Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề tham khảo theo cấu trúc mới ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 11 Môn thi: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng? A. FeCl3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)3. Câu 2: Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học của thạch cao sống là A. CaSO4.0,5H2O. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4. D. CaSO4.2H2O. Câu 3: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ? A. Ca B. Fe C. Cu D. Ag Câu 4: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 ? A. Ag B. Fe C. Cu D. Zn Câu 5: Số nguyên tử hidro có trong một phân tử Lysin là A. 10 B. 14 C. 12 D. 8 Câu 6: Trước đây người ta thường dùng tấm gương soi bằng Cu vì Cu là kim loại A. Có tính dẻo B. Có tính dẫn nhiệt tốt C. Có khả năng phản xạ tốt ánh sáng D. Kém hoạt động, có tính khử yếu Câu 7: Chất X có các đặc điểm sau: Phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là A. Saccarozo B. Mantozo C. Glucozo D. Tinh bột Câu 8: Phát biểu sai là A. Lực bazơ của anilin lớn hơn lực bazơ của amoniac. B. Anilin có khả năng làm mất màu nước brom. C. Dung dịch anilin trong nước không làm đổi màu quỳ tím. D. Anilin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho phenol và giải phóng khí nitơ. Câu 9: Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả sau: - X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3. - X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3. Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây ? A. BaCl2. B. CuSO4. C. Mg(NO3)2 D. FeCl2. HOC24.VN 2 Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3.MgCO3 B. Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh. D. Thạch cao nung(CaSO4.2H2O) được dùng để bó bột, đúc tượng. Câu 11: Cho dung dịch chứa FeCl2, ZnCl2 và CuCl2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem toàn bộ lượng kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp rắn gồm A. FeO, CuO, ZnO. B. Fe2O3, ZnO, CuO. C. FeO, CuO. D. Fe2O3, CuO. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba. B. Các kim loại kali và natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài loại lò phản ứng hạt nhân. C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ liti đến xesi) có bán kính nguyên tử tăng dần. D. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. Câu 13: Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 14: Cho các phát biểu sau (1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biurê (2) Cho HNO3 vào dung dịch protein tạo thành dung dịch màu vàng (3) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước (4) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai Số phát biểu đúng là A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 15: Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3; H2S vào dung dịch CuSO4; HI vào dung dịch FeCl3; dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3; dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2; CuS vào dung dịch HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 16: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 40 B. 50 C. 60 D. 100 Câu 17: Điện phân một muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,896l Cl2 (đktc) ở anot và 3,12g kim loại ở catot. Công thức của muối đó là A. NaCl B. KCl C. LiCl D. RbCl HOC24.VN 3 Câu 18: Phát biểu sai là A. Khi cho dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu tím xuất hiện. B. Amilozơ là polime có cấu trúc mạch không phân nhánh. C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị -amino axit được gọi là liên kết peptit. D. Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen). Câu 19: Cho các dung dịch: Na2SiO3; K2SO4; NaOH; Ca(HCO3)2; Fe(NO3)2; BaCl2. Có bao nhiêu dung dịch ở trên tác dụng được với dung dịch KHSO4? A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 Câu 20: Từ xelulozơ người ta điều chế cao su Buna theo sơ đồ: bbbbt bbt bbbt bbbbt 02/,H O Hmen xt t truønghôïpXenlulozo X Y Z Cao su Buna Để điều chế được 1 tấn cao su từ nguyên liệu ban đầu có 19% tạp chất, hiệu suất của toàn bộ quá trình đạt 80% thì khối lượng nguyên liệu cần là A. 38,55 tấn B. 16,20 tấn C. 4,63 tấn D. 9,04 tấn Câu 21: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3. (2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2. (3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. (5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch CrCl3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 22: Cho m gam hỗn hợp axit cacboxylic đơn chức, tác dụng vừa đủ với Na thu được n gam muối và khí H2. Dẫn toàn bộ khí H2 thu được đi qua ống CuO dư, nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng ống giảm 3,2 gam. Biểu thức liên hệ giữa m và n là A. n = m + 6,2 B. n = m + 8,2 C. n = m + 3,1 D. n = m + 8,8 Câu 23: Tiến hành các thí nghiệm sau (1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3 (2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng (3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH (4) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong ddHCl (5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm (6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3 Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 HOC24.VN 4 Câu 24: Cho 16,8 gam sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 13,44 B. B.10,08 C. 4,48 D. 6,72 Câu 25: Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị không đổi) và Mg (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3) tác dụng với 3,36 lít Cl2, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết toàn bộ Y trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 1,12 lít H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Kim loại M là A. Al B. Na C. Ca D. K Câu 26: Cho Ba dư tác dụng với dung dịch chứa x mol HCl thu được a1 mol H2. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch chứa x mol HCl thu được a2 mol H2. Quan hệ của a1 và a2 là A. a1 = a2 B. a1 > a2 C. a2 ≤ a1 D. a1 < a2 Câu 27: Cho các sơ đồ phản ứng sau: bbbt s21ddHClMnO X bbbt s2ddHClFeS Y bbbt s233ddHClNa SO Z bbbbt s434NaOHduNH HCO G bbbbt s23 35ddNa COddAlCl J Khi tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, số chất khí tạo kết tủa là A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 28: Để hòa tan vừa hết 24,4 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 cần vừa đủ 700 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối. Giá trị của m là A. 93,0 B. 80,4 C. 67,8 D. 91,6 Câu 29: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm, nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là A. Na B. Li C. Cs D. K Câu 30: Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau đây : Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, Al, H2S, MgSO4, Mg(NO3)2 A. 5 B. 8 C. 7 D. 6 HOC24.VN 5 Câu 31: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ. Lấy toàn bộ sản phẩm X của phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được a gam kết tủa. Còn nếu cho toàn bộ sản phẩm X tác dụng vói dung dịch nước brom dư thì có b gam brom phản ứng. Giá trị của a và b lần lượt là A. 21,6 và 16 B. 43,2 và 32 C. 21,6 và 32 D. 43,2 và 16 Câu 32: Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ một thời gian, thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol, đồng thời thấy khối lượng dung dịch giảm 9,28 g so với ban đầu. Cho tiếp 2,8 g bột Fe vào dung dịch X, đun nóng khuấy đều thu được NO là sản phẩm khử duy nhất, dung dịch Y và chất rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y là A. 11,48 g B. 15,08 g C. 10,24 g D. 13,64g Câu 33: Chia 23,2 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 51,6 B. 37,4 C. 40,0 D. 25,8 Câu 34: Đem nhiệt phân hoàn toàn 83,68 gam hỗn hợp gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2, KCl thu được chất rắn X và 17,472 lít khí (đktc). Chất rắn X được hòa tan vào nước, sau đó dung dịch tạo thành cho phản ứng vừa đủ với 360mL dung dịch K2CO3 0,5M thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Khối lượng chất tan có trong dung dịch Z là A. 48,62 gam B. 43,25 gam C. 65,56 gam D. 36,65 gam Câu 35: Hòa tan hết 20,5 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm NO2, NO, N2O, N2 ở đktc, không có sản phẩm khử nào khác, trong đó NO2 và N2 có cùng số mol. Tỷ khối hơi của X so với H2 là 18,5. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là A. 88,7 gam B. 119,7 gam C. 144,5 gam D. 55,7 gam Câu 36: Cho 8,64 gam Mg vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A; 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí B có khối lượng 1,84 gam gồm 2 khí không màu có một khí hóa nâu và còn lại 4,08 gam chất rắn không tan. Cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị m là A. 31,5 gam B. 29,72 gam C. 36,5 gam D. 29,0 gam Câu 37: Cho hỗn hợp X là các amin no, đơn chức mạch hở lần lượt có phần trăm khối lượng của nito là 31,11%; 23,73%; 16,09% và 13,86%. Cho m gam hỗn hợp X có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3:7:9 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thấy tạo ra 296,4 gam muối. Giá trị của m là A. 120,8 gam B. 156,8 gam C. 208,8 gam D. 201,8 gam Câu 38: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon. Tổng số mol của hỗn hợp M là 0,5mol (số mol X nhỏ hơn số mol Y). Nếu đốt HOC24.VN 6 cháy hoàn toàn M thu được 33,6 lit khí CO2 (đkc) và 25,2g H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng Este hóa với hiệu suất là 75%. Tính khối lượng Este thu được A. 22,8 gam. B. 25,65 gam C. 17,1 gam. D. 18,24 gam Câu 39: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 1:1) vào H2O dư thu được dung dịch X. Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào X thì thu được t gam kết tủa. Nếu cho từ từ 300 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thì thu được 1,25t gam kết tủa. Giá trị của m là A. 12,6 B. 13,125 C. 18,75 D. 9,25 Câu 40: X là một Tetrapeptit cấu tạo từ Aminoaxit A, trong phân tử A có 1 nhóm (-NH2) và 1 nhóm (-COOH), no, mạch hở. Trong A oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thì thu được 28,35(g) tripeptit; 79,2(g) đipeptit và 101,25(g) A. Giá trị của m là? A. 184,5. B. 258,3. C. 405,9. D. 202,95.
00:00:00