Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề tham khảo theo cấu trúc mới ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 10 Môn thi: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Kim loại dẫn nhiệt kém nhất là A. Fe B. Ag C. Al D. Cu Câu 2: Nếu thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Công thức đơn giản nào sau đây là công thức phân tử? A. C3H8N B. C2H6O C. CxH2x+1 D. C3H6Cl Câu 4: Cho phản ứng giữa lưu huỳnh với Hidro như hình vẽ sau, trong đó ống nghiệm 1 để tạo ra H2, ống nghiệm thứ 2 dùng để nhận biết sản phẩm trong ống: Hãy cho biết hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm 2 là A. Có kết tủa đen của PbS. B. Dung dịch chuyển sang màu vàng do S tan vào nước. C. Có kết tủa trắng của PbS. D. Có cả kết tủa trắng và dung dịch vàng xuất hiện. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thủy tinh. B. NH4HCO3 là bột nở và là thuốc dùng để chữa bệnh dạ dày cho chứng dư axit. C. Cho các chất sau: Si, CaC2,Al4C3 vào dung dịch NaOH đều có khí thoát ra. D. Để bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm chúng trong dầu hỏa. Câu 6: Có thể điều chế Ca bằng cách nào? A. Điện phân nóng chảy CaCl2 . B. Dùng CO hoặc H2 để khử CaO ở nhiệt độ cao. C. Nhiệt phân CaO ở nhiệt độ rất cao. D. Dùng Na để đẩy Ca ra khỏi muối CaCl2 HOC24.VN 2 Câu 7: Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xt Ni, t0) thu được chất hữu cơ Y. Xác định X, Y A. Glucozơ, Sobitol. B. Glucozơ, Saccarozo. C. Glucozơ, Etanol. D. Glucozơ, Fructozo. Câu 8: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng A. P+H2SO4 đặc nóng B. Cu + Fe2(SO4)3 C. FeSO4 +HNO3 loãng D. Al+HNO3 đặc nguội Câu 9: Cho chất X (C3H9O3N) tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm ướt và một muối vô cơ. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 10: Cho bột Al vào trong dung dịch KOH dư, thấy hiện tượng A. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu. B. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam. C. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu. D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu. Câu 11: Các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là A.    2 2 4 3; , ,NaCa H PO NO B.     3, , ,HCO OH K Na C.    22 3e , , ,F NO H Mg D.     32e , ,Cu ,Cl ,F I H Câu 12: Đốt cháy hợp chất muối Clorua của kim loại M trên ngọn lửa vô sắc thấy ngọn lửa có màu tím hồng. Xác định muối Clorua của kim loại M. A. KCl B. NaCl C. BaCl2 D. CaCl2 Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Anilin tác dụng với HNO2 khi đun nóng thu được muối điazoni. B. Tất cả các amin đều là các chất khí có mùi khai, độc và dễ tan trong nước. C. Etylamin phản ứng với HNO2 ở nhiệt độ thường sinh ra bọt khí. D. Anilin là chất lỏng màu đen khó tan trong nước. Câu 14: Đường là 1 loại gia vị không thể thiếu trong nhà bếp. Khi sản xuất người ta dùng chất nào để tẩy trắng đường ăn ? A. CO2 B. SO2 C. SO3 D. C Câu 15: Để chứng minh glyxin là một amino axit , chỉ cần cho phản ứng với A. NaOH B. HCl C. CH3OH/HCl D. HCl và NaOH Câu 16: Nhận xét nào sau đây đúng A. Nhôm kim loại không tác dụng với nước do thế điện cực chuẩn của nhôm lớn hơn của nước B. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH là chất oxi hóa. HOC24.VN 3 C. Do có tính khử mạnh Al tác dụng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện. D. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hóa và không tan trong nước do có lớp màng oxit bảo vệ. Câu 17: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Brom A. Glucozơ B. Mantozơ C. Metyl acrylat D. Saccarozơ Câu 18: Công dụng nào sau đây không phải của NaCl? A. Làm gia vị . B. Điều chế Cl2, HCl, nước Javen. C. Khử chua cho đất. D. Làm dịch truyền trong y tế. Câu 19: Có các phát biểu sau: (1) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan vô hạn trong nước (2) Các kim loại kiềm có thể đẩy các kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối. (3) Na+,Mg2+,Al3+ có cùng cấu hình electron và đều có tính oxi hoá yếu. (4) Kim loại kiềm được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ. (5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3, sau phản ứng thu được dung dịch trong suốt. Những phát biểu đúng là A. (3), (4), (5) B. (3), (5) C. (1), (2), (5) D. (1), (3), (4) Câu 20: Có thể phân biệt HCOOCH3 và CH3COOCH3 bằng A. Na B. AgNO3/NH3 C. CaCO3 D. NaOH Câu 21: Cho các phản ứng sau : 1. Nhiệt phân Cu(NO3)2 2. Điện phân dung dịch H2SO4 3. Điện phân dung dịch CuCl2 4.C6H5NH2 + HNO2 Số phản ứng m4à sản phẩm tạo ra có O2 là A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 22: Dãy nào sau đây gồm các polime có cấu trúc mạch phân nhánh? A. Cao su Buna-S, xenlulozơ, PS B. Amilopectin, glicogen C. Nhựa rezol, cao su lưu hóa D. Tơ nilon-6,6; tơ lapsan, tơ olon Câu 23: Phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. Có thể phân biệt da thật và da giả (làm từ PVC) bằng cách đốt cháy và hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch AgNO3/HNO3. B. Có thể phân biệt tripeptit (Ala-Gly-Val) và lòng trắng trứng bằng phản ứng màu với Cu(OH)2. C. Có thể phân biệt benzen, anilin, glucozơ bằng dung dịch nước brom. D. Có thể phân biệt dầu mỡ động thực vật và dầu mỡ bôi trơn máy bằng dung dịch kiềm. Câu 24: Nhiệt phân hoàn toàn 80g một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ, hòa tan chất rắn vào nước dư thấy còn lại 22,4 gam chất rắn không tan. Thành phần % về khối lượng của tạp chất trong loại quặng nêu trên là A. 8% B. 25% C. 5,6% D. 12% HOC24.VN 4 Câu 25: Cho các chất: KHCO3, NaHSO4, Al2O3, NO, HI, Cr2O3, Cl2, NH4NO3. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 26: Cho 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng 4 dung dịch trong suốt, không màu chứa một trong các hóa chất riêng biệt: NaOH, H2SO4, HCl và NaCl. Để nhận biết từng chất có trong từng lọ dung dịch cần ít nhất số hóa chất là A. 0 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 27: Ba chất hữu cơ A, B, D có khối lượng phân tử tăng dần. Lấy cùng số mol mỗi chất cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 đều thu được Ag và 2 muối X, Y. Biết rằng - Lượng Ag sinh ra từ A gấp hai lần lượng Ag sinh ra từ B hoặc D - Muối X tác dụng với dung dịch NaOH giải phóng khí vô cơ - Muối Y tác dụng với dung dịch NaOH hoặc H2SO4 đều tạo khí vô cơ. Ba chất A, B, D lần lượt là A. HCHO,HCOOH,HCOONH4 B. HCHO,CH3CHO,C2H5CHO C. HCHO,HCOOH,HCOOCH3 D. HCHO,CH3CHO,HCOOCH3 Câu 28: Trường hợp nào dưới đây hỗn hợp chất rắn không bị hòa tan hết (giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. Cho hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,1 mol Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl. B. Cho hỗn hợp chứa 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Cu vào dung dịch HCl dư. C. Cho hỗn hợp chứa 0,1 mol Cu và 0,1 mol Ag vào dung dịch HNO3 đặc chứa 0,5 mol HNO3. D. Cho hỗn hợp chứa 0,15 mol K và 0,1 mol Al vào nước. Câu 29: Lấy 5,2 gam hỗn hợp FeS2 và Cu2S tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối nitrat và 12,208 lít hỗn hợp NO2 và SO2 (đktc). Xác định % về khối lượng của FeS2 trong hỗn hợp ban đầu A. 93,23% B. 71,53% C. 69,23% D. 81,39% Câu 30: Điện phân dung dịch AgNO3 với các điện cực trơ. Thời gian điện phân là 15 phút thu được 0,432 gam Ag ở catot. Sau đó, để kết tủa hết ion bạc còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dung 25ml dung dịch NaCl 0,4M. Khối lượng AgNO3 trong dung dịch ban đầu là A. 2, 38 gam B. 2,83 gam C. 4,76 gam D. 1,19 gam Câu 31: Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1mol HCl thu được muối Y. 0,1 mol muối Y phản ứng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối Z có khối lượng là 24,95 gam. Vậy công thức của X là A. H2N−C3H5(COOH)2 B. H2N−C2H3(COOH)2 C. (H2N)2C3H5 −COOH D. H2N−C2H4 −COOH HOC24.VN 5 Câu 32: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn duNg dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên được trộn theo tỉ lệ mol 1 :10 :5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của 3 amin là A. C2H7N,C3H9N,C4H11N B. C3H9N,C4H11N,C5H13N C. C3H7N,C3H9N,C5H11N D. CH5N,C2H7N,C3H9N Câu 33: Đun nóng hỗn hợp xenlulozo với HNO3 đặc và xúc tác H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 2 chất hữu cơ có số mol bằng nhau, tỉ lệ khối lượng của N trong hỗn hợp bằng 9,15%. Công thức của 2 chất trong hỗn hợp sản phẩm là A. [C6H7O2(OH)3]n,[C6H7O2(OH)2ONO2]n B. [C6H7O2(OH)2ONO2]n,[C6H7O2OH(ONO2)2]n C. [C6H7O2OH(ONO2)2]n,[C6H7O2(ONO2)3]n D. [C6H7O2(OH)2NO3]n,[C6H7O2(ONO2)3]n Câu 34: Khi thủy phân không hoàn toàn một peptit X (MX = 293) thu được hai peptit Y và Z. Biết 0,472 gam Y phản ứng vừa đủ với 18 ml dung dịch HCl 0,222 M đun nóng và 0,666 gam Z phản ứng vừa đủ với 14,7 ml dung dịch NaOH 1,6% (d = 1,022 gam/ml) đun nóng. Biết rằng khi thủy phân hoàn toàn X thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin và phenyl alanin. Công thức cấu tạo của X là A. Ala-Phe-Gly. B. Gly-Phe-Ala-Gly. C. Ala-Phe-Gly-Ala. D. Gly- Ala-Phe. Câu 35: Khi thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các -amino axit có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH) bằng dung dịch KOH (dư 15% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 253,1 gam. Số liên kết peptit trong X là A. 10 B. 15 C. 16 D. 9 Câu 36: Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp X gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên cần đúng 6,496 lít O2 (đktc), thu được 4,24 gam Na2CO3; 5,376 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X là A. 27,46%. B. 37,16%. C. 36,61%. D. 63,39%. Câu 37: Hòa tan 6,85 gam một kim loại kiềm thổ M vào 100 gam nước thu được 100 ml dung dịch A (d = 1,0675 gam/ml). Đốt cháy 0,92 gam chất hữu cơ X thu được CO2 và 0,72 gam nước. Cho toàn bộ lượng CO2 thu được vào 100 ml dung dịch A trên, thu được 5,91 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, công thức phân tử của X là A. C3H8O2. B. C7H8. C. C4H8O3. D. C6H6 Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 5,52 gam chất X thu được hỗn hợp khí và hơi A gồm CO2, HCl, H2O và N2. Cho một phần A đi chậm qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 6,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 1,82 gam và có 0,112 lít khí không bị hấp thụ. Phần còn lại của A cho lội chậm qua HOC24.VN 6 dung dịch AgNO3 trong HNO3 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 2,66 gam và có 5,74 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xẩy ra hoàn toàn. Phân tử khối X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 172,0 B. 188,0 C. 182,0 D. 175,5 Câu 39: X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200ml dung dịch X với 300ml dung dịch Y thu được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200ml dung dịch X với 500ml dung dịch Y thu được 12,045 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch X là A. 0,075M B. 0,100M C. 0.150M D. 0.050M Câu 40: Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lit (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong X là A. 13,56% B. 20,20% C. 40,69% D. 12,20%
00:00:00