Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 Môn thi: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Khi tiến hành điện phân dung dịch CuSO4, màu xanh của dung dịch không thay đổi. Vậy, anot được làm bằng kim loại: A. Cu. B. Ni. C. Zn. D. Pt. Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng kim loại bị ăn mòn điện hóa học? A. Đốt dây Fe trong khí O2. B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3. C. Cho đinh Fe vào dung dịch hỗn hợp CuSO4 và H2SO4 loãng. D. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl. Câu 3: Đun nóng 100 gam dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 32,4. B. 21,6. C. 16,2. D. 10,8. Câu 4: Chất không thủy phân trong môi trường axit là A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. tinh bột. Câu 5: Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức cấu tạo là: A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=CHCOOC2H5. C. C2H5COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 6: Cho dãy chất sau: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOCH3, C2H5NH2, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch KOH đun nóng là: A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 7: Cho các kim loại: Fe, Ca, Ba, Al, K. Số kim loại tan được trong dung dịch NaOH loãng, dư là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 8: X, Y, Z đều có công thức phân tử là C3H6O2. Trong đó: X làm quì tím hóa đỏ. Y tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na kim loại. Z tác dụng được với Na và cho được phản ứng tráng gương. Tổng số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của X, Y, Z là: A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 9: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch: A. NaHSO4 + NaOH. B. Na2CO3 + H2SO4. C. Fe2(SO4)3 + NaOH. D. KCl + NaNO3 Câu 10: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch H2SO4 loãng: A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Ag. Câu 11: Tính chất nào dưới đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại? A. Tính dẻo. B. Tính cứng. HOC24.VN 2 C. Tính dẫn điện và nhiệt. D. Ánh kim. Câu 12: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là: A. FeSO3. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4. D. FeS. Câu 13: Để bảo quản natri, người ta ngâm chìm natri trong: A. phenol lỏng. B. ancol etylic. C. nước. D. dầu hỏa. Câu 14: Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì... có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là: A. (C6H12O6)n. B. (C12H24O12)n C. (C12H22O11)n D. (C6H10O5)n Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan trong nước. B. Các amin đều không độc, được sử dụng để chế biến thực phẩm. C. Tất cả các amin đều làm quỳ tím chuyển xanh. D. Để rửa sạch ống nghiệm chứa anilin dùng dung dịch HCl. Câu 16: Số nguyên tử hidro có trong một phân tử Lysin là: A. 8 B. 14 C. 12 D. 10 Câu 17: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion: A. Cu2+, Fe3+. B. Ca2+, Mg2+. C. Na+, K+. D. Al3+, Fe3+ Câu 18: Chất sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol là: A. Metyl axetat. B. Glucozơ. C. Triolein. D. Saccarozơ. Câu 19: Polime nào sau đây là polime tổng hợp? A. Tinh bột. B. Tơ visco. C. Tơ capron. D. Tơ tằm. Câu 20: Chỉ dùng phenolphtalein có thể phân biệt được 3 dung dịch trong dãy nào sau đây? A. KOH, NaCl, H2SO4. B. KOH, HCl, H2SO4. C. KOH, NaCl, K2SO4. D. KOH, NaOH, H2SO4. Câu 21: Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y ( C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là: A. 11,77 gam. B. 10,31 gam. C. 14,53 gam. D. 7,31 gam. Câu 22: Một este có công thức phân tử là C4H8O2. Khi cho 0,1 mol X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 8,2 gam muối. Tên gọi của X là: A. Propyl fomat. B. Etyl axetat. C. Metyl propionat. D. Metyl axetat. Câu 23: Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng? HOC24.VN 3 A. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử. B. Tinh bột là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích. C. Tất cả protein đều tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng. D. Trong mạng tinh thể kim loại, chỉ chứa ion kim loại và electron tự do. Câu 25: Cho 9 gam hỗn hợp Al, Al2O3 tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được 10,08 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp trên là: A. 90%. B. 73%. C. 80%. D. 10%. Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2 (đktc). Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X, thu được lượng kết tủa là: A. 39,40 gam. B. 78,80 gam. C. 49,25 gam. D. 19,70 gam. Câu 27: Cho 15,94 gam hỗn hợp gồm alanin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho 450 ml dung dịch HCl 0,8M vào dung dịch X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là: A. 33,91 gam. B. 27,64 gam. C. 33,48 gam. D. 32,75 gam. Câu 28: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là: A. 27,20 gam. B. 14,96 gam. C. 13,60 gam. D. 20,70 gam. Câu 29: Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp gồm metyl acrylat, etylen glicol, axetanđehit và ancol metylic cần dùng x mol O2, thu được 0,38 mol CO2. Giá trị của x là: A. 0,600. B. 0,500. C. 0,455. D. 0,550. Câu 30: Cho các sơ đồ phản ứng sau:\ C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O. X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4. X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các chất X2, X3 và X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh. B. Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic. C. Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng. D. Nhiệt độ nóng chảy của X3 cao hơn X1. Câu 31: Điện phân muối clorua nóng chảy của kim loại kiềm R thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại R ở catot. R là: A. Rb. B. Na. C. Li. D. K. Câu 32: Hòa tan hết 4,05 gam kim loại X vào dung dịch HCl lấy dư thấy thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Nhận xét về kim loại X là đúng: A. X là kim loại có tính khử mạnh. B. X là kim loại nhẹ hơn so với nước. C. X tan cả trong dung dịch HCl và NH3. D. X có độ dẫn điện lớn hơn so với Cu. HOC24.VN 4 Câu 33: Cho các phát biểu sau: (1) Hỗn hợp FeS và CuS tan được hết trong dung dịch HCl dư. (2) Nhôm hiđroxit thể hiện tính axit trội hơn tính bazơ. (3) Dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3 hòa tan được bột đồng. (4) Trong công nghiệp nhôm được sản xuất từ quặng đolomit. (5) Ca(OH)2 được dùng làm mất tính vĩnh cửu của nước. (6) CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit. (7) Cu là kim loại dẫn nhiệt, dẫn điện tốt. (8) Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ, không có màng ngăn xốp thì không thu được đơn chất. Số phát biểu không đúng là: A. 5 B. 4 C. 6 D. 7 Câu 34: Cho sơ đồ sau: X (C4H9O2N) –––NaOH, to–→ X1 ––– + HCl–→ X2 –––CH3OH, HCl khí–→ X3 ––– + KOH–→ H2NCH2COOK. Vậy X2 là A. H2N-CH2-COOH. B. ClH3N-CH2COOH. C. H2N-CH2-COONa. D. H2N-CH2COOC2H5. Câu 35: Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 9,04 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,568 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là A. 0,04. B. 0,03. C. 0,06. D. 0,05. Câu 36: Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M ( kim loại M có hóa trị không đổi), trong X có số mol của ion O–2 gấp 2 lần số mol M. Hòa tan 48 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 2,1 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 157,2 gam hỗn hợp muối và 4,48 lít khí NO (đktc). Phần trăm khối lượng của M trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 10,25%. B. 15%. C. 20%. D. 11,25%. Câu 37: Cho hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ mạch hở X, Y ( chỉ chứa C, H, O và MX < MY) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy 20,56 gam A cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là A. 20%. B. 80%. C. 40%. D. 75%. Câu 38: Để thủy phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80 ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 1,42. B. 1,25. C. 1,56. D. 1,63. HOC24.VN 5 Câu 39: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeCl2, FeSO4 vào nước thu được dung dịch Y. Để oxi hóa hết các chất trong Y cần tối thiểu 200 ml dung dịch KMnO4 0,5M trong H2SO4 loãng. Nếu cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 24 gam chất rắn. Thành phần phần trăm về số mol của FeCl2 trong X là: A. 66,67%. B. 33,33%. C. 50,00%. D. 29,47% Câu 40: Thủy phân a gam hỗn hợp A gồm 1 tetrapeptit X và 1 pentapeptit Y (X và Y đều hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (a + 31,6) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi B gồm CO2, H2O và N2. Dẫn B đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 112,08 gam so với ban đầu và có 9,856 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A là A. 46,94%. B. 58,92%. C. 35,37%. D. 50,92%
00:00:00