. 21,4 gam. Câu 33: Hợp chất hữu cơ X đa chức có công thức phân tử C9H14O6. Thực hiện phản ứng xà phòng hóa hoàn toàn X sản phẩm thu được là hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ đơn chức (trong đó có 1 axit có mạch cacbon phân nhánh) và hợp chất hữu cơ đa chức Y. Đem 13,08 gam X tham gia phản ứng tráng bạc thì khối lượng Ag lớn thu được là A. 12,96 gam. B. 25,92 gam. C. 27 gam. D. 6,48 gam. Câu 34: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,3 mol CuSO4 và 0,1 mol NaCl, kim loại thoát ra khi điện phân bám hoàn toàn vào catot. Khi ở catot khối lượng tăng lên 12,8 gam thì ở anot có V lít khí thoát ra (đktc). Giá trị của V là A. 2,8. B. 5,6. C. 4,48. D. 2,24. Câu 35: Đốt cháy 1,6 gam một este A đơn chức được 3,52 gam CO2 và 1,152 gam H2O. Nếu cho 10 gam A tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn khan. Vậy công thức của axit tạo nên este trên có thể là: A. CH2C(CH3)COOH B. HOOCCH2CH(OH)CH3 C. CH2CHCOOH D. HOOC(CH2)3CH2OH Câu 36: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm. Nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là A. Cs B. Li C. Na D. K Câu 37: Đipeptit X, pentapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 16 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 25,1 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2 ? A. 3,65 mol. B. 4,00 mol. C. 3,25 mol. D. 3,75 mol. Câu 38: Dung dịch X chứa NaHCO3 và K2CO3. Nếu nhỏ từ từ a mol HCl vào dung dịch X thì thu được 0,1 mol khí. Nếu nhỏ từ từ mol HCl vào dung dịch X thì thu được 0,45 mol khí. Tìm x A. x=0,2 B. x=0,3 C. x=0,1 D. vô số nghiệm x Câu 39: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gò Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. HOC24.VN 6 Sục CO2 đến dư vào dung dịch N, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là A. FeO và 7,2 gam. B. Fe3O4 và 6,96 gam. C. Fe3O4 và 2,76 gam. D. Fe2O3 và 8,00 gam. Câu 40: Cho 136,8 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ. Thủy phân hỗn hợp X, ta thu được chất rắn Y, hòa tan chất rắn vào nước, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z có khả năng phản ứng với tối đa 0,51 mol Br2 hoặc tham gia phản ứng tráng gương và tạo ra 1,14 mol bạc. Biết glucozơ chiếm 3600%61 số mol của rắn Y. Tìm % khối lượng của saccarozơ trong X. A. 40% B. 20% C. 50% D. 25%
00:00:00